Tìm Hiểu Văn Bản: Đàn Ghi Ta Của Lor-ca - Thanh Thảo | Ngữ Văn 12

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chién như “Những người đi tới biển” (1977), “Dấu chân qua trảng cỏ” (1978), Khối vuông ru bích (1985)….

– Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.

– Thanh Thảo là nhà thơ luôn muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở bề sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi; phải đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ rút trong tật “Khối vuông ru-bích” (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực tượng trưng được học tập từ chính phong cách siêu thực của P.G.Lorca.

b. Phêđêricô Gaxia Lorca (1898-1936)

– Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha.

– Trước một Tây Ban Nha – dưới sự cai trị của chế độ độc tài- đã trở nên phản động về chính trị và già cỗi về nghệ thuật, Lorca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng đồng thời cũng khởi xướng và thúc dẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Lorca đã tự nguyện làm người du ca đi lang thang với cây đàn ghita hát lên những bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nôĩ đau buồn và niềm khát vọng yêu thương của nhân dân.

– Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Cái chết thảm khốc của Lỏca đã dâng lên một làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới với bè lũ Phrăngcô. Tên tuổi của Lorca trở thành biểu tượng chống chue nghiac phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.

c. Nhan đề và lời đề từ

– Đàn ghita – còn gọi là Tây Ban cầm- gắn liền với đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp và hào phóng, rực lửa và mê đắm với những trận đấu bò và vũ điệu Flamencô, cùng gắn liền với Phêđêricô Gaxia Lorca- một nhà thơ nhân dân, một người chiến sĩ cống phát xít- một ngườinghệ sĩ đã dùng tiếng đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu chống chủ nghĩa phát xít vừa gắn với nền văn hoá Tây Ban Nha vừa gắn với cuộc đời và khát vọng LORCA.

– “Đàn ghita của Lorca”: tiếng nói nghệ thuật của riêng LORCA- không thuần tuý chỉ là âm thanh, giai đỉệu mà còn là toàn bộ con người LORCA với tinh thần đấu tranh vàd khát vọng đổi mới nghệ thuật. Trong trường hợp này, cây đàn ghita đã gắn bó và biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của LORCA- tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhập trái tim mình với quần chúng nhân dân.

– Câu thơ của LORCA “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: ước nguyện của LORCA gắn với cây đàn. Trong cuộc sống, LORCA đã dùng cây đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu thì khi đi vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những lời ca tranh đâú thì khi đi vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những bài ca của tình yêu và khát vọng tự do. Tiếng đàn ghita sẽ là sự sống, là niềm tin, là hi vọng, là sức mạnh đấu tranh vượt lên cái chết. Sử dụng câu thơ này làm đề từ, Thanh Thảo có lẽ muốn khẳng định rằng LORCA sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống, nốí dài khát vọng của LORCA.

d. Vài nét về thơ trượng trưng và siêu thực

* Thơ tượng trưng là một khuynh hướng thơ phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Pháp và ảnh hưởng đến văn học ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thơ tượng trưng có những đặc điểm căn bản sau : – Rất ít biểu lộ tình cảm trực tiếp mà dùng biểu tượng để nói lên những tâm trạng, cảm xúc của tâm hồn con người. Điều này xuất phát từ việc các nhà thơ tượng tượng rất chú trọng tính ám gợi, tính biểu tượng của thơ. – Hình tượng thơ không rõ nét, vì các nhà thơ tượng trưng chủ trương không xây dựng các hình tượng rõ ràng. Hình tượng thơ thường đan xen các yếu tố thực, hư, có nhiều hình ảnh mờ nhòe, đứt quãng. Trường liên tưởng, tưởng tượng trong thơ, do đó cũng được mở ra một cách mạnh mẽ. Việc nắm bắt hình tượng thơ và ý nghĩa của nó, từ đây, trở nên không dễ dàng và khó hiểu theo cách thông thường. – Đề cao nhạc tính và sự tương giao giữa thơ và nhạc. Nói như Paul Valéry – một thành viên của trường phái thơ tượng trưng Pháp : “Thơ là sự dao động giữa âm thanh và ý nghĩa”. * Thơ siêu thực là một khuynh hướng thơ hình thành vào những năm đầu của thế kỉ XX ở Pháp. Thơ siêu thực có các đặc điểm sau : – Thế giới nghệ thuật của bài thơ có sự đan xen của cả cõi vô thức, tiềm thức lẫn ý thức. Nổi bật là cõi vô thức. Điều này xuất phát từ quan niệm của các nhà thơ siêu thực, họ cho rằng có hai thế giới cùng tồn tại : thế giới hiện thực – thế giới có thể nhìn thấy được, sờ mó được và thế giới siêu thực – thế giới chỉ có thể cảm nhận trong giấc mơ, trong cõi vô thức, tiềm thức. Trong đó, cõi vô thức là không gian vô hạn đối với khám phá, sáng tạo nghệ thuật. – Từ đặc điểm trên, hệ thống thi ảnh trong thơ siêu thực thường là những hình ảnh thần bí, mơ hồ, trừu tượng, rất khó nắm bắt. – Vì trường phái siêu thực đề cao cái ngẫu hứng, hướng tới cách viết tự do tuyệt đối cho cảm hứng tuôn trào nên thơ siêu thực dỡ bỏ các khuôn phép truyền thống. Hệ thống thi từ, thi cú được tổ chức một cách đặc biệt theo hướng “lạ hóa”, phi lôgic hóa, tạo bất ngờ.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, Lorca

