Tìm Hiểu Về Các Giống Lúa Chủ Yếu được Trồng Phổ Biến Tại Khắp 3 ...

        Với nền văn hóa lúa nước lâu đời, Việt Nam hiện nay có đến hơn 600 giống lúa đủ chủng loại. Trong bài viết dưới đây Hafiquacen sẽ cùng bạn tìm hiểu về 4 giống lúa được trồng phổ biến tại ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam hiện nay. 

1 – Giống lúa OM7347

        Đây là giống lúa được Bộ môn Di truyền – Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long lai tạo thành công vào năm 2005. Giống lúa OM7347 là giống lúa thích nghi tốt với các loại đất từ đất phèn, đất chua hay đất hơi mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các tỉnh duyên hải Trung Bộ.

        Đặc điểm nổi bật của giống lúa OM7347:

  • Thời gian sinh trưởng: Trung bình từ 95 đến 100 ngày
  • Năng suất: Năng suất trung bình 6 – 8 tấn/ha
  • Đặc điểm: Thân cây cứng, đẻ nhánh nhiều.
  • Chất lượng gạo: Giống lúa này cho hạt gạo thon, mùi thơm và hàm lượng dinh dưỡng cao.

2 – Giống lúa Đài Thơm 8

        Giống lúa này trồng nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Đặc điểm của giống lúa này là:

  • Thời gian sinh trưởng:  Vụ Xuân 125 – 130 ngày; vụ Mùa 100 – 105 ngày 
  • Năng suất: Năng suất trung bình 6,5 – 7,0 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 8,0 – 9,0 tấn/ha. 
  • Đặc điểm: Chiều cao cây 95 – 100cm, đẻ nhánh khỏe. Bộ lá đứng, xanh, hạt thon dài, màu vàng sáng. Chống chịu trung bình với một số loại sâu bệnh hại chính, chịu thâm canh, cứng cây chống đổ tốt
  • Chất lượng: Gạo trong không bạc bụng, cơm trắng bóng, dẻo, thơm, vị đậm.

3 – Giống lúa ST 21-3

        Giống lúa ST 21-3 là giống lúa được đưa vào nhóm sản xuất gạo ngon thương hiệu Việt. Do đó, chất lượng của hạt gạo ST 21-3 rất tốt, khi nấu thành cơm cho vị thơm, ngọt.

        Giống lúa này có các đặc điểm nổi bật như:

  • Thời gian sinh trưởng:  100 – 115 ngày 
  • Năng suất: Năng suất trung bình  5 – 6 tấn/ha. 
  • Đặc điểm: Chiều cao cây 110 – 115cm, cây lúa nở chồi trung bình 8 – 10 bông/bụi (230 bông/m2), bản lá xanh ngà, lá đòng hơi to, thân thẳng, ít đổ ngã, hạt gạo dài 7,4mm, gạo mảnh, khối lượng 1.000 hạt 23 gram, hàm lượng amylose 14%, thuộc nhóm gel mềm (độ bền gel 100mm). Chống chịu trung bình với một số loại sâu bệnh hại chính, chịu thâm canh, cứng cây chống đổ tốt
  • Chất lượng: ST23-1 có phẩm chất đặc biệt là mùi thơm nhẹ nhưng đó là hương vị kết hợp giữa mùi thơm cốm từ lúa tám ở đồng bằng Bắc Bộ và mùi thơm dứa của Nam Bộ. Cơm có vị ngọt, cảm giác dễ tiêu, không bị đầy bụng. Đặc biệt sau khi trữ gạo trên 3 tháng có hương vị rất ngon.

4 – Giống lúa lai KC06-1

        Giống lúa lai KC06-1 được trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Đây là giống lúa có năng suất cao nhất trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam.

        Giống lúa lai KC06-1 có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Thời gian sinh trưởng: 95 -105 ngày
  • Năng suất: Năng suất bình quân từ 8,0-10 tấn/ha. 
  • Đặc điểm: Chiều cao cây 90 – 105 cm, hạt dài, trong, bóng, không bạc bụng, cơm mềm, dẻo, thơm nhẹ, vị ngọt. Thích nghi rộng, chịu phèn, úng. Đẻ nhánh khỏe, cứng cây, Chống chịu sâu bệnh tốt, chống chịu đạo ôn tốt. Thích hợp: Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông.
  • Chất lượng: Gạo trắng, ngon cơm mềm hơn Nhị ưu 838.

        Ngoài những giống lúa trên, các giống lúa chủ yếu tại Việt Nam vẫn đang được lai tạo để ngày càng hoàn thiện các về năng suất và chất lượng vươn xa hơn và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ khóa » Một Số Giống Lúa ở Việt Nam