Tìm Hiểu Quy Trình Tái Chế Nhựa được Dùng Phổ Biến

5/5 - (3 bình chọn)

Để giảm thiểu lượng rác thải nhựa ngày càng lớn gây ảnh hưởng đến môi trường, người ta sử dụng phương pháp tái chế nhựa. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình tái chế nhựa phổ biến nhất hiện nay.

-> Xem Ngay: TOP 7 loại Nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay

I. Nhựa phế liệu là gì? Tại sao cần tái chế nhựa?

Nhựa phế liệu là những vật dụng, đồ dùng đã qua sử dụng và thải ra ngoài môi trường của con người. Chẳng hạn như: chai bình nhựa, hộp xốp, ly, bao bì… Tất cả đều có đặc điểm chung là dễ dàng sử dụng, thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên khi thải quá nhiều ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, người ta tiến hành thu gom và tái chế nhựa. Quy trình tái chế nhựa tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi nhà sản xuất cần có nhiều kinh nghiệm. Các sản phẩm từ việc tái chế đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.

Các sản phẩm nhựa được tái chế đúng cách sẽ góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu tự nhiên. Qua đó giảm lượng khí thải ra môi trường và chi phí trong quá trình sản xuất. Do đó đây là quá trình thiết yếu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

quy-trinh-tai-che-nhua-hinh-1
Nhựa phế liệu là gì? Tại sao cần tái chế nhựa?

-> Tham khảo: 10 ý tưởng sản phẩm tái chế từ chai nhựa độc đáo

II. Tìm hiểu về quy trình tái chế nhựa phổ biến

Theo thống kê hơn 80% số lượng rác thải hiện nay đều là rác thải từ nhựa. Do đó tái chế nhựa là điều cần thiết để tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường. Quy trình tái chế thường khép kín với nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là 8 bước của quy trình tái chế nhựa phổ biến tại Việt Nam:

  • Bước 1: Lựa chọn nhựa phế liệu đầu vào

Các loại rác thải nhựa được thu gom, lựa chọn giữ lại để làm nhựa phế liệu đầu vào.

  • Bước 2: Phân loại 

Tiến hành phân loại riêng theo từng nhóm cho quá trình tái chế.

  • Bước 3: Làm sạch, loại bỏ tạp chất

Đưa các chế phẩm đã phân loại vào làm sạch, loại bỏ các tạp chất như rác, giấy, kim loại…

  • Bước 4: Xay, băm, nghiền nhựa

Các phế phẩm nhựa sau phân loại và làm sạch được cắt/băm/xay thành miếng nhỏ. 

  • Bước 5: Rửa sạch

Tiếp tục được đem đi rửa sạch qua nước để lọc tạp chất.

  • Bước 6: Làm khô

Qua hệ thống làm sạch, khô nguyên liệu.

  • Bước 7: Tạo hạt, pha màu, trộn với nước tinh

Tùy vào việc tái chế loại nhựa nào mà nhà sản xuất lựa chọn pha màu, trộn với các chất phù hợp.

  • Bước 8: Tái chế thành phẩm

Cuối cùng tùy nhà sản xuất mà sử dụng các phương pháp nung/nấu/ép tái chế tạo thành phẩm.

-> Xem Thêm: Các sản phẩm nhựa trên thị trường Việt Nam

quy-trinh-tai-che-nhua-hinh-2
Tìm hiểu về quy trình tái chế nhựa hiện nay

III. Các loại nhựa có thể tái chế?

Các loại hạt nhựa nguyên sinh đều có thể tái chế được. Tuy nhiên tại Việt Nam chúng ta chủ yếu nhập khẩu nhựa tái chế từ các nước. Hiện nay chúng ta có 4 loại nhựa thuộc dạng có thể tái chế như sau:

1. Nhựa PET (PETE)

Nhựa PET hay còn gọi là PETE là loại nhựa phổ biến dùng làm chai nhựa, bình nước, hộp đựng… Nhựa PET được ký hiệu là số 1 dưới đáy chai và đây là loại nhựa có thể tái chế.

2. Nhựa PP

Đồ dùng từ nhựa PP khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Bạn dễ dàng nhận thấy các đồ nhựa đang dùng có phải được tái chế từ nhựa PP hay không nhờ vào ký hiệu số 5 ở đáy chai.

3. Nhựa ABS

Nhựa ABS có ký hiệu số 7, chủ yếu được sản xuất làm thành đồ chơi cho trẻ em. Đây là loại nhựa an toàn cho con người và có thể tái chế được. 

4. Nhựa PE

Nhựa PE là nhóm nhựa tái chế được, ký hiệu số 2. Loại nhựa này được tái chế thành các vật dụng gia dụng thường ngày. Ví dụ như: bút, bàn ghế, chai lọ, đồ dùng trang trí nhựa…

quy-trinh-tai-che-nhua-hinh-3
Các loại nhựa có thể tái chế?

IV. Một số lưu ý trong quá trình tái chế nhựa

Với đặc điểm và cách tái chế đơn giản nhưng quy trình tái chế hạt nhựa còn gặp một số khó khăn. Do đó đòi hỏi nhà sản xuất cần có kinh nghiệm trong việc tái chế. Một số lưu ý trong quá trình tái chế nhựa được mô tả như sau:

  • Sản phẩm có dính chất bẩn và màu mực khó có thể làm sạch và tái chế được.
  • Nhựa tái chế có thể dính những kim loại nặng, dược chất hoặc những miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên… bị trộn lẫn vào.
  • Các nhà máy tái chế nhựa cần có chuyên môn để tiến hành xác định những tạp chất trước khi đem chúng đi tái chế.

Tùy theo loại hạt nhựa phế liệu mà sẽ có cách tái chế khác nhau. Do đó đòi hỏi nhà sản xuất cần tìm hiểu kỹ nếu muốn tái chế nhựa.

-> Nên xem ngay: Nhựa nguyên sinh có tốt không? Có độc không?

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình tái chế nhựa và một số lưu ý trong quá trình này. Hy vọng bạn có được những thông tin cần thiết cho mình. Chúc bạn thành công! 

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Thiện Phú Sĩ

Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An

Website: https://thienphusigroup.com/

Từ khóa » Tái Chế đồ Nhựa Là Gì