Tìm Hiểu Về Judo - Võ Thuật Nhu đạo Nổi Tiếng Tại Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm
1. Nhu đạo - Judo là gì?
Jūdō (柔道) hay còn gọi là Nhu đạo là môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro (嘉納治五郎) (1860-1938) sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jūjitsu (柔術, Nhu thuật) của Nhật Bản. Jū có nghĩa là khéo léo, uyển chuyển còn dō là đạo với mục đích "lấy nhu thắng cương". Jūjitsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,... dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Jūdō không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Các đòn chém và đâm dùng bàn tay và bàn chân cũng như vũ khí phòng thủ là một phần của judo, nhưng chỉ trong các hình thức sắp xếp trước (kata, 形) và không được phép trong các cuộc thi judo hoặc tập luyện (randori, 乱 取 り). Một học viên judo được gọi là một judoka.2. Lịch sử võ thuật nhu đạo Judo
Rất khó để xác định chính xác nguồn gốc của Jūdō nhưng về cơ bản võ thuật được sinh ra trong xã hội Samurai, và Jūdō là một trong số đó. Ngày xưa, giới võ sĩ Sumuari phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe để tham gia chiến trận và bảo vệ lâu đài, lãnh thổ của lãnh chúa. Võ thuật là lựa chọn hàng đầu để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các võ sĩ Samurai. Trong đó, phổ biến nhất là môn võ hay còn gọi là Nhu thuật. Nhu đạo Judo được bắt nguồn từ Samurai Đến thời Edo, Nhu thuật được phát triển mạnh mẽ, trở thành một môn võ có hệ thống và được nhiều người theo học. Cùng với sự phát triển này, các võ sư cũng đã sáng tạo ra nhiều đòn đánh mới. Tuy nhiên, đến thời Minh Trị, thế kỉ XIX, Nhật Bản bước vào công cuộc hiện đại hóa, tăng cường tiếp cận văn minh phương Tây. Đây là lúc tầng lớp samurai suy yếu, Nhu thuật bị thất sủng vì nhiều người cho rằng, môn võ này đầy tính bạo lực và nguy hiểm. Các yếu tố nguy hiểm trong Nhu đạo được loại trừ để cho ra đời môn võ Judo và cũng vào thời điểm đó, thế giới võ thuật Nhật Bản chứng kiến sự ra đời của một môn võ mới thay thế Nhu thuật – môn võ Judo. Người sáng lập ra môn võ này là Kano Jigoro. Võ sư Kano Jigoro - người sáng lập Judo Nhật Bản3. Các đòn thế trong nhu đạo Judo
Trong Judo, người ta chia ra nhiều nhóm đòn, trong đó có hai nhóm đòn chính là Katame waza và Nage waza. *Nhóm kỹ thuật khống chế/khoá siết - katame-waza (固技?)Nhóm đòn đè (Osaekomi waza) Nhóm đòn xiết cổ (Shime waza)Nhóm đòn khoá bẻ khớp (Kansetsu waza) Katame waza là kỹ thuật khống chế khiến cơ thể đối phương không thể động đậy. Trong nhóm đòn này quan trọng nhất là đòn đè Osae-komi.
* Nhóm kỹ thuật quật (vật, ném) - nage-waza (投げ技?)
Nage waza là kỹ thuật quật ngã đối phương. Trong trận đấu, võ sĩ giành thắng lợi tuyệt đối với điểm Ippon khi anh ta quật ngã đối phương, khiến lưng đối phương chạm mặt chiếu Tatami bằng một đòn Nage waza có sức mạnh và tốc độ. Có tổng cộng trên 60 đòn đánh thuộc nhóm đòn Nage waza.
Trong các đòn ném Nage waza (hay đòn vật, đòn quật) được chia ra thành 2 nhóm: nhóm đòn đứng và nhóm đòn hi sinh. + Trong nhóm đòn đứng (Ta'ichi waza) có các bộ đòn:
Nhóm đòn chân (Ashi waza) Nhóm đòn hông (Koshi waza) Nhóm đòn tay (Te waza)
+ Trong nhóm đòn hi sinh (Sutemi waza) có các bộ đòn:
Nhóm đòn hi sinh ngã sau (Matsuemi waza) Nhóm đòn hi sinh ngã nghiêng (Yokotsutemi waza)
4. Hệ thống đai trong nhu đạo Judo
Đẳng cấp trong Jūdō thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mỗi võ sĩ. Từ đai vàng đến đai nâu, cuộc thi đấu tổ chức ở phòng tập và do võ sư trực tiếp dạy mình thăng cấp cho. Từ đai nâu đến đai đen võ sĩ phải thi đấu trước một hội đồng có uy tín. Việc thăng đẳng cấp này có quy định về quốc tế.
Đai và trang phục thi đấu nhu đạo Judo
Hệ thống đai trong nhu đạo Jūdō được ấn định như sau:
Cấp 6: Đai trắng Cấp 5: Đai vàng Cấp 4: Đai cam Cấp 3: Đai xanh lá cây Cấp 2: Đai xanh lam Cấp 1: Đai nâu - Từ 1 đẳng đến 5 đẳng đai đen thì có các vạch trắng. - Từ 6 đến 8 đẳng đai đoạn đỏ, đoạn trắng. - Từ 9 đẳng đến 10 đẳng đai màu đỏ.
