Tìm Hiểu Pháp Luật: Luật Hộ Tịch Và Các Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành
Có thể bạn quan tâm
(Tiếp theo)
Hỏi: Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử được quy định như thế nào ?
Trả lời: Điều 33 Luật Hộ tịch quy định:
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Hỏi: Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử được quy định như thế nào ?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 và Điều 52 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (Điều 34):
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Đối với trường hợp đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài (Điều 52):
1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH, KẾT HÔN, KHAI TỬ
Hỏi: Điều kiện nào được đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn ?
Trả lời: Điều 24 và Điều 40 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đối với UBND cấp xã:
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đối với UBND cấp huyện:
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
Hỏi: Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như thế nào ?
Trả lời: Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.
Điều 41 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có yếu tố nước ngoài:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
2. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
3. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.
(Còn tiếp)
Từ khóa » Các Văn Bản Liên Quan đến Hộ Tịch
-
Hệ Thống Các Quy Phạm Pháp Luật đang Còn Hiệu Lực Quy định Về Hộ ...
-
Thông Tư 01/2022/TT-BTP - Bộ Tư Pháp
-
Nghị định 83/1998/NĐ-CP - Bộ Tư Pháp
-
Văn Bản Thuộc Loại 'TƯ PHÁP' - Công Báo
-
Luật Hộ Tịch 2014, Luật Số 60/2014/QH13 Mới Nhất 2021
-
HCTP V/v Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Hộ Tịch, Chứng Thực - Sở Tư Pháp
-
Một Số Quy định Pháp Luật Hướng Dẫn Luật Hộ Tịch
-
Thông Tư 04/2020/TT-BTP Hướng Dẫn Luật Hộ Tịch Và Nghị định 123 ...
-
[PDF] Cẩm Nang Nghiệp Vụ Hộ Tịch
-
[PDF] PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Quy định Chi Tiết Một Số điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Hộ Tịch
-
[DOC] Vụ Pháp Chế đề Cương Giới Thiệu Luật Hộ Tịch
-
Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Về Hộ Tịch Theo Quy định Tại Thông Tư Số 04 ...
-
[DOC] SỞ TƯ PHÁP TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH THEO ...