Tìm Hiểu Tổng Quát Về Ly Hợp Ma Sát Cơ Khí - XecoV

Bài viết này là phần 3 của 3 trong Series Ly hợp (Côn)

Ly hợp ma sát phổ biến là loại ly hợp sử dụng các đĩa ma sát và lực ép từ lò xo để kết nối đường truyền năng lượng từ động cơ đến hộp số. Mô men ma sát hình thành nhờ sự ma sát của các bề mặt ma sát. Vì tính đơn giản, bền bỉ, kinh tế và hiệu quả của nó, ly hợp ma sát được sử dụng gần như 100% trên các ô tô số sàn ngày nay.

Yêu cầu của ly hợp ma sát:

  • Có khả năng truyền hết mô men xoắn lớn nhất của động cơ trong bất kỳ điều kiện làm việc nào. Do đó, mô men ma sát của ly hợp luôn phải lớn hơn mô men cực đại của động cơ. Tuy nhiên, mô men ma sát của ly hợp cũng chịu giới hạn trên vì điều kiện an toàn, tức là không thể lớn tùy ý.
  • Ngắt kết nối đường truyền nhanh, dứt khoát, chính xác. Khi mở ly hợp, phần bị động (đĩa ma sát, đĩa ép, vỏ ly hợp,…) phải tách hoàn toàn khỏi phần chủ động (bánh đà) trong thời gian ngắn nhất. Điều này sẽ hữu ích cho việc chuyển số.
  • Kết nối hộp số với động cơ một cách êm dịu, hiệu qủa. Mô men ma sát hình thành ở ly hợp phải tăng từ từ khi đóng ly hợp, tránh hiện tượng tăng đột ngột đến cực đại. Do đó nó tránh hiện tượng giật xe, vỡ răng và chết máy, ảnh hưởng tiêu cực tới động cơ và hệ thống truyền lực.
  • Mô men quán tính của các chi tiết phần bị động của ly hợp phải nhỏ nhất có thể để giảm lực va đập lên các bánh răng khi gài số, các bộ đồng tốc, giúp gài số hiệu quả.
  • Kết cấu ly hợp phải gọn nhẹ, đơn giản.

1. Phân loại ly hợp ma sát

Dưới đây là một số cách phân loại ly hợp ma sát.

Phân loại ly hợp ma sát theo số lượng đĩa ma sát:

  • Ly hợp 1 đĩa ma sát
  • Ly hợp nhiều đĩa ma sát (thường làm loại 2 hoặc 3 đĩa)

Phân loại theo loại lò xo ép

  • Ly hợp lò xo trụ xung quanh
  • Ly hợp lò xo trung tâm
  • Ly hợp lò xo đĩa

Phân loại theo hình dạng của bộ phận ma sát

  • Ly hợp ma sát đĩa phẳng: loại ly hợp này sử dụng phổ biến nhất.
  • Ly hợp ma sát đĩa côn: Đĩa ma sát dạng côn
  • Ly hợp ma sát hình trống: Kiểu tang trống, guốc ma sát

Khi nói đến ly hợp ma sát, người ta thường nghĩ đến ly hợp loại ma sát đĩa phẳng sử dụng lò xo ép. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ly hợp ma sát đĩa phẳng sử dụng lò xo ép. Các loại ly hợp khác cũng có nguyên lý cấu tạo tương tự.

Nếu bạn cần sử dụng nội dung bài viết, vui lòng ghi rõ nguồn "XecoV.Com" nhé!

2. Cấu tạo ly hợp ma sát loại đĩa phẳng sử dụng lò xo ép

Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát lò xo ép

Cấu tạo cơ bản của cụm ly hợp bao gồm: Đĩa ma sát, vỏ ly hợp, lò xo ép, đĩa ép, và các thành phần khác

Hệ truyền động ly hợp bao gồm: bàn đạp, hệ dẫn động (thủy lực, cơ khí, điện) càng cắt, vòng bi cắt.

Cấu tạo đĩa ma sát

Cấu tạo cụm vỏ ly hợp

Trong ly hợp lò xo đĩa, lò xo vừa đảm nhận vai trò ép, đàn hồi, vừa đảm nhận vai trò là càng mở khi ngắt ly hợp.

Với ly hợp lò xo trụ xung quanh, kết cấu sẽ có thêm càng mở bố trí xung quanh.

2018, Update 2022

Series Navigation<< Cơ bản về các loại ly hợp (côn) trên ô tô và các phương tiện giao thông vận tảiLy hợp (Côn)
  • Các loại truyền động điều khiển ly hợp trên ô tô
  • Cơ bản về các loại ly hợp (côn) trên ô tô và các phương tiện giao thông vận tải
  • Tìm hiểu tổng quát về ly hợp ma sát cơ khí
Tags: Ly hợpMa sátTổng quát

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Ly Hợp Ma Sát