Tìm Hiểu Tác Giả Và Tác Phẩm Của Bài Bình Ngô đại Cáo Doc - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Tìm hiểu Tác giả và Tác Phẩm của bài Bình Ngô đại cáo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.4 KB, 9 trang )

Tìm hiểu Tác giả và Tác Phẩm của bài Bình Ngô đại cáo A.Tác giả I. Cuộc đời -Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, Quê ở Chi Ngại-Hải Dương. Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh( tiến sĩ) mẹ là Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán_một quý tộc đời trần từng giữ chức vụ tể tướng trong triều. - Ông mất mẹ (lúc năm tuổi) và ông ngoại (lúc mười tuổi) rất sớm nên thiếu thốn tình thương, nên ông rất yêu quê ngoại nơii ông sống những ngày đầy ắp yêu thương của tuổi ấu thơ trong vòng tay của mọi người. Sau này khi đi xa, lưu lạc không về thăm quê được ông cứ trăn trở, đau đáu tấm lòng nhìn về quê cha đất tổ. -Năm tuổi mất mẹ, mười tuổi mất ông ngoại Nguyễn Trãi về Nhị Khê nơi cha dạy học. - Tình hình đất nước rối ren, triều Trần mục nát, nhà Hồ lấn át truất ngôi vua và lập nên nhà Hồ. -1400 đỗ Thái học sinh rồi cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. -1407 giặc Minh xâm lược, Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi theo cha nhưng nghe lời cha trở về và bị quân Minh bắt giữ.Ông trốn khỏi tay giặc náu mình trong nhân dân, tìm theo Lê Lợi và kháng chiến cùng Lê Lợi. Khi giặc Minh xâm lược nước ta cha con họ Hồ bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt chỉ có mình ông thoát.Tổng binh Trương Phụ bắt buộc Nguyễn Phi Khanh viết thư gọi, bất đắc dĩ ông phải ra hàng. Trương Phụ biết ông không hết sức giúp mình muốn giết đi nhưng thượng thư Hoàng Phúc thấy diện mạo kì lạ nên tha và giam lỏng ở thành Đông Quan. Thời gian này ông chịu rất nhiều cực khổ, ông sống cùng nhân dân và có điều kiện hiểu thêm về họ, hiểu được sức mạnh to lớn của nhân dân.Khi đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ông trở thành quân sư đắc lực cho Lê Lợi. -1428 ông bị nghi oan và bị bắt giam, sau đó được tha ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. -1440 Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. -1442 xảy ra vụ Lệ Chi Viên (trại vải) bị bọn gian tà ở triều đình vu oan, gia đình ông bị tru di tam tộc. Khi đã đứng tuổi ông lấy Thị Lộ làm vợ. Thị Lộ biết ít nhiều về thơ văn và được vào hầu vua, làm lễ nghi học sĩ ngày đêm ở cạnh vua.Khi vua đi tuần miền Đông trở về trại vải huyện Gia Định, nghỉ đêm tại đó rồi mất .Đại thần là Trịnh Khả và Nguyễn Xí giết Thị Lộ lại bắt tội cả ông, giết 3 họ, thu điền sản sung công. -1464 Lê Thánh Tông minh oan cho ông, cho sưu tầm thơ văn và tìm người con trai sống sót cho làm quan. =>Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. =>Một con người chịu oan khiêm thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến VN. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính -Tp bằng chữ Hán: +Quân trung từ mệnh tập +Bình Ngô đại cáo +Ức Trai thi tập +Chí Linh sơn phú -Tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập(254 bài) -Sách địa lí: Dư địa ch =>Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn.Có thể nói Nguyễn Trãi là người khai sáng thơ ca tiếng Việt. 2.Nguyễn Trãi_nhà văn chính luận kiệt xuất. -Văn chương của Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. -Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi phát triển rất cao, rất sâu sắc. -Quan niệm sức mạnh vô địch bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa” bắt nguồn từ nhân