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la-li-la-li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

– Đoạn thơ gợi lên khung cảnh chính trị, văn hóa Tây Ban Nha mà quan trọng hơn là gợi lên một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca – nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX và cũng là một chiến sĩ dũng cảm trong cuộc chiến chống phát xít. Ông được nhiều người biết đến qua câu thơ nổi tiếng: khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Có lẽ vì vậy mà Thanh Thảo đã chọn ngay tiếng đàn để mở đầu cho bài thơ viết về Lorca:

Những tiếng đàn bọt nước

+ Câu thơ nghe thật lạ lùng nhưng đầy sức gợi. Những tiếng đàn hay chính là sự nghiệp sáng tác mà cũng là cuộc đời của nghệ sĩ Lorca. Nhưng tại sao lại là “Những tiếng đàn bọt nước?” Ta thấy ở đây “bọt nước” đã không được dùng với chức năng vốn dĩ là danh từ nữa mà trở thành một tính từ để bổ nghĩa cho “những tiếng đàn”.

+ Hình ảnh “bọt nước” gây cho ta ấn tượng mạnh về sự nhỏ bé, là mong manh, dễ vỡ, chính vì thế mà cần phải tan hòa vào đại dương mênh mông. “Những tiếng đàn bọt nước” trở thành âm vang của trái tim khát khao giao hòa với cuộc sống rộng lớn hay khát khao sự đồng điệu chăng? Mượn hình ảnh bọt nước để nói về tiếng đàn Lorca quả là sáng tạo và độc đáo của Thanh Thảo.

– Sáng tạo này còn được thể hiện ở câu thơ tiếp:

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

+ Câu thơ này thì rõ ràng mang đậm không khí Tây Ban Nha khi nhắc đến một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này. Đó là những trận đấu bò tót mà ở đó luôn hiện diện tấm “áo choàng đỏ găt” của người hiệp sĩ đấu bò. “Áo choàng đỏ gắt” kích thích sự hung hăng của những con bò tót, nghĩa là tăng thêm phần kịch tính, là khi bước vào đấu trường, người hiệp sĩ đã chuẩn bị tinh thần cho cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

+ Trong không gian văn hóa Tây Ban Nha ấy, ta thấy như hiện lên những cuộc đấu khác: Cũng tấm áo choàng ấy, người hiệp sĩ Lorca bước vào đấu trường với một quyết tâm cao dù là trong cuộc chiến không cân sức với bọn phát xít Phrang-cô; còn trên đấu trường nghệ thuật thì đó là cuộc chiến giữa nhà cách tân vĩ đại Lorca với nền nghệ thuật cũ kĩ, lạc hậu, già nua. Cả hai cuộc chiến đều rất cao cả, rất vĩ đại, khiến ta không khỏi cảm phục và thương mến.

– Nếu như câu thơ đầu nói lên sinh mệnh ngắn ngủi của Lorca thì câu thơ này là sự lí giải cho sinh mệnh ấy bằng sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ – chiến sĩ Lorca. Cũng có lẽ vì sứ mệnh cao cả ấy mà nhân cách Lorca càng ngời sáng và tiếng đàn Lorca càng ám ảnh hơn:

li-la-li-la-li-la

+ Câu thơ trên có thể là sự mô phỏng âm thanh tiếng đàn gắn bó với Lorca, có thể là những tiếng gọi trìu mến về mọt loài hoa tím của đất nước Tây Ban Nha, hoa li-la (tử đinh hương). Dẫu là gì thì cũng là sự tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật. Và không biết có phải ngẫu nhiên mà trong từ li-la có sự đấu nối của hai nguyên âm ngắn i, và một dài a, cùng với phép lặp của từ li-la khiến câu thơ càng thêm miên man và đầy ám ảnh về cuộc đời ngắn ngủi và sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca?