5. Nhu đạo thực chiến thế nào?
Đặc trưng của võ Judo là các thế ném, quăng, quật, quét, đè, siết cổ, khóa bẻ tay đối thủ. Trang phục của Judo là Màu trắng- thể hiện sự tinh khiết của tâm hồn võ sĩ. Để phân biệt giữa hai đối thủ khi thi đấu cho dễ dàng, Liên đoàn Judo Thế giới ban hành thêm màu xanh.
Đối thủ chào nhau trước khi thi đấu
Các trận đấu của Jūdō diễn ra trên sàn tập bằng chiếu, hình vuông có bề rộng 9.1m. Phân thắng bại dựa vào số điểm đạt được khi hết thời gian trận đấu, hoặc trong trận đấu, ai có được điểm đầu tiên sẽ thắng. Đấu thủ sẽ nhận được 1 điểm khi ném ngã đối thủ nằm ngửa hoặc khống chế thành công, buộc đối thủ phải đầu hàng bằng Katame-waza, kìm giữ đối thủ trong 30s bằng thế Osae-waza, siết cổ bằng thế Shime-waza, bẻ khớp khủy tay bằng thế Kansetsu-waza có hiệu quả trong 1 phút.
Việc đánh giá sẽ dựa vào 2 yếu tố có kỹ thuật và có hiệu quả. Có kỹ thuật là khi có các đòn C Một đòn ném đối thủ đẹp mắtném chưa đủ đạt được 1 điểm hoặc khống chế đối thủ được hơn 25s bằng thế Katame-waza. Hai lần ra được đòn có kỹ thuật sẽ giành được 1 điểm. Có hiệu quả là khi ra đòn ném chưa đạt tới mức có kỹ thuật hoặc khi khống chế được đối thủ bằng thế Katame-waza trong 20s. Dù ra được đòn có hiệu quả bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn không được tính điểm.
Ngoài ra, còn có trường phái Jūdō tập trung vào Ne-waza gọi là Kōsen Jūdō (hay Nanatei Jūdō). Luật của trường phái này hoàn toàn khác với Japanese Kōdōkan Jūdō. 6. 10 điều tâm niệm của Jūdō Mỗi môn võ đều ra đời đều có một ý nghĩa khác nhau và người học võ từng môn phái đều có những quy tắc riêng biệt. Với nhu đạo Judo luôn tâm niệm:
- Tôn trọng kỉ luật, nội quy nhà trường. - Kính thầy yêu bạn, bênh vực người yếu đuối. - Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác. - Ngoài những trận đấu giao hữu, tuyệt nhiên không thách đấu với bất kì ai. - Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải bình tĩnh. - Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, luôn dung thứ người thất thế. - Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hào và kiên trì. - Nghe lời nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn việc công thì băng mình tới. - Thà chịu thiệt hại còn hơn làm điều hèn nhát, bất công. - Mục tiêu của võ sinh Jūdō là Nhân-Trí-Dũng - Người luyện môn Jūdō khi còn được học ở võ đường hay khi đã vào đời phải luôn luôn ghi nhớ những điều tam niệm để tu thân, hành xử việc đời và giúp ích cho xã hội.
7. Judo tại Việt Nam Judo được truyền bá vào Việt Nam và được đông đảo người Việt yêu thích. Judo cũng là một trong những bộ môn thi tuyển tại các kì Sea Games hay Asiad, Việt Nam cũng đã có nhiều thành tích cao nâng tầm thương hiệu trên đấu trường quốc tế.
Võ sĩ Nguyễn Thị Như Ý dành huy chương vàng cho Việt Nam trên đấu trường Sea Games
Với tinh thần đó, nhiều võ đường mở dạy nhu đạo Judo chiêu sinh các đợt trong năm nhằm nâng cao sức khỏe, tự vệ và có thể đóng góp cho vinh quang đất nước. Trên đây Chúng tôi giúp bạn hiểu thêm về nền võ thuật Nhật Bản đặc biệt là nhu đạo Judo. Để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của Judo, bạn đọc bài viết sau đây: >> Khám phá Samurai - nguồn gốc nhu đạo Judo Nhật Bản
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
HOTLINE: 0979 171 312
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.Từ khóa » Các Màu đai Trong Judo
-
Judo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Cấp đai Môn Judo | Báo Võ Thuật
-
Những Gì Hiện Màu Sắc Của Vành đai Trong Judo - UNANSEA.COM
-
Đai Mạnh Nhất Trong Judo Là Gì?
-
HỆ THỐNG ĐAI VÀ ĐẲNG CẤP TRONG... - Clb Judo Bắc Thăng Long
-
Judo Là Gì? Luật Chơi Trong Võ Judo Chuẩn Xác Nhất - Elipsport
-
[PDF] đai Và Màu đai Của Các Môn Võ Phát Triển Tại Miền Nam
-
Judo - Bộ Môn Võ Thuật Nổi Tiếng ở Nhật Bản
-
Ý Nghĩa Các Màu đai Trong Karate - Tin Tức
-
Judo – Môn Võ Thuật Nhu đạo Nổi Tiếng Của Nhật Bản | WeXpats Guide
-
ĐAI MÀU TRƠN JUDO | Shopee Việt Nam
-
Lịch Sử Của Những Chiếc đai Võ Thuật đã Hình Thành Như Thế Nào?