nghĩa_một tư tưởng lớn, độc đáo của VN khi đó. 3.Nguyễn Trãi _nhà thơ trữ tình sâu sắc. -Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi là sự kết tinh hài hoà giữa người anh hùng vĩ đại và con người trần thế nhất trần gian. -Tác giả đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. -Tình yêu của Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. *Nghệ thuât: Văn chương Nguyễn Trãi là thành tựu nghệ thuật mang ý nghĩa kết tinh tr6en cá hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. B.Tác phẩm I.Xuất xứ - Tháng 11.1428 kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay lời vua viết tuyên cáo cho toàn dân bịết. II.Thể loại - Được viết theo thể cáo nhưng được coi là áng văn chính luận, viết theo lối văn biền ngẫu một câu có hai vế đối nhau. III.Bố cục: 4 đoạn IV.Phân tích 1.Đoạn 1: Chính nghĩa của cuộc kháng chiến a.Nêu lí tưởng nhân nghĩa “ Việc nhân nghĩa….trừ bạo” -Nhân nghĩa: là lo cho dân đựơc sống vui, vì thương dân mà đánh đuổi lũ xâm lược và bọn tham tán trong nước→Lập trường của dân tộc -Mở đầu bài Cáo tác giả nêu lên lí do của cuộc kháng chiến, vì nghĩa cứu dân diệt bạo tàn,đem bình yên cho dân.Ý tứ ngắn gọn,chặt chẽ→Nhân nghĩa là lí tưởng lớn cùa Nguyễn Trãi. b. Tư cách độc lập của dân tộc -Nước Đại Việt ta từ trước… Vốn xưng nền văn hiến… →Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và Trung Quốc ngang nhau -Triệu, Đinh, Lí , Trần…. Hán, Đường, Tống, Nguyên…. ….hào kiệt đời nào cũng có →Khẳng định chủ quyền và tự hào về tư cách độc lập của đất nước ta qua cách viết sóng đôi -Lưu Cung….Triệu Tiết…. …Bạch Đằng… →Cách viết sánh đôi →sự thất bại của giặc chiến thắng của ta→nêu cao lòng tự hào dân tộc =>Bằng giọng văn ngắn gọn,ý tứ lập luận đơn giản Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa và chân lí, nói chung lại đó chính là sức mạnh của chính nghĩa. 2.Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh -Nhân -Thừa cơ →Với hai từ này Nguyễn Trãi đã vạch rõ giọng điệu xảo trá của giặc Minh -Những tội ác của giặc +Nướng dân đen +Vùi con đỏ +Dối trời, lừa dân +Gây binh, kết oán +Thuế khoá, cống nạp …… →Đánh giá khách quan, toàn diện, sáng suốt. =>Tác giả liệt kê đủ mọi tội ác tham thàn, bạo ngược của giặc làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ =>Lòng đau xót, căm thù giặc của tác giả -Trúc Lam Sơn không ghi hết tội Nước Đônh Hải không rửa sạch mùi =>Hình ảnh tượng trưng mà cụ thể, khái quát thành lời cáo trạng phán xét tội ác của giặc.Tội ác của giặc gây căm phẫn cả đất trời, nhân dân chỉ còn cách đứng lên khởi nghĩa. 3.Đoạn 3:Tổng kết cuộc khởi nghĩa a. Buổi đầu khởi nghĩa -Không đội trời chung -Đau lòng nhức óc →Lòng căm thù giặc, nung nấu ý chí, đường lối khởi nghĩa -Khó khăn +quân thù đang mạnh +nhân tài thiếu +lương thực hết +không binh sĩ -Tâm trạng Lê Lợi +Sách lược thao suy xét +ngẫm trước tới nay +trằn trọc, băn khoăn →Ca ngợi Lê Lợi biết nhìn xa trônmg rộng đưa đến phương kế đánh giặc -Phương kế đánh giặc +Nhân dân 4 cõi một nhà, dựng cần trúc…. +Thế trận xuất kì…. →Phương kế toàn dân, đánh bất ngờ =>Tài giỏi về quân sự, lấy đại nghĩa, chí nhân để thắng hung tàn, cường bạo. b.Diễn bíên cuộc khởi nghĩa -Trận Bồ Đằng…. miền Trà Lân… →Trận mở màn cho sự chuyển hướng của nghĩa quân -Kết quả: +Trần Trí, Sơn Thọ…… +Lí An, Phương Chính…. →Thất bại của giặc -Ninh Kiều máu chảy thành sông… -Tuy Động thây chất đầy nội… →Hai trận đánh lớn có tính chất bản lề của cuộc khởi nghĩa, giặc thua to ta càng quyết tâm đánh bằng mưu trí đánh bằng lòng người. -Giặc kêu thêm viện