Tìm Hiểu Về Làng Nghề Truyền Thống Bát Tràng - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Báo cáo khoa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 27 trang )
Mục lụcLời mở đầu..................................................................................................................1Phần I: Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng gốm Bát Tràng..............................31. Xuất xứ:...................................................................................................................31.1. Nguồn gốc:...........................................................................................................31.2. Địa điểm:..............................................................................................................41.3. Tên gọi:................................................................................................................42. Lịch sử phát triển làng nghề:...................................................................................52.1. Lịch sử phát triển của làng nghề theo sử sách và câu chuyện dân gian:..............52.2. Thời kì phát triển của làng gốm Bát Tràng:.........................................................6Phần II: Hiện trạng nghề gốm.....................................................................................91. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng....................................................91.1. Các loại hình sản phẩm:.......................................................................................91.2. Các loại men làm nên thương hiệu Bát Tràng:...................................................111.3. Chất lượng và uy tín của sản phẩm gốm Bát Tràng:..........................................142. Quy trình làm gốm:...............................................................................................163. Ý tưởng góp phần đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của làng nghề:..............193.1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày.........................193.2. Phát triển cơ sở hạ tầng......................................................................................213.3. Có sự liên kết với các công ty du lịch................................................................22Phần 3: Kế hoạch đưa học sinh Tiểu học đi tham quan làng nghề............................231. Các địa điểm tham quan........................................................................................232. Trải nghiệm làm gốm:...........................................................................................25Kết luận.....................................................................................................................26Lời mở đầuThăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây cònnổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa củanhững bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long khôngnhững nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên trường quốc tế.Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng gốm ven sông,làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rấtđáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanhhơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối vớihoạt động kinh doanh du lịch, nó hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch có sứchấp dẫn rất lớn.Đặc biệt, đối với học sinh Tiểu học, việc tham quan làng nghề gốm BátTràng vừa cung cấp cho các em một trải nghiệm thú vị về một nghề cổ truyền, vừagiúp các em có ý thức bảo vệ làng nghề và phát triển làng nghề trong tương lai.Phần ILịch sử hình thành và đặc điểm của làng gốm Bát Tràng1. Xuất xứ:1.1. Nguồn gốc:Người dân trong làng vẫn thường truyền miệng nhau về nguồn gốc của nghềgốm ở đây. Theo lời kể của của cô Phạm Thị Hải – một nghệ nhân gốm sử ở làngnghề vốn từ rất xa xưa vào thời nhà Lý, làng có ba vị Thái học sinh là Hứa VinhKiều (hay còn gọi là Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay còn gọi là LưuVĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tốnng. Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng.Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước, ba vị Thái học sinh này đi quaThiều Châu (nay là Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) thì gặp bão nênphải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, nhân lúc dừng chân, ba ông đến thăm vàhọc được một số kỹ thuật rồi đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. HứaVĩnh Kiều truyền cho làng Bát Tràng nước men rạn trắng, Đào Trí Tiến truyền choThổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ, còn LưuPhương Tú thì truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màuđỏ màu vàng thẫm. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời Đô về Thăng Long và mangtheo 36 làng nghề, trong đó có làng gốm sứ Bát Tràng. Tuy nhiên, làng gốm sứ BátTràng ra sau nên có lịch sử muộn hơn vào khoảng thế kỷ thứ 14. Đến nay, chưa tìmthấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng địnhsự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai cóthể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ cóđiều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Vănhóa Hòa Bình đầu Văn hóa Bắc Sơn, có sự giao lưu cũng như chịu sự ảnh hưởngcủa gốm sứ Trung Quốc.1.2. Địa điểm:Nằm bên tả ngạn sông Hồng cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km vềphía Đông Nam, Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, là một làng nghề cổ truyền nổitiếng của Việt Nam.Ban đầu, xã Bát Tràng có tên là xã Bát, làng Bát, từ đời nhà Trần. Thời Lê,xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thờiNguyễn năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi tên thành trấn Bắc Ninh, năm 1831, đổi tênthành tỉnh Bắc Ninh. Lúc này, xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Du, huyện Gia Lâm,phủ Thuận An, đến năm 1862, chia về phủ Thuận Thành, và đến năm 1912, chia vềphủ Từ Sơn. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, có một thời gian ngắn từ tháng 2đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. Năm 1948, xã BátTràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan thành xã Quang Minh. Từ năm 1964,tên Bát Tràng được khôi phục như hiện nay.1.3. Tên gọi:Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là bát ăn của nhà sư (鉢) (tiếng Phạn là Patra),tiếng Tràng, còn gọi là Trường, có nghĩa là cái sân lớn, mảnh đất lớn. Theo các cụgià trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ Kim - 鉢, ví với sự giàu có, 鉢 - bản, cónghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu: cónghề, có nghiệp thì cũng không được quên gốc. Hiện nay, tại các đình, đền, chùa ởBát Tràng, đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết là 鉢 場.Bạch Thổ phường (phường Đất sét trắng) là tên gọi đầu tiên của Bát Tràngvào thời sơ khai khi những người thuộc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng theo vua LýCông Uẩn dời đô di cư từ Trường Vĩnh Ninh Thanh Hóa ra đây khai hoang, làmgốm. Hiện, Đình Bát Tràng còn lưu giữ bức hoành phi “Bạch thổ danh sơn” ghi dấumốc son này.Bá Tràng phường, tên gọi của Bát Tràng vào đầu thời Trần.Xã Bát, tên gọi này xuất hiện vào cuối thời Trần. “Đại Việt sử ký toàn thư”bản kỷ quyển 7 kỷ nhà Trần có đoạn viết: “"Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát Khối, lúa má bị ngập... Châu Khoái, Châu Hồng... hại nhất". Đê Bát – Khối ở đâychính là đê Bát Tràng – Cự Khối (đoạn giữa tuyến đê Long Biên – Xuân Quan ngàynay). Vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) sửchép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân có đi qua "bến sông xã Bát". ĐàoDuy Anh chú giải "xã Bát" chính là xã Bát Tràng.Xã Bát Tràng, tên gọi chính thức cho tới ngày hôm nay, xuất hiện vào thờiLê Sơ. Trong tác phẩm Dư địa chí của mình Nguyễn Trãi có đoạn viết: “...làng BátTràng có nghề làm bát, Huê Cầu có nghề nhuộm vải...”Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng trải qua nhiều tên gọi khác nhau,duy có điều bất biến: nghề làm gốm của Bát Tràng không ngừng phát triển; chấtlượng, kiểu dáng, mẫu mã không ngừng được cải thiện, nâng cao.2. Lịch sử phát triển làng nghề:2.1. Lịch sử phát triển của làng nghề theo sử sách và câu chuyện dân gian:Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tínhvào khoảng thế kỷ 14 – 15.Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chénbát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làngnày đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”…Theo những câu chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng đượchình thành trước khi có ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứBắc Tống đã học được các kỹ thuật làm gốm của người dân nơi đây và truyền lạicho người dân tại nước ta.Trong gia phả của nhiều dòng họ tại Bát Tràng cũng ghi lại những dấuấn lịch sử hình thành làng nghề Bát Tràng, sự xuất hiện của các sản phẩm gốm sứtrong đời sống của người dân với những loại hoa văn, họa tiết màu men khác nhau.Điều này cũng đã được những nhà khảo cổ hiện đại xác nhận qua các dấu tích củacác lớp đất nung và mảnh gốm tìm thấy được ở các vùng Thanh Hóa, Ninh Bình…2.2. Thời kì phát triển của làng gốm Bát Tràng:2.2.1. Thế kỉ 14 - 15Nhà Mạc trị vì giai đoạn này có chủ trương cởi mở, không chủ trương "ứcthương" như trước. Nhờ đó kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.Gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm thời này có nhiều sản phẩm có minhvăn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Trong đó có cả mộtsố quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạnquận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn…Một số sản phẩm nổi bật thế kỉ 14 - 152.2.2. Thế kỉ 16 – 17:Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) cấm vận tư nhân buôn bán vớinước ngoài khiến cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của nước này bị hạn chế.Chính vì thế gốm Bát Tràng đã được mở rộng thị trường ở khu vực Đông Nam Á.Khi nhà Minh quyết định bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫncấm xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, các đồ gốm Bát Tràngđã được nhập cảng vào xứ sở Phù Tang. Đây là giai đoạn phát triển mạnh củangành gốm xuất khẩu Việt Nam. Trong đó ở miền Bắc có 2 trung tâm quan trọng vànổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằmngay bên bờ sông Hồng, ở trên đường thủy nối liền Thăng Long và Phố Hiến. Nhờcác thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nướcphương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang nhiều nước khác.Thế kỉ 15 – 16, thời kì phát triển hưng thịnh nhất của Bát Tràng2.2.3. Cuối thế kỉ 17 và đầu thế kỉ 18:Thời gian này Đài Loan được giải phóng và Trung Quốc đã bãi bỏ chính sáchcấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của TrungQuốc tràn xuống thị trường các nơi và đồ gốm Việt Nam không đủ sức để cạnhtranh. Nhật Bản cũng đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nướcnhư tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua của nước ngoài.2.2.4. Thế kỉ 18 – 19:Các nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tình hình Trịnh,Nguyễn phân tranh làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút vàviệc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Gốm Bát Tràng cũng bị ảnh hưởng,nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ trong nước.2.2.5. Thế kỉ 19 đến nay:Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi nhà nước đang trong chế độ hình thànhcác hợp tác xã thì tại làng gốm Bát Tràng cũng được ra đời Xí nghiệp gốm sứ BátTràng, có các công nhân làm việc tại đây. Họ được thực hành và sáng tạo trongnghề gốm từ đó đã tạo nên một thế hệ có tay nghề làm gốm nổi tiếng như Đào VănCan, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam…Đến khi nước ta gia nhập nền kinh tế thị trường, thì làng gốm cũng có nhiềusự chuyển biến. Các hợp tác xã bị giải thể thay vào đó là các công ty chuyên kinhdoanh mặt hàng này cùng với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ đã tạo nên một lànggốm Bát Tràng nổi tiếng của nước ta.Làng gốm Bát Tràng ngày nayNhư vậy chúng ta có thể thấy rằng, lịch sử hình thành làng nghề BátTràng đã bắt đầu từ hàng trăm năm trước. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, thờikỳ hưng thịnh và suy thoái khác nhau trong từng giai đoạn nhưng làng gốm BátTràng vẫn luôn vững vàng, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời nhất và lớn nhất tạinước ta.Phần IIHiện trạng nghề gốmNghề gốm ở Bát Tràng hiện nay khá phát triển. Trong xã Bát Tràng hiện nay,có rất nhiều hộ gia đình vẫn còn giữ được nghề truyền thống và các nghệ nhân nơiđây vẫn luôn duy trì, giữ gìn, phát huy nghề truyền thống này.1. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng.Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về màusắc kích cỡ. Ngoài những sản phẩm truyền thống có từ các đây 400 500 năm, thìhiện nay với nhu cầu thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã mới phục vụ chocuộc sống.1.1. Các loại hình sản phẩm:Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng vớinâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Những sản phẩmkhông chỉ đẹp chất lượng mà còn đa dạng từ đồ gốm gia dụng như các loại bát đĩa,chậu hoa, âu… hay đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng đồ trang trí mô hình nhà, longđình…Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếmnhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu pháttriển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổbiến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm BátTràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú vềchủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ côngnghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốmgia dụng. Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặtđể trùng tu phục chế di tích cổ.Bộ ấm chén Bát TràngĐồ thờ cúng Bát TràngChậu, chum Bát Tràng1.2. Các loại men làm nên thương hiệu Bát Tràng:1.2.1. Men lam:Men lam là một bài men xuất hiện sớm nhất ở làng gốm Bát Tràng khoảngthế kỷ 14. Nguyên liệu chủ yếu là đá hạ triểu, cao lanh, trường thạch,… Cùng vớiđó là các loại đá màu được nghiền nhỏ trong khoảng từ 70-80 tiếng. Màu đặc trưngcủa men lam là xanh. Đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Người thợ làm gốmBát Tràng sẽ sử dụng men để vẽ các họa tiết lên trên đồ gốm. Tuy nhiên men lamkhông được để trần như các loại men khác. Luôn phải phủ một lớp men màu trắngbóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung.Men lam được các nghệ nhân Bát Tràng vẽ lên trên bề mặt sản phẩm để trangtrí. Loại men này được đun ở nhiệt độ khoảng 1200 – 1300 độ C được dùng chủyếu trong các loại bát đĩa, ấm chén, lư hương, chân đèn,…1.2.2. Men nâu:Men nâu là loại men được sử dụng đầu tiên trong gốm sứ Bát Tràng với sắcđộ màu đạm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm. Càng ngày người ta càng hướngvề tự nhiên, và những nét văn hóa hoài cổ. Men nâu với sắc nâu dân giã thích hợpcho các thiết kế nội thất sử dụng chất gỗ; hoặc lấy nền tảng kết hợp cùng thiênnhiên trong tổng thể toàn bộ kiến trúc. Các loại men này thường được dung trongtrang trí chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa. Ngoài ra men nâu thường được sử dụng kếthợp với các màu men khác tạo nên các sắc độ khác nhau rất phong phú.Chất men không được bóng bẩy. Cho cảm giác hơi sần, thô, mộc. Có lẽ chínhvì thế nên men nâu được yêu thích hơn cả. Nhất là những gia đình nào yêu gốm sứBát Tràng đều sở hữu ít nhất một bộ sản phẩm có men nâu. Đa phần sẽ là bộ ấmchén thưởng trà, hoặc bộ bát ăn cơm trang nhã.1.2.3. Men rạn:Đây là một loại men khá độc đáo. Được tạo ra do sự chênh lệch về độ cogiãn giữa xương gốm và men. Tạo cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sự độc đáoriêng biệt. Hơn nữa còn có ưu điểm dễ dùng với giá thành vừa phải. Vì vậy đượcđặc biệt ưa chuộng. Sản phẩm hoàn chỉnh thường có màu cũ. Nên người dùng cònhay gọi nôm na là đồ gốm men cổ.Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16, với nguyên liệu: đá trường thạch, đá vôi,..nghiền nhỏ (80- 90 tiếng) được phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm rồi đun ở nhiệt độkhoảng 1100-1200 độ C. Sau đó được đánh bởi nước củ nâu (ngày nay thườngdùng thuốc tím) sau khi ngấm sẽ làm nổi lên những khe rạn trên bề mặt.Đây là bài men vô cùng nổi tiếng của người dân Bát Tràng với những chiếclư hương, vò, bình vôi, lọ, nghê thời Lý, Trần được người sưu tầm đồ cổ săn lùng,tìm kiếm.1.2.4. Men trắng ngà:Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệtđộ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa,đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệtcủa đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lamhay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắngngà.Men trắng chủ yếu dùng để phủ lên sản phẩm, ít khi dùng để vẽ trang trí.Đây là bài men thường xuyên dùng cho bộ đồ ăn bởi được đun ở nhiệt độ cao nênbề mặt men vô cùng an toàn đến thức ăn. Vì vậy đảm bảo độ an toàn cho người sửdụng.Nguyên liệu: Đá hạ triểu, cao lanh, đá trường thạch, nghiền nhỏ đun ở nhiệt độ caokhoảng 1200 -1300 độ C.1.2.5. Men xanh rêu:Xuất hiện vào thế kỷ 14, loại men này thường được đun ở khoảng 1200-1300độ C. Có nguyên liệu khá giống với loại men lam nhưng dùng những loại đá màukhác để tạo ra màu xanh rêu đặc trưng.Ngoài việc tráng cho đồ gốm, men ngọc còn được dùng để vẽ mây, tô lênnhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long đình. Men ngọc sắc sẫm còn đượcdùng để tô lên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn hay trên diềm trangtrí nổi chân trước tượng nghê.1.3. Chất lượng và uy tín của sản phẩm gốm Bát Tràng:Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước,thậm chí ra cả nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình,bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản,Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chướcphong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc màsâu lắng của gốm Bát Tràng.Hiện nay, các sản phẩm gốm sứ đã đi vào đời sống người dân phổ biến vàngày càng được ưa chuộng. Quy tụ ở Xưởng gốm Bát Tràng là những sản phẩmmang những nét truyền thống, tinh tế không kém phần hiện đại bởi sự dày dặn kinhnghiệm của lớp nghệ nhân lớn tuổi kết hợp cùng sự trẻ trung năng động của lớpnghệ nhân trẻ tuổi. Tất cả được thể hiện ngay từ quy trình sản xuất với nguyên liệulà lớp đất trắng Bát Tràng sạch và mịn màng, không có cặn. Các sản phẩm được vẽhoàn toàn thủ công với công thức pha chế màu đặc biệt, nước men riêng không thểtrộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Tiếp theo, là tay nghề điêu luyện, nhiều kinh nghiệmcộng với sự chuyên tâm của các nghệ nhân trong từng khâu như: dụng cụ làm sảnphẩm, chọn đất, xử lý, pha chế đất đến tạo dáng sản phẩm, trang trí họa tiết hoavăn. Công đoạn nung để tạo ra sản phẩm có vai trò rất quan trong, để tạo nên hiệuquả đặc biệt như thế đòi hỏi phải cần sự kiên nhẫn cùng với công thức chế tác cácmen và tỷ lệ làm mát của lò nung. Đây là khoa học và sự nhẫn nại. Một sản phẩmgốm sứ ra lò là kết tinh của nhiều công đoạn và kĩ thuật tỉ mỉ, chỉn chu dưới bàn taytài hoa của những nghệ nhân xưởng gốm Bát Tràng cùng bí quyết lưu giữ truyềnthống làng gốm từ bao đời nayTheo các nghệ nhân chia sẻ gốm sứ làng Bát có những đặc điểm rất riêng vớinhững kỹ thuật làm gốm là bí quyết riêng của mỗi gia đình. Làng Gia Cao thuộc xãBát Tràng cũng theo làm nghề gốm hay trên khắp đất nước Việt Nam đã xuất hiệnrất nhiều nơi theo làm nghề gốm, mặc dù vậy với những nét độc đáo khác lạ, bề dàylịch sử và chất lượng siêu Việt của gốm sứ Bát Tràng đã đem đến cho gốm sứ nơiđây vị trí mà hiếm có làng nghề làm gốm nào có được.Làng quê Bát Tràng tỏa vào nắng chiều làn khói của những lò nung gốm, bóngdáng Bát Tràng đã tượng hình trong một bức tranh gốm của những nghệ nhân