Tìm Hiểu Về Dòng Họ Tôn Thất Và Tôn Nữ

Không phải ai cũng biết về nguồn gốc và lịch sử dòng họ trâm anh này.

Bạn đã từng nghe đến cái tên “Công Tằng Tôn Nữ” trong các tiểu phẩm. Ai cũng biết dòng họ này chỉ dành cho công chúa, người phụ nữ có hoàng thân quốc thích.

Nam Phương hoàng hậu trong triều phục năm 1934
Nam Phương Hoàng Hậu – Vợ của Vua Bảo Đại (Bà là dâu họ Nguyễn, không mang họ Tôn Nữ, nhưng xin minh họa để thể hiện vẻ đẹp xa xưa)

“Nếu như người Việt Nam theo nguyên tắc Phụ Hệ và chỉ có con gái mới có mang họ Công Tằng Tôn Nữ. Vậy tại sao bây giờ vẫn có người mang họ đó (bởi con gái mang họ cha). Hoặc đây chỉ có thể là do một nguyên tắc chân truyền nào đó” ?

Hãy cùng HinhanhVietNam.com tìm hiểu vấn đề này:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.

Từ năm Minh Mạng thứ 3 (1923), những người trong Hoàng tộc thuộc dòng dõi các chúa bắt đầu được thay tên là Tôn Thất thay cho họ Nguyễn Phúc.

Gia phả 13 đời Vua Nguyễn

Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :

  • Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.
  • Công Nữ : con của vua.
  • Công Tôn Nữ : cháu của vua.
  • Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.
  • Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.
  • Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .

Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.

Các nhân vật nổi tiếng trong dòng họ Tôn Thất – Tôn Nữ

Tôn Thất:

Tôn Thất Hiệp: Tướng chúa Nguyễn

Tôn Thất Thuyết: Đại thần nhà Nguyễn.

Tôn Thất Đàm: Khâm sai chưởng lý quân vụ đại thần nhà Nguyễn một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.

Tôn Thất Tiệp: Một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.

Tôn Thất Hân: Phụ Chánh Thân Thần nhà Nguyễn, thay mặt vua Bảo Đại trong thời gian vua đi du học

Tôn Thất Tùng: Bác Sĩ Hàng Đầu Việt Nam thế kỷ 20

Tôn Thất Bách: Bác Sĩ, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hiệu Trưởng Đại học Y Hà Nội

Tôn Thất Tiết: Nhà Soạn Nhạc Người Pháp Gốc Việt

Tôn Thất Lập: Nhạc Sĩ

Tôn Thất Đào: Họa Sĩ, Hiệu Trưởng Đầu Tiên Của Cao đẳng Mỹ thuật Huế

Tôn Thất Thiện: nhà dân tộc chủ nghĩa

Tôn Thất Uẩn: Nghị Sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Tôn Thất Đính: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa

Tôn Thất Xứng: Thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa

Tôn Thất Khiên: Đại tá Việt Nam Cộng Hòa Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Huế

Tôn Thất Sanh: Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Trợ Lý Quyền Tham mưu Trưởng Tư lệnh Vùng 2.

Tôn Nữ: Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh – Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu EU và tại Bỉ. Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.

Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh
Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh

Công Tằng Tôn Nữ Kim Anh – nhân vật chính trong chuyện tình có thật của tác giả bài hát Giọt Lệ Đài Trang với cô tiểu thư con nhà trâm anh thế phiệt.

Tổng hợp từ  dembuon.vn , congnghe5giay.com …

P/S: Nếu có sai sót, xin các bạn comment vào bên dưới. Hình ảnh Việt Nam.com sẽ đính chính!

Từ khóa » Nguồn Gốc Dòng Họ Tôn Thất