– Sự trải ra của âm thanh tiếng đàn trong câu thơ này còn tạo nền để trải tiếp khoảng không gian mênh mông tiếp sau, mà trên đó, một người cô đơn vẫn không ngừng bước:

đi lang thang trong miền đơn độc

+ Câu thơ miên man với những thanh bằng khiến không gian như càng được trải rộng hơn, bao la hơn. Trên không gian ấy, người nghệ sĩ Lorca vẫn không ngần ngại dấn bước nhưng hình như không chủ định nên mới… đi lang thang. Có phải vì nơi Lorca đến, miền đơn độc, không phải là một nơi chốn cụ thể nào mà chỉ là sự đơn độc của con người trong không gian? Và sự đơn độc là vì nơi đây vẫn còn hoang sơ, chưa dấu chân người?

– Lorca, trên hành trình của mình, đang khai phá những miền đất mới, những chân trời nghệ thuật mới. Mà hành trang người nghệ sĩ ấy mang theo là:

với vầng trăng chếnh choáng

+ Câu thơ gây ấn tượng về một vầng trăng dập dềnh, xô lệch, nhập hòa. Và chếnh choáng hình như là một từ chỉ trạng thái hơn là một từ láy tượng hình. Một vầng trăng có tâm trạng, bởi vì người nhìn nó có tâm trạng. Người nghệ sĩ Lorca như đang chìm trong thế giới vô cực, nơi ngự trị của cái tôi đa ngã, cái tôi chưa biết, cái tôi rất yêu tự do. Chếnh choáng, hay chính là trạng thái say mê, xuất thần trong sáng tạo thi ca.

– Trạng thái ấy lại diễn ra:

trên yên ngựa mỏi mòn

+ Người nghệ sĩ Lorca vẫn theo đuổi những khát vọng của mình, nếu có mỏi mòn thì đó là vì năm tháng dài dằng dặc trong người nghệ sĩ cô đơn mà thôi! Ta thấy liền ba câu: đi lang thang về miền đơn độc/ với vầng trăng chếnh choáng/ trên yên ngựa mỏi mòn đều có sự song hành của sự đơn độc và sự vận động. Bức tranh hiện lên là bức tranh của những hoang mạc dãi đầy ánh trăng mà trên đó có bóng người nghệ sĩ với cây đàn ghi-ta đi lang thang một người, một ngựa…

=> Chỉ với sáu câu thơ, Thanh Thảo đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng gián đoạn nhưng rõ rệt về Lorca – một chiến sĩ, một nghệ sĩ dũng cảm, yêu tự do, có sự nghiệp sĩ đại nhưng sinh mệnh ngắn ngửi và cô đơn.

2. Lorca và cái chết bất ngờ

– Với sự chuyển ý nghĩa và cảm xúc thật bất ngờ, cái chết của người nghệ sĩ thật đột ngột và đau đớn. Những tiếng hát nghêu ngao vô mục đích chợt im bặt. Thay vào đó là cảm giác “bỗng kinh hoàng”, ba tiếng ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rất trọn vẹn sự sửng sốt, bất ngờ của toàn thể nhân dân Tây Ban Nha trước sự ra đi của nhà thơ tài năng vĩ đại Lorca. Có thể nói đây là cái chết chấn động, ảnh tưởng đến toàn thể nhân loại.

– Nếu như màu “đỏ gắt” ở đầu bài thơ là tượng trưng cho chiến trường xã hội, thì hình ảnh bê bết đỏ ở sau là màu của máu, là dấu hiệu của sự chết chóc tang thương. Và Lorca như một đấu sĩ bị hành hình trên đấu trường chính trị Tây Ban Nha trong bầu không khí tai ương bao phủ:

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

– Tôi không muốn nhìn thấy máu! Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài Bica cho Igracio Sanchez Meijas. Nhưng máu đã chảy tràn chỉ một năm sau bài thơ tuyệt tác ấy ra đời, và máu đỏ ấy là của Lorca. Ngay ở câu đề từ bài thơ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn, ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất lại ập xuống thân phận mình quá sớm, ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát triển tinh hoa và bao nhiêu hoài bãi, khát vọng còn dang dở. Vậy nên chàng đi như người mộng du, đầy bàng hoàng và đau đớn, khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, giờ đành bỏ hoang.

