Tìm Hiểu Tây Nguyên Có Những Loại Rừng Nào? - .vn
Có thể bạn quan tâm
Tây Nguyên có những loại rừng nào, phân bố chủ yếu ở đâu? Cùng chúng tôi làm rõ qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Tây Nguyên có những loại rừng nào
Rừng lá kim
Rừng lá kim là những khu rừng rậm lớn nhất thế giới nằm vắt ngang phương bắc hoặc sát biên cực. Nơi đây mùa đông kéo dài đến 8 tháng nên thực vật chủ yếu là cây lá kim có khả năng thích nghi cao với điều kiện băng giá.
Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Đất có xu hướng trẻ và nghèo chất dinh dưỡng, đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu, có lượng mưa thấp trong cả năm (trung bình hằng năm khoảng 200- 750), chủ yếu là do các trận mưa trong các tháng mùa hè, nhưng tuyết và sương cũng góp một phần đáng kể.
Phân bố: Lâm Đồng, Gia Lai.
Rừng cây thưa lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)
Khái niệm: là một kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Dầu lá rộng (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế. Loại rừng này hình như là một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á.
Xem thêm: Tây Nguyên có mấy tỉnh?
Điều kiện đất khí hậu thổ nhưỡng: Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậu khô nóng, thường xảy ra lửa rừng, lượng mưa trung bình hàng năm 600-800mm, nhiệt độ trung bình 20 – 250C, mùa khô kéo dài 5 – 6 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Phân bố: Đăk Lăk, Đăk Nông.
Rừng tre nứa
Rừng tre nứa là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểu phụ thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy. Gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae). Điều kiện đất khí hậu thổ nhưỡng: phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới nơi có độ cao 2000m, hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy. Phân bố: Đăk Lăk
Rừng nguyên sinh
Là những khu rừng nguyên thủy trong thiên nhiên không bị biến động, hoặc nếu có thì tác động trực tiếp và gián tiếp của con người rất hạn chế. Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Rừng già thường có những cây cổ thụ to lớn có tuổi thọ lâu năm cùng những cây non và cây chết, tạo nên tán lá nhiều tầng. Dưới gốc cây là nhiều lớp rác rưởi thực vật mục ruỗng dầy dặn, giúp tạo màu mỡ đất đai. Phân bố: Lâm Đồng,
Rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới
Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam, Thể hiện rõ nhất là sự rụng lá của 25-75% cá thể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họ Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ Xoan, họ bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm. Điều kiện đất, khí hậu thổ nhưỡng: thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 250C, lượng mưa chỉ đạt 25 – 50 mm/tháng. Ở thời điểm này độ ẩm trung bình thấp, mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng. Phân bố: Đăk Lăk.
Rừng lá rộng rụng lá nhiệt đới
Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá, gồm các cây như soài, bulô, thích có điểm nổi bậc là rụng lá vào mùa đông Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưởng: Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá, nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4-6 tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25mm, có 1 tháng không có mưa Phân bố: Đăk Lăk.
Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới
Rừng có cấu trúc 3 – 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết). Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài cây nhiệt đới, không có chồi ngủ qua đông, một số loài trên thân mang hoa quả, một số loài gốc có bạnh vè cao.
Xem thêm: Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 250C, lượng mưa hàng năm 1200 – 1300mm, mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng. Phân bố: Đăk Lăk, Đăk Nông
Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới
Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết. Các loài cây ưu thế thuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu và địa y phụ sinh. Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m ở miền Bắc, trên 1000m ở miền Nam, lượng mưa trung bình năm 1200 – 2500mm, nhiệt độ trung bình năm 15-200C, tháng lạnh nhất dưới 150C, độ ẩm trên 85%. Phân bố: Kom Tum, Đak Lak, Đăk Nông, Gia Lai
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây bạn đọc đã nắm được Tây Nguyên có những loại rừng nào rồi phải không. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc.
2.4/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Rừng ở Tây Nguyên
-
Tây Nguyên Có Những Loại Rừng Nào Câu Hỏi 2219090
-
Ở Tây Nguyên Có Những Loại Rừng Nào? - Bài Tập Địa Lý Lớp 4
-
Giải Bài 2 Phần Câu Hỏi Trang 93 SGK Địa Lí 4
-
Thể Loại:Rừng đặc Dụng Đắk Lắk – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rừng Khộp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tây Nguyên Dẫn đầu Cả Nước Về độ Che Phủ Rừng
-
Rừng Và đất Rừng Tây Nguyên - Báo Nhân Dân
-
Địa Lý 4-Tuần 9 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cách Nào Giữ được Rừng Tây Nguyên? - Báo Quân đội Nhân Dân
-
[PDF] Chuyển đổi Từ 3 Thành 2 Loại Rừng
-
Rừng Và Ngành Lâm Nghiệp | Open Development Vietnam
-
Hiệu Quả Trồng Rừng Tại Một Huyện ở Tây Nguyên
-
Cây Rừng Cũ ở Tây Nguyên Và Những Gợi Mở Hướng đi Mới | VOV.VN