Tìm Hiểu Tác Phẩm Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Của Nguyễn Huy Tưởng

Có thể nói rằng kịch là một trong những thể loại văn học đặc sắc và trong nền kinjch Việt Nam không thể bỏ sót cái tên Nguyễn Huy Tưởng với vở kịch nổi tiếng “Vũ Như Tô”. Đây là tác phẩm đa được nhà văn thể hiện ra những quan điểm của mình về những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cường quyền và đó là sự phức tạp giữa nghệ sĩ và nhân dân và hơn nữa đáng nói đó là văn hóa dân tộc nữa. Và trong vở kịch “Vũ Như Tô” thì đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là một trong những đoạn trích hay thể hiện rõ nhất bi kịch cũng như quan niệm của tác giả được gửi gắm qua đoạn trích”.

Tìm hiểu chung

Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)

Siêu sale Shopee - Voucher ngập tràn

Xuất thân trong 1 gia đình nhà nho

Quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội)

Ông sớm hoạt động trong những tổ chức văn hóa văn nghệ do Đảng lãnh đạo

Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch

Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật

Các tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948),…

Tác phẩm

Được viết vào mùa hè 1941

Từ vở kịch ba hồi trên tạp chí Tri tân năm 1943-1944, ông đã sửa lại thành vở kịch năm hồi

Phân tích

Giải thích nhân vật bi kịch:

–  Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại,… để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm gây cảm xúc đau thương mãnh liệt cho người đọc, người xem.

–  Nhân vật bi kịch: Nhân vật mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết cục bi đát, đau thương.

Bi kịch của Vũ Như Tô:

Biểu hiện:

–  Vũ Như Tô có tài, có ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô điểm cho đất nước.

–  Nhưng thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội đã dẫn đến sự vỡ mộng thê thảm: Cửu Trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đưa ra pháp trường chịu chết.

–  Tâm trạng vỡ mộng của Vũ Như Tô qua đoạn trích:

+ Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài.

Đọc thêm: Tổng ôn kiến thức tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

+ Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô mới đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn.

Siêu sale Shopee - Voucher ngập tràn

Nguyên nhân bi kịch:

–  Mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực hiện khát vọng ấy: Mục đích của Vũ Như Tô là chân chính nhưng con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật.

–  Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân.

+ Niềm khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với nhân dân:

Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch. Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

+ Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của mình. Trong hoàn cảnh không thích hợp, cái đẹp thành ra phù phiếm, cao siêu:

Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc. Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.

Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại.

Đọc thêm: So sánh quan điểm nghệ thuật của hai nhân vật: Phùng - Chiếc thuyền ngoài xa và Vũ Như Tô - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động.

Ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô:

–  Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.

–  Cái đẹp không thể tách rời cái thiện, người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại nhưng không thể đặt nghệ thuật xa rời với cuộc sống của nhân dân.

– Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng, nâng niu những sản phẩm đích thực.

Tổng kết

Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân: Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người

Từ khóa » Tìm Hiểu Văn Bản Vĩnh Biệt Cửu Trùng đài