Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo

Hoa đăng là gì?

Hoa là tượng trưng cho những gì thanh khiết, đẹp đẽ. Thơm ngát để hiến tặng cho người, cho cuộc sống nhân sinh. Và cũng qua đó con người thể hiện tấm lòng thiện mỹ. Thanh lương hiến dâng lên chư Phật, Bồ tát, liệt vị Thánh hiền.

Đăng là đèn, là ánh sáng tượng trưng cho sự hiểu biết, là trí tuệ sáng suốt, sự giác ngộ soi sáng cho con người. Giúp chúng sanh phá trừ mọi sân si, vô minh cố chấp, giúp muôn loài đạt đến sự giác ngộ, giải thoát mọi khổ đau.

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo
Lễ hội hoa đăng

Từ ngàn xưa đến nay, và có lẽ đến mãi ngàn sau, lễ hội Hoa Đăng. Hay lễ hội Ánh Sáng luôn được những đại quốc gia trang nghiêm tổ chức ngày một long trọng, thiêng liêng và huyền diệu.

Từ đại lục địa Ấn Độ cổ kính trầm hùng, lễ hội Ánh sáng Diwali (1) được tổ chức vô cùng huyền bí với hàng vạn. Hàng triệu ngọn nến lung linh được thắp sáng mọi thôn xóm. Phố phường của đất nước một tỉ ba dân số thành tâm dâng lên trong ngày đại lễ Diwali,…

Cho đến xứ sở Phù Tang rợp bóng hoa anh đào qua lễ hội lồng đèn Mantoro (2) (Nara, Nhật Bản) hàng muôn triệu lồng đèn thắp lên khắp phố phường. Từ quốc gia dân số đông nhất thế giới của Đại lục địa Trung Hoa trong lễ Tết Nguyên Tiêu (3). Cho đến xứ sở Chùa vàng Thái Lan trong lễ hội Hoa đèn (4)… hàng muôn triệu lồng đèn, hoa đăng… được treo khắp đền, chùa, thôn xóm, phố thị… hoặc thả bay bổng lên trời cao, hoặc thả nhẹ trôi trên dòng nước… gởi theo đó bao niềm ước mơ, khấn nguyện bình an cho tự thân, cho gia tộc… hoặc lời cầu nguyện siêu thoát cho những hương linh thân bằng quyến thuộc, thất tổ cửu huyền. Tại Việt Nam ngày nay cũng như trên đất nước hình chữ S. Đặc biệt là Phố cổ Hội An suốt những mùa lễ hội luôn lung linh hoa đèn huyền ảo. Dòng sông Hoài thơ mộng của Phố cổ luôn lung linh huyền diệu ánh sáng hoa đăng mỗi khi hoàng hôn buông phủ đêm về.

Đi tìm nguồn gốc:

Tại quốc gia Ấn Độ thời xa xưa, trước khi Phật giáo xuất hiện, Ấn Độ giáo. Còn gọi là Bà La Môn giáo là một trong những tôn giáo lớn có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.

Lễ hội Ánh Sáng cũng đã được tổ chức từ thời ấy, cho đến ngày nay cũng được xem là Lễ Hội lớn nhất của quốc gia này. Đó là lễ hội Diwali, hàng triệu, hàng tỉ đèn hoa được thắp sáng được thắp lên trên khắp đại lục Ấn Độ với dân số 1 tỉ ba trăm triệu người; theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia: “Diwali là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. Người dân Ấn Độ và Nepal cũng như tại các cộng đồng Ấn giáo khác trên thế giới ăn mừng lễ Diwali/ Vào đêm 13 kỳ trăng khuyết (tức đêm 28) của tháng Ashwin. Cho tới ngày thứ hai của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ. Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa). Để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác. Lễ hội cũng đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain.”

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo
Lễ hội hoa đăng hằng năm ở Thái Lan

Ý nghĩa của việc cúng dường ánh sáng trong Phật Giáo

Truyện cổ Phật giáo có câu chuyện cúng đèn của Bà lão ăn mày vô cùng ý nghĩa, chuyện kể rằng.