đãhọc nghề và nên nghiệp ở đây. Về Bát Tràng bây giờ, du khách trong và ngoài nướcsẽ thấy một Bát Tràng - làng cổ tồn tại song song cùng với một Bát Tràng - đô thịnhưng vẫn giữ được nét truyền thống riêng. Truyền thống và hiện đại đan xen cảtrong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như diện mạo mới củalàng gốm Bát Tràng. Trong suốt quá trình nghề gốm của mình, người Bát Tràngluôn ý thức tầm quan trọng của làng nghề là phải thích nghi với hoàn cảnh biến đổicủa nền kinh tế xã hội theo từng thời kỳ, nắm bắt nhanh chóng các thành tựu gốmmới và đặc biệt quan tâm đến thị hiếu, thẩm mĩ và yêu cầu ngày càng đa dạng củakhách hàng. Từ đó họ có thể sáng tạo cho ra đời những sản phẩm gốm sứ là nhữngtác phẩm nghệ thuật tinh túy và sống động.2. Quy trình làm gốm:Đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năngsáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ.Tất cả các loại hình sản phẩm đều được chế tác tinh xảo theo một quy trình nghiêm ngặt cùng với tay nghề của những người dân dày dạn kinh nghiệm. Để cóđược một sản phẩm gốm sử hoàn chỉnh cần phải trải qua ba quy trình chính. Đầutiên là quá trình tạo cốt gốm bao gồm các công đoạn chọn đất, xử lý, pha chế đất,tạo dáng, phơi sấy và sửa hàng mộc. Tiếp theo đó là quá trình trang trí hoa văn vàphủ men cũng gồm các bước nhỏ như chế tạo men, tráng men và sửa hàng men.Cuối cùng là quá trình nung, người làm gốm sẽ phải chuẩn bị lò nung, bao nung,nhiên liệu sau đó chồng lò lên rồi vào bước đốt lò.Chọn, xử lí và pha chế đất: Đất sét khi khai thác, thường bị rắn nên phải tướinước cho no rồi dùng mai thái mỏng. Loại bỏ tạp chất; dùng chân nhào thật kỹ rồiđắp thành từng đống lớn; thái đi thái lại nhiều lần tạo nên đất có độ mịn, dẻo. Côngđoạn này gọi là luyện đất hay thấu đất.Tạo hình sản phẩm: đây là khâu quan trọng đặc biệt quyết định hình dángriêng của gốm sứ. Từ đất sét đã xử lý, nghệ nhân gốm có thể tạo hình bằng phươngpháp vuốt tay, be chạch trên bàn xoay hoặc bằng khuôn in. Sau đó gốm sẽ đượcphơi sao cho khô đều, không bị nứt nẻ hoặc thay đổi hình dáng sản phẩm khi vừatạo hình xong.Trang trí hoa văn: Sau khi gốm được phơi khô sẽ được vẽ bằng bút lông vẽmàu để trang trí các loại hoa văn để tăng tính nghệ thuật cho sản phẩm. Các nghệnhân cũng có thể sử dúng các lối trang trí hoa văn khác như đánh chỉ hoặc bôi menchảy để tạo nên các đường nét tự nhiên hài hòa.Tráng men: Sau khi sản phẩm đã được trang trí xong, người ta sẽ nung sơ vớinhiệt độ không cao rồi tráng men sau hoặc có thể nhúng men không cần nungtrước. Người ta sẽ dội men hoặc phun men đối với các sản phẩm có kích cỡ lớn, vớicác sản phẩm nhỏ hơn người ta có thể dùng phương pháp nhúng men.Nung: Người ta có thể sử dụng các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu hoặc lò hộp vớinhiên liệu là củi, than cám hoặc ga để nung gốm. Mỗi dạng gốm, mỗi dạng lò gốmyêu cầu nhiệt độ nung khác nhau. Thường gốm được nung từ 600-1350 độ C. Cụthể, gốm đất nung ở khoảng 600-900 độ C, gốm sành nâu từ 1100-1200 độ C, gốmsành xốp từ 1200-1250 độ C, gốm sành trắng khoảng 1250-1280 độ C và đồ sứ từ1280-1350 độ C.3. Ý tưởng góp phần đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của làng nghề:3.1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bàyHiện nay sản phẩm của Bát Tràng đã rất đẹp và phong phú, tuy nhiên nhữngsản phẩm dành cho du lịch chưa nhiều. Sản phẩm của Bát Tràng vẫn đơn thuần chỉlà đồ gia dụng như: cốc chén, bình, vò,... du khách cũng rất thích và mua rất nhiều.Tuy nhiên để là một vật lưu niệm, có lẽ điều du khách du lịch mong muốn chỉ làmột món đồ nho nhỏ, xinh xinh tiện mang đi để về làm quà hoặc trưng bày để nhớdấu ấn về những nơi họ đã đi qua. Ví dụ: các đồ vật nhỏ, có hình ảnh như đĩa, bìnhrượu...Một thực tế là các hoa văn, hình ảnh phỏng theo các điển tích cổ sẽ rất khóbán cho khách du lịch vì họ không am hiểu về điển tích đó mà chỉ đơn thuần muốncó một kỉ niệm về nơi mà họ đã đến thăm. Do đó, bên cạnh việc vẫn duy trì một sốsản phẩm truyền thống đặc trưng, Bát Tràng cũng cần phải có những sản phẩmmang hình ảnh gắn liền với điểm du lịch và chỉ nên phân phối các sản phẩm này tạicác điểm du lịch đó. Đối với khách du lịch trong nước, các hình ảnh này có thể làhình ảnh về Hà Nội, về làng gốm Bát Tràng, còn đối với khách du lịch quốc tế, BátTràng có thể sản xuất các sản phẩm có hình ảnh chung về Việt Nam. Các hình ảnhnày có thể ở dạng vẽ hoặc ở dạng mô hình, mô phỏng…Nếu như du khách có ghé vào thăm một lò nào đó trong làng thì có thể hỏinhững người thợ dễ dàng về những gì độc đáo và thú vị của sản phẩm. Nhưng tạicác gian hàng, sản phẩm rất đa dạng và phong phú và đa dạng mà không hề thấy cómột chút chỉ dẫn, giới thiệu gì đối với từng sản phẩm, nên nếu du khách chỉ muốntự mình xem và tìm hiểu thì sẽ rất khó, buộc phải hỏi thăm người bán hàng. Nên đểdu khách hiểu biết được về gốm sứ của Bát Tràng và tự do tham quan thì các ngăntrưng bày cần có những thông tin sơ bộ về hàng hóa như: loại men, màu sắc, nơisản xuất,... đặt cạnh mỗi sản phẩm hay chung cho cả một dãy hàng.Vốn sản xuất chủ yếu của các lò vẫn là vốn tự có, điều này đã phần nào gâyhạn chế đến khả năng sản xuất và gây ô nhiễm môi trường (do các lò có khôngnhiều vốn vẫn đốt lò bằng than cám). Do vậy các hộ sản xuất tại làng rất cần đượcnhà nước mà cụ thể là các ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho vay vốn, các nhàđầu tư trong và ngoài nước cả về vốn lẫn công nghệ.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầngĐường bộ và đường sông đến Bát Tràng rất thuận tiện nhưng hiện tại rất cầnđược cải tạo và nâng cấp. Bến sông hiện nay là bãi đổ chất thải rắn của làng, điềunày rất bất lợi cho du lịch, nó gây mất mỹ quan và tạo ấn tượng ban đầu không tốtcho du khách. Đường dẫn lên bến vào làng còn tương đối hẹp cần mở rộng và treobiển to hơn để từ xa du khách trên thuyền đã có thể nhận thấy bến cảng của làng.Tuyến đường đê Long Biên - Xuân Quan hiện đang bị xuống cấp, có rấtnhiều ổ gà gây cản trở việc đi lại. Hiện nay tuyến đường đã được mở rộng hơn 2msau khi xây kè đê bằng bê tông nhưng đường vẫn chưa được tu bổ nâng cấp. Chínhquyền thành phố và huyện cần có kế hoạch đầu tư đồng bộ cho cả tuyến đường nàykhi xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tại Bát Tràng.Bao quanh làng là một con đường bên sông mà từ đó du khách có thể phóngtầm mắt bao quát được ra mặt nước sông Hồng mênh mông rộng lớn. Con đườngnày đã được chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà nội ra quyết định thi côngtrong tổng thể kế hoạch quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng, nhưngcon đường mới chỉ được hoàn thành 3/4 . Phần còn lại là phần từ Đình đến thônGiang cao được người làng cho rằng đó là phần đẹp nhất của làng thì chưa đượclàm. Con đường này bị cụt một đoạn từ cổng Đền làng đến thôn Giang Cao vì bị lởkhi nước sông lên hằng năm nên muốn tạo một con đường dài liên tục thì phải xâykè và mở lại đoạn đường đã bị nước sông cuốn đi. Hiện nay con đường phần đượclàm mới chỉ đổ bê tông. Khi hoàn tất làng có thể lát đường bằng toàn bộ gạch BátTràng thì con đường này sẽ tạo cho làng một bộ mặt hoàn toàn mới. Du khách cóthể đi dạo trên con đường này để tham quan xung quanh làng.Đường đi trong làng cổ vẫn rất chật hẹp và ngoắt ngéo và đó là nét đặc trưngcủa làng, nhưng để khách du lịch có thể tiện đi lại thì cần có biển chỉ dẫn bởi lối đitrong làng nếu không phải người làng thì rất khó thâm quan được mọi nơi tronglàng. Làng Bát Tràng đi theo đường bộ thì phả đi qua một làng khác là làng GiangCao cũng có rất nhiều cửa hàng gốm sứ mỹ nghệ và lò sản xuất. Nên để du kháchcó thể tới được làng gốm Bát Tràng truyền thống cần có thêm những biển chỉđường trên dọcđường đê và cần thiết nhất là con đường qua làng Giang Cao, để tới thẳng đượccổng làng.3.3. Có sự liên kết với các công ty du lịchCác lò sản xuất trong làng cần kết hợp với các công ty lữ khách để tổ chứcđón khách tới làng được chủ động và chu đáo hơn.Những nhười dân của làng có thể giúp