binh +Đinh mùi tháng chín Liễu Thăng…. +Năm ấy tháng mười Mộc Thạnh…. →Hai tướng giỏi, hai đạo quân mạnh, hai cách tiến quân→thế vững chãi giặc -Chặt mũi tiên phong…. -Tuyệt nguồn lương thực…. →Cách dụng binh điêu luyện, tài giỏi -Ngày 18, trận Chi Lăng……. -Ngày 20, trận Mã Yên…… -Ngày 25, bá tước Lương Minh… -Ngày 28,…… →Nhịp điệu dồn dập, quân giặc bị tiêu diệt hết mảng này đến mảng khác =>Khí thế long trời, lở đất của quân ta -Sĩ tốt kén người hùng hổ -Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh -Nổi gío to…… -Tổ kíên hổng……… →Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ→sức mạnh của ta thành sức mạnh của vũ trụ, giặc thua tan tác=>thế trận hoàn toàn thay đổi -Đô đốc Thôi Tụ lê gối…… -Thượng thư Hoàng Phúc trói tay…. -Lạng Giang, Lạng Sơn……. -Xương Giang, Bình Than…. -Sắc phong vân phải đổi… -Ánh nhật nguyệt phải mờ…. →Chiến thắng của ta, thất bại thảm hại của giặc làm đất trời phải biến sắc. *Nguyên nhân thắng lợi “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo” =>Sự kiện tiêu biểu, chọn lọc. Tác giả liệt kê từng sự kiện đối lập giữa chiến thắng của ta, thất bại của giặc.Ngôn ngữ diễn tả các động tác mạnh liên kết với nhau →những rung chuyển mạnh, dồn dập, dữ dội.Câu văn khi dài, khi ngắn, nhạc điệu hào sảng, âm thanh hào hùng. 4.Đoạn 4: Tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỉ nguyên mới. -Xã tắc – vững bền -Giang sơn – đổi mới …… Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu →Khẳng định nền thái bình muôn thuở vết nhục ngàn đời đã rửa xong -Âu cũng…… Xa gần…… đều hay

Tài liệu liên quan

  • Tìm hiểu tác phẩm: Mùa lạc Tìm hiểu tác phẩm: Mùa lạc
    • 2
    • 1
    • 2
  • PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO.doc PHÂN TÍCH TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO.doc
    • 4
    • 5
    • 32
  • Tìm hiểu Tác giả và Tác Phẩm của bài Bình Ngô đại cáo doc Tìm hiểu Tác giả và Tác Phẩm của bài Bình Ngô đại cáo doc
    • 9
    • 8
    • 28
  • Tìm hiểu bài Bình Ngô Đại Cáo doc Tìm hiểu bài Bình Ngô Đại Cáo doc
    • 10
    • 1
    • 9
  • TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN DẢI ĐẤT VEN SÔNG HƯƠNG (TỪ KHẢI THÁNH TỪ ĐẾN CHÙA THIÊN MỤ) VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH DI TÍCH VĂN MIẾU – VÕ MIẾU, THÀNH PHỐ HUẾ pdf TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN DẢI ĐẤT VEN SÔNG HƯƠNG (TỪ KHẢI THÁNH TỪ ĐẾN CHÙA THIÊN MỤ) VÀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH DI TÍCH VĂN MIẾU – VÕ MIẾU, THÀNH PHỐ HUẾ pdf
    • 11
    • 495
    • 0
  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi và Bình ngô đại cáo doc Thuyết minh về Nguyễn Trãi và Bình ngô đại cáo doc
    • 9
    • 3
    • 28
  • Tìm hiểu tác phẩm Tìm hiểu tác phẩm "Số phận con người" của Sô lô khốp pptx
    • 5
    • 8
    • 53
  • Tìm hiểu tác phẩm Tìm hiểu tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài pptx
    • 11
    • 1
    • 4
  • Tìm hiểu tác phẩm “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát - văn mẫu Tìm hiểu tác phẩm “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát - văn mẫu
    • 3
    • 1
    • 4
  • Tìm hiểu tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm - văn mẫu Tìm hiểu tác phẩm Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm - văn mẫu
    • 3
    • 1
    • 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(139.4 KB - 9 trang) - Tìm hiểu Tác giả và Tác Phẩm của bài Bình Ngô đại cáo doc Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giới Thiệu Tác Giả Bình Ngô đại Cáo