– Lorca từng suy nghĩ về cái chết, từng tự trả lời câu hỏi: Mình sẽ chết như thế nào? Ở đâu? Và Lorca muốn được chết tử tế trên giường mình, muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự bạo tàn nào buông tha cho ai. Bọn Phát xít là giống ruồi nhặng, là mầm mống cái chết mang hình con nhặng, cái chết đẻ trứng vào vết thương như một câu thơ của Lorca đã chỉ chính xác. Đau đớn thay, trong thơ của Lorca lại mang nặng những vết thương, những nỗi đau, trăn trở về con người và sự tự do. Lorca trở thành nạn nhân của bọn Phát xít Franco là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nghiệt ngã thay, chúng không những là kẻ sát nhân, mà còn là những tên tội đồ dám ra tay sát hại cái đẹp, thủ tiêu cái tài, hủy diệt nghệ thuật chân chính.

3. Suy nghĩ về sự giã từ của Lorca

– Sự bất tử của tiếng đàn Lorca biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Đó là sự khâm phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lorca. Những câu thơ như tiếng nấc có âm điệu ngắt quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức.

– Thanh Thảo vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ tượng trưng để khắc đậm niềm tin. Vì quá thương tiếc mà nhà thơ dùng những hình ảnh ẩn dụ cho cái chết của Lorca. Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số phận, về định mệnh nghiệt ngã. Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,… đều được sáng tạo tượng trưng ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Và hành động ném lá bùa, ném trái tim của mình cũng có ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lorca.

– Và chính vì sự bất tử của Lorca thì tinh thần của ông và nghệ sĩ tài năng như ông đã có sức lan tỏa tới người đọc, tới những con người yêu chuộng tự do và hòa bình yêu lạc quan. Tiếng đàn của ông cứ thế lan tỏa không ai có thể chế ngự và cất lên những âm thanh vang vọng: không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang… người mà ông suốt đời theo đuổi: Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi.

– Nó sẽ sống mãi, truyền lan tỏa, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Qua đây cũng góp phần thể hiện nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên tài; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lorca mà con với nền văn chương Tây Ban Nha. Và nó còn chứa đựng cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn: giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng,.. như giọt nước mắt khóc thương người nghệ sĩ chân chính của nhân dân.

– Cây đàn ghi ta quen thuộc gắn bó với Lorca như hình với bóng giờ đây đã trở thành con thuyền đưa linh hồn ông sang thế giới bên kia. Cuộc đời, số phận của Lorca đã kết thúc những tiếng đàn của sự ảnh hưởng của ông vẫn ngân nga, vang vọng mãi:lia-la-li-la-li-la.

=> Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý tô đậm hình ảnh Lorca – nghệ sĩ hánh rong vĩ đại. Bằng chính tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các thủ pháp từ láy, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu mang tính chất âm nhạc khiến người đọc bị cuốn hút vào.

III. Tổng kết

1. Nội dung

“Đàn ghi ta của Lor-ca” nhà thơ Thanh Thảo đã xây dưng rất thành công hình tượng Lor-ca , một người nghệ sĩ mang khát vọng đổi mới, cách tân nghệ thuật. Một người chiến sĩ khao khát đấu tranh cho tự do công lí nhưng cuộc đời đầy ngang trái bi phẫn.

2. Nghệ thuật

– Để xây dưng thành công hình tượng Lor-ca Thanh Thảo đã sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng siêu thực gợi chiều sâu của suy tư liên tưởng như đàn ghi ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, cô gái Di-gan, lá bùa hộ mệnh,… Chính những thi liệu ấy đã tạo nên tính chân thật của Lor-ca. + Thanh Thảo có lối diễn đạt câu thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên tục xâu chuỗi với nhau để nối kết các biểu tượng đầy sức ám ảnh. + Bài thơ còn có sự kết hợp giữa chất tự sự và chất nhạc. Có thể xem bài thơ như một câu chuyện kể về cuộc đời của một con người. Câu chuyện ấy được kể trên cái nền của âm nhạc. Vì thế có thể xem bài thơ như một bản giao hưởng bi hùng.

Từ khóa » Thanh Thảo Nói Về đàn Ghita Của Lorca