Tìm Hiểu Về Các Vòng Gọi Vốn Của Startup - Glints Vietnam Blog

Bạn có bao giờ băn khoăn về tình hình phát triển của startup nơi mình đang làm việc? Có một cách đơn giản để bạn nhận biết được liệu một công ty khởi nghiệp có đang phát triển tốt hay không, đó chính là xem công ty đó đang ở giai đoạn nào trong các vòng gọi vốn của startup.

Và nếu bạn còn chưa rõ về những thuật ngữ được sử dụng cho các vòng gọi vốn của startup thì nội dung dưới đây sẽ đưa ra lời giải thích cặn kẽ cho bạn.

Vòng gọi vốn Tiền hạt giống

Vòng tiền hạt giống, hay còn gọi là giai đoạn tự gây quỹ, được coi là bước khởi động cho các vòng gọi vốn của startup.

Đây là lúc mà những người sáng lập đang cố gắng thúc đẩy ý tưởng ban đầu của họ đi vào thực tế. Trong giai đoạn này, vốn đầu tư chủ yếu là từ chính người sáng lập hoặc bạn bè và gia đình của họ. Cũng chính vì vậy mà nó cũng không đòi hỏi quá nhiều thủ tục giấy tờ và quy trình phức tạp.

Hạt giống

Khi ý tưởng được đưa vào hoạt động trong môi trường doanh nghiệp thực sự là lúc mà người sáng lập cần thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư bên ngoài.

Điều này giúp ích cho công ty trong việc xác định và tạo ra một hướng đi hoàn hảo cho startup của mình. Số tiền huy động được ở giai đoạn này được sử dụng để nghiên cứu thêm về nhu cầu của thị trường, sở thích và thị hiếu của khách hàng, sau đó xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ cho phù hợp.

Các nhà đầu tư trong vòng này thường là nhà đầu tư thiên thần. Họ cũng có thể chính là bạn bè, gia đình hoặc người cố vấn của nhà sáng lập.

Series A

Sau khi kết thúc hai bước khởi động trên, các vòng gọi vốn của startup được tiếp tục bằng Series A với quy mô đầu tư lớn hơn. Đây là lúc mô hình kinh doanh của startup đã được chứng minh, cũng như xây dựng được dữ liệu khách hàng và tạo ra doanh thu.

Ở giai đoạn này, các công ty khởi nghiệp đã hình thành một kế hoạch kinh doanh cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Số vốn đầu tư có được sẽ chủ yếu sử dụng để tiếp thị và nâng cao uy tín thương hiệu, khai thác các thị trường mới và giúp doanh nghiệp phát triển.

Song song với đó, các nhà đầu tư ở giai đoạn này thường sẽ là các quỹ đầu tư mạo hiểm. Để được họ rót vốn, những nhà sáng lập cần trình bày được chiến lược sử dụng nguồn vốn rõ ràng, cũng như khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Chính vì vậy, những số liệu và các báo cáo doanh thu đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Series B

Bước tiếp theo trong quy trình các vòng gọi vốn của startup chính là Series B. Tại thời điểm này, startup đã phát triển, có cơ sở khách hàng lớn và đang tìm kiếm sự tham gia ở cấp độ các quỹ đầu tư lớn.

Khi một startup kêu gọi vốn ở vòng Series B, điều đó cho thấy là sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đang phát triển đúng hướng và có được tập khách hàng ổn định.

Mục đích của vòng gọi vốn này chính là để phát triển quy mô doanh nghiệp bằng cách mở rộng đội ngũ, cải thiện cơ sở hạ tầng, và thâm nhập vào các thị trường mới.

Series C

Series C đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong các vòng gọi vốn của startup. Đây cũng là giai đoạn mà startup đã gặt hái được những thành công nhất định với sản phẩm và thị trường ban đầu. Việc kêu gọi vốn cho Series C nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng ở phạm vi lớn hơn.

Là một trong những giai đoạn cuối cùng, vòng Series C không chỉ bao gồm việc mở rộng các khả năng hiện tại của dự án mà còn tạo ra các sản phẩm mới. Thêm vào đó là sự đẩy mạnh đầu tư với các thị trường mới như thuê thêm các nhân viên cho thị trường đó, tiếp cận thị trường lớn hơn và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Vì vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị để làm việc với các quỹ đầu tư có quy mô lớn nhất với những yêu cầu và quá trình xem xét khắt khe hơn.

Glints thành công gọi vốn series D với 50 triệu USD

Vòng gọi vốn Series D là một vòng khó, rất hạn chế số lượng các Start-up có thể tiến vào vòng này trên thế giới.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Cách Gọi Vốn Startup