Tìm Hiểu Từ A - Z Phương Pháp Chụp Cộng Hưởng Từ MRI

1. Tìm hiểu phương pháp Chụp cộng hưởng từ MRI

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng đang được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não, cột sống, tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ xương khớp,…

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (viết tắt của của cụm từ Magnetic Resonance Imaging). Đây là kỹ thuật ứng dụng hiện tượng cộng hưởng từ, tức là sử dụng sóng từ trường và sóng radio để tạo ra hình cắt lớp. Sóng từ trường và sóng radio sẽ tác động đến hàng triệu nguyên tử hydrogen trong cơ thể con người, làm cho chúng giải phóng ra năng lượng dưới dạng tín hiệu và truyền về máy tính. Sau đó, hệ thống máy chụp sẽ thu nhận những tín hiệu này và chuyển đổi thành hình ảnh.

Chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng từ trường và sóng radio để tạo ra hình cắt lớp

Chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng từ trường và sóng radio để tạo ra hình cắt lớp

Kỹ thuật chụp MRI có thể chụp được đa mặt phẳng, tạo ra được các hình cắt lớp, tái tạo 3D một rõ nét, thu lại được những hình ảnh từ các bộ phận trên cơ thể, đem lại hình ảnh sắc nét, rõ ràng ở từng chi tiết và có độ phân giải cao. Điều này giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong việc quan sát và chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân.

Ưu điểm vượt trội của chụp cộng hưởng từ so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trước đây như: chụp X - quang, chụp CT, siêu âm,… thì phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn:

  • Về độ an toàn cao: chụp cộng hưởng từ MRI không sử dụng các tia xạ và các tác động sinh học như các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nên người chụp không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi chụp. Do đó, nó được đánh giá là một phương phát rất an toàn.

  • Về chất lượng hình ảnh tốt: chụp cộng hưởng từ MRI giúp chụp đa mặt phẳng, hạn chế tối đa bỏ sót bất cứ tổn thương nào ở các cơ quan trên cơ thể dù là nhỏ nhất. Những hình ảnh thu được có chất lượng cao, hình ảnh rõ nét, chi tiết rõ ràng, độ phân giải cao giúp các bác sĩ thực hiện quan sát và chẩn đoán tình trạng bệnh dễ dàng và chính xác hơn.

  • Không có tác dụng phụ: quá trình chụp MRI không sử dụng thuốc cản quang hay bất cứ loại thuốc nào khác nên không có tác dụng phụ nào xảy ra.

  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, tiếng ồn được giảm ở mức tối đa, không gây nóng rát hay khó chịu cho người chụp.

Chụp MRI có nhiều ưu điểm vượt trội

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn

2. Chụp cộng hưởng từ MRI được chỉ định đối với những trường hợp nào?

Chụp MRI được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não, cột sống, tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ xương khớp,…

Chụp cộng hưởng từ não:

Nếu bạn có những dấu hiệu mắc các bệnh liên quan đến thần kinh như: viêm não, viêm màng não, u não, chấn thương sọ não, động kinh, tai biến, các bệnh liên quan đến mạch máu, não,… sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ não.

Chụp cộng hưởng từ cột sống:

Chụp cộng hưởng từ cột sống được chỉ định để chẩn đoán các bệnh như: đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống, chấn thương cột sống, u tủy sống, viêm tủy, nhiễm trùng đĩa đệm,…

Chụp cộng hưởng từ khớp:

Chụp cộng hưởng từ khớp có thể chẩn đoán các bệnh như: viêm gân khớp, đứt gân đứt dây chằng,...

Chụp cộng hưởng từ ổ bụng:

Chụp cộng hưởng từ ổ bụng được được áp dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, các cơ quan nội tạng như: gan mật, thận, tụy, lách,...

Ngoài ra, phương pháp này còn có thể phát hiện u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến,...

Bác sĩ đang thực hiện chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân

Bác sĩ đang thực hiện chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân

3. Những lưu ý cần nắm rõ khi thực hiện chụp cộng hưởng từ

  • Người bệnh sẽ nằm bên trong ống nam châm lớn có từ trường rất mạnh nên khi thực hiện chụp, người bệnh cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của nhân viên y tế trước và trong khi chụp để thu được hình ảnh rõ nét, chất lượng tốt và thực hiện nhanh chóng.

  • Nếu người bệnh đã từng chụp X - quang, chụp CT hoặc siêu âm,… thì nên mang kết quả theo để bác sĩ tham khảo và đưa ra chỉ định chụp cộng hưởng từ hợp lý.

  • Khi chụp cộng hưởng từ MRI, bệnh nhân không nên trang điểm, không nên sử dụng son môi hay dùng phấn,… bởi bên trong các loại mỹ phẩm có chứa chì sẽ khiến da mặt của bạn bị nóng lên khi chụp. Người bệnh cũng nên tháo bỏ đồ trang sức, đồng hồ, thẻ tín dụng, chìa khóa từ,… trước khi tiến hành chụp.

  • Nếu cơ thể bạn có gắn vật kim loại trong người hoặc các thiết bị như: máy trợ thính, stent mạch máu, máy tạo nhịp tim nhân tạo, van tim nhân tạo, vòng tránh thai,… không nên chụp cộng hưởng từ. Nếu có, bạn hãy thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.

  • Phụ nữ có thai chỉ nên thực hiện chụp cộng hưởng từ khi thực sự cần thiết.

4. Chụp cộng hưởng từ MRI tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang nỗ lực không ngừng để mang đến những dịch vụ chất lượng cho bệnh nhân. Bệnh viện cũng đã trang bị máy chụp cộng hưởng từ MRI công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân.

Những lý do khác mà bạn nên chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để khám chữa bệnh là vì:

  • Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn trong việc khám và điều trị bệnh.

  • Bệnh viện luôn phát triển không ngừng hệ thống cơ sở vật chất, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại nhằm đem lại những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, phục vụ tối đa cho việc khám và chữa bệnh.

  • Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%, quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Địa chỉ chụp cộng hưởng từ MRI uy tín

Địa chỉ chụp cộng hưởng từ MRI uy tín

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát về phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm về phương pháp này.

Từ khóa » Mri Là Gì Viết Tắt Của Từ