Tìm Hiểu Về địa Danh B'lao - Zai Tri

60 / 100 Được cung cấp bởi Rank Math SEO

Trước giờ chúng ta nghe địa danh B’lao qua một số bài viết hay hình ảnh trong các lá thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở B’lao gởi cho người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh, mà cũng chưa hình hiểu rõ đó là đâu gần Đà Lạt, là nằm ở vị trí nào bây giờ ở Lâm Đồng bây giờ, hãy cùng Zai Tri tìm hiểu B’lao có nghĩa là gì qua bài chia sẻ trên MXH này để biết các địa danh như Bảo Lộc, Di Linh ..trong group Người Đà Lạt của tác giả Khổng Bất Đạt nhé.

ThuguiDaoAnh nsTrinhCongSon
Một lá thư của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn gởi Dao Ánh năm 1965 từ B’lao

B’ LAO….Năm 1932, tuyến đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt qua Bảo Lộc (quốc lộ 20 hiện nay) được hình thành.Cho đến năm 1950, Bảo Đại tách tây nguyên thành lập Hoàng triều cương thổ trực thuộc quốc trưởng, bộ máy hành chính B’lao vẫn giữ chức trách một đại lý hành chính của chính quyền thuộc địa.Đến ngày 19/5/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, sau đó ngày 30/6/1958 tách quận Dran (Đơn Dương) ra khỏi tỉnh Lâm Đồng sát nhập vào tỉnh Tuyên Đức.

B'lao - Bao Loc town
Kinh Thượng Đoàn Kết – Bảo Lộc Town – Lâm Đồng 1968-69 – Photo by Jose Diaz. Nhà ngói phía sau là Ty Ngân Khố Bảo Lộc,tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng còn 2 quận: B’lao đổi thành Bảo Lộc và Djiring thành Di Linh. Địa giới tỉnh, quận vào thời gian này cũng có sự điều chỉnh. Quận Bảo Lộc cắt một phần đất giao cho Tánh Linh của tỉnh Bình Tuy, một phần giao cho quận Định Quán của tỉnh Long Khánh. Quận Bảo Lộc còn từ Madaguoil (Dahuoai hiện nay) trở lên. Cũng từ thời điểm năm 1958 trở về sau, mãi cho đến năm 1979 địa danh B’lao không còn trên các văn bản hành chính.Ngày 30/11/1958 Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. Tên gọi Bảo Lộc chính thức thay thế tên B’lao từ ngày 19/2/1959. Công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

BaoLoc
Bảo Lôc ngày xưa – Photo: a227ahb – Chiếc nhà chóp nhọn vươn ra ao ngày nay vẫn còn ở hồ nước Bảo Lộc

Cư dân ở vùng đất B’lao Bảo Lộc ban đầu chủ yếu là người dân tộc bản địa Mạ và Kơ Ho, trong đó người Mạ chiếm đa số. Địa vực của người Mạ từ xa xưa đã ở trong vùng Cát Tiên – Dateh trở xuống phía Đồng Nai. Khi có vương quốc Phù Nam, người Mạ mới thiên cư lên vùng Cao nguyên Di Linh địa phận Bảo Lộc, Bảo Lâm ngày nay. Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và ý thức chung. Bên cạnh việc bảo lưu những giá trị văn hóa vật thể đặc sắc dân tộc Mạ còn giữ gìn một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian rất phong phú với nhiều truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, gian dao nhiều nhạc cụ cổ truyền phong phú như đàn đá, chiêng…

phụ nũ chụp ảnh ở hồ Bảo Lộc 1966
Một người phụ nũ chụp ảnh ở hồ Bảo Lộc 1966

Cư dân người kinh ở B’lao vào thời kỳ ban đầu hầu như không đáng kể. Mãi đến năm 1930, B’lao mới chỉ có khoảng 8 gia đình người kinh. Năm 1936 có 20 gia đình. Môi trường dần được cải thiện nên công nhân từ các nơi đến lập nghiệp ngày càng đông,nhất là người bắc sau khi đã mãn hợp đồng ở Cămpuchia không về xứ mà tìm lên B’lao…

Blao 1
Tìm hiểu về địa danh B'lao 12
Blao ho
Tìm hiểu về địa danh B'lao 13
Blao toan canh
Toàn cảnh B’lao ngày xưa
Cho Blao
Tìm hiểu về địa danh B'lao 14
ganh Blao
Tìm hiểu về địa danh B'lao 15
cho blao baolocngaynay
Tìm hiểu về địa danh B'lao 16

Năm 1930 Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập tại Công Hinh (B’lao) một Trung tâm thực nghiệm Nông học rộng khoảng 1.000 Ha (sau trở thành Trường Quốc gia Nông Lâm Mục vào năm 1955);

Thu tinh cua ns TrinhCongSon duoc chep lai
Bản chép lại lá thư của nhạc sĩ họ Trịnh

Từ khóa » B'lao Xưa