các công ty lữ khách về nghiệp vụhướng dẫn và các dịch vụ bổ sung khác.Nếu du khách muốn tự làm cho mình một món đồ lưu niệm thì khi có sự liênkết của công ty lữ hành và làng nghề thì chi phí cho cho việc gửi trả tới khách hàngsẽ đơn giản và ít tốn kém hơn.Phần 3Kế hoạch đưa học sinh Tiểu học đi tham quan làng nghề1. Các địa điểm tham quan1.1. Làng cổ Bát TràngĐến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, không thể không ghé qua làng cổ BátTràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Học sinh Tiểu học có cơ hội khámphá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộcmạc, đậm chất. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thểkể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấmmen lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng BátTràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếuđi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, học sinh Tiểu học có thể khám phá nét vănhóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.1.2. Chợ gốm Bát Tràng:Chợ Gốm là nơi các em có thể tìm thấy những món quà làm kỉ niệm xinhxắn, vừa độc lại vừa rẻ. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốmsứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùngđẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổitiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại nhữngkhoảng sân gốm mini ở trong chợ.1.3. Lò bầu cổ:2. Trải nghiệm làm gốm:Tại sân nặn gốm, học sinh được tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từgốm và men sứ. Các con có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạotạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưabiết cách sử dụng, các em sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêuluyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ đượcnung đốt để đem về nhà. Vậy là các em để khoe bạn bè, người thân tác phẩm nghệthuật chính tay mình tạo ra.
Tài liệu liên quan
- Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống Bát Tràng
- 69
- 1
- 0
- đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp quản lý và sử dụng đất làng nghề truyền thống bát tràng
- 58
- 615
- 1
- Nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Bát Tràng - Hà Nội
- 89
- 682
- 0
- TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIÊT NAM pps
- 7
- 1
- 5
- Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008
- 94
- 805
- 0
- TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG VÀ GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- 69
- 753
- 1
- Về làng nghề truyền thống luyện sắt phú bài và rèn hiền lương tỉnh thừa thiên huế
- 252
- 339
- 0
- Tìm hiểu về công nghệ truyền thông tầm ngắn NFC (near field communication) và ứng dụng công nghệ này ở việt nam
- 15
- 849
- 12
- Tìm hiểu về công nghệ truyền hình internet IPTV
- 80
- 301
- 2
- tìm hiểu về làng nghề truyền thống bát tràng
- 27
- 993
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(8.45 MB - 27 trang) - tìm hiểu về làng nghề truyền thống bát tràng Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tìm Hiểu Về Làng Nghề Truyền Thống Bát Tràng
-
Giới Thiệu Về Làng Nghề Gốm Bát Tràng | Viet Fun Travel
-
Tìm Hiểu Về Làng Gốm Bát Tràng Trứ Danh Đất Việt - Klook Blog
-
Làng Nghề Gốm Sứ Bát Tràng ở Việt Nam
-
Giới Thiệu Chung Về Làng Nghề Gốm Sứ Bát Tràng
-
Nghề Gốm Làng Bát Tràng - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Làng Gốm Bát Tràng - Niềm Tự Hào Của Làng Nghề Truyền Thống Việt ...
-
Giới Thiệu Về Làng Gốm Bát Tràng & Thông Tin Du Lịch Chi Tiết 2022
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Một Làng Nghề Truyền Thống - Thủ Thuật
-
Làng Nghề Truyền Thống Với Phát Triển Du Lịch: Nhìn Từ Làng Cổ Bát ...
-
Gốm Bát Tràng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làng Gốm Bát Tràng địa điểm Du Lịch Trong Ngày Gần Hà Nội - Vntrip
-
Khám Phá Thú Vị Về Làng Gốm Bát Tràng - Hànộimới
-
Tìm Hiểu Về Làng Nghề Truyền Thống Gốm Sứ Bát Tràng
-
Khám Phá Làng Nghề Truyền Thống Gốm Bát Tràng