Hằng năm mỗi dịp lễ hội Ánh sáng Diwali về. Hàng muôn triệu đèn hoa sẽ được thắp sáng dâng lên các đấng thần linh tại các đền thờ, tu viện. Và dâng lên các bậc đạo sư khả kính.

Vào thời đức Phật Thích Ca, tại thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà trị vì bởi vua Tần Bà Ta La. Lễ hội Ánh Sáng năm đó được diễn ra vô cùng trọng thể, sắp đến ngày lễ hội, mọi thôn xóm phố phường được quét dọn sạch sẽ. Khắp nơi trang hoàng cờ hoa đón mừng lễ hội, đặc biệt địa điểm thiêng là tinh xá Trúc Lâm do vua Tần Bà Ta La dâng cúng.

Nơi đó có sự hiện diện của Đức Phật và Tăng đoàn. Lúc bấy giờ có một Bà lão ăn mày tên Nan Đà, thuộc giai cấp cùng đinh (5). Suốt cuộc đời bà phải ăn xin vô cùng đói khổ, không có nhà ở, không có quần áo tươm tất che thân… Nhìn lễ hội Ánh sáng sắp về, mọi người sum vầy ấm áp bên người thân, bên gia đình… Nhìn lại thân mình quần áo tả tơi, không nhà ở, không tài sản, không người thân… Bất giác rơi lệ thầm nghĩ: Sở dĩ mình như ngày nay chắc nhiều đời kiếp tạo nghiệp không biết làm phúc, bố thí cúng dường…Suốt cuộc đời sống trên nhân gian chưa từng làm việc gì ý nghĩa… Hướng về tinh xá Trúc Lâm, bà biết nơi đó có đức Phật Thế Tôn, là bậc Thánh tôn quý nhất đất nước này, đến độ cả vua, hoàng hậu, thần dân đều quy y kính lễ… lòng bà hạ quyết tâm sẽ làm sao có một ngọn đèn dâng cúng Phật… Lục trong người còn 3 hào rupee, Bà nguyện từ sớm hôm nay đến chiều tối sẽ cố gắng đi xin, không ăn uống dành tiền mua đèn, suốt ngày hôm ấy chỉ xin được 2 hào rupee… Hoàng hôn bắt đầu buông phủ bà vội vã vào một tiệm đèn, chủ tiệm bảo 5 hào rupee rách nát chưa đủ mua một ngọn đèn, buồn bả rơi lệ không có gì để đổi… bà xin chủ tiệm cắt mái tóc của mình (6) đổi thêm được 2 hào nữa, 7 hào được chiếc đèn tương đối gồm: dầu, đĩa, bấc… cầm ngọn nến trên tay đi vội đến tinh xá Trúc Lâm vừa kịp lúc Lễ hội bắt đầu, đến trước cổng tinh xá bà gần té xỉu thất vọng, đêm hội hoa đăng lung linh đèn hoa trang trí từ hương thất của đức Phật đến thẳng bên ngoài toàn những ngọn đèn, chiếc nến sáng đẹp lung linh của vua quan, trưởng giả dâng cúng, nhìn lại ngọn đèn hẩm hiu trên tay bà quỵ xuống không dám tiến vào bên trong lễ hội… Bà lầm lũi bước đến khóm trúc bên ngoài cổng tinh xá, mắt rơi lệ, tay run run, chân khụy xuống…. đặt ngọn đèn hẩm hiu vào khóm trúc ngẹn ngào khấn nguyện: “Bạch đức Thế Tôn và chư vị thần linh chứng giám, suốt cuộc đời con khổ lắm rồi, con không biết có sống được đến ngày mai không… giờ con không ước mong, không cầu xin điều gì… con chỉ mong con hết khổ, dứt trừ nghiệp chướng nhiều đời, mong được giải thoát giác ngộ…”

Bà hướng về hương thất đức Phật đảnh lễ 3 lần, gắng gượng đứng dậy lầm lũi khuất dạng vào bóng đêm. Ba ngày ba đêm lễ hội Ánh sáng cũng trôi qua, các vị Tỳ kheo tại tinh xá đi thâu dọn các ngọn đèn nến đã tàn. Khi đến khóm trúc bên ngoài Tinh xá, tôn giả Mục Kiền Liên vô cùng ngạc nhiên sao lại có ngọn đèn nhỏ bé trong khóm trúc vẫn tỏa sáng, nhặt ngọn nến lên Tôn giả đưa tay vẫy tắt, nhưng không làm sao tắt được, thậm chí tôn giả dùng đến thần thông siêu nhiên (7) của mình cũng không tắt được, Tôn giả vội vàng vào thưa đức Thế Tôn, Ngài dạy: “Đây là ngọn nến của Bà lão ăn mày dâng cúng với tâm nguyện của Bồ tát, Bồ đề tâm… cầu quả vị hết khổ, giải thoát giác ngộ, Ông cũng là vị Thánh Thanh văn… không thể nào dập tắt được tâm Bồ đề, Bồ tát được… Như Lai chứng biết rằng vô lượng kiếp về sau, Bà lão đó cũng sẽ thành Phật hiệu là Đăng Quang Như Lai.”

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo
Cúng một ngọn đèn chính là ta gieo một hạt giống trí tuệ và phước đức

Đại thừa Phật giáo (Mahayana Buddhism), Lịch sử Thiền tông Ấn Hoa (8) có câu chuyện về Niêm Hoa Vi Tiếu: Hôm ấy trên pháp hội Linh Sơn, đức Thế Tôn không nói một lời nào, chỉ đưa cành hoa sen lên trước đại chúng, cả thánh chúng đều ngơ ngát không hiểu đức Thế Tôn chỉ dạy điều, chỉ có ngài Ma ha Ca Diếp mĩm cười, đức Phật liền nói: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.” Theo truyền thống này, sau khi đức Phật nhập Niết bàn, Y Bát của đức Thế Tôn được truyền cho tôn giả Maha Ca Diếp, lịch đại Tổ Sư truyền y bát cho nhau: Từ tôn giả Ma ha Ca Diếp truyền lại cho tôn giả Anan… truyền đến tổ 28 Ấn Độ là tổ Bồ Đề Đạt Ma, vâng lời tổ 27, Bát Nhã Đa La, Ngài Đạt Ma đã vượt dòng Trường giang Dương tử đến đại lục địa Trung Hoa hoằng pháp làm Tổ đầu tiên… sau đó đã truyền xuống đến tổ thứ 6 của quốc gia này là Lục tổ Huệ Năng. Từ đó đã hình thành nên một giai thoại cao đẹp của Phật giáo: Niêm hoa vi tiếu, Truyền đăng tục diệm. Không ai biết chính xác lễ hội Hoa Đăng trong Phật giáo có tự thuở nào…

Hoa đăng trong Phật giáo

Hoa luôn là biểu tượng của cái đẹp, sự thanh cao, là chân thiện mỹ… ít nhiều hoa đăng trong Phật giáo cũng tiếp nối từ tư tưởng Niêm hoa vi tiếu, cành hoa sen đức Thế Tôn đã đưa lên trước chúng trên pháp hội Linh Sơn. Đăng là đèn là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, ánh sáng giác ngộ giải thoát… ít nhiều tiếp nối từ ngọn đèn của Bà lão nghèo cúng Phật… phát tâm Bồ đề cầu hết khổ, cầu giải thoát giác ngộ.

Ngày nay mọi lễ hội thiêng liêng trong Phật giáo: Từ lễ hội Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), pháp hội Dược Sư cho đến Rằm tháng Tư huy hoàng Phật Đản; từ lễ hội Vu lan Báo hiếu tháng Bảy ngày rằm, đến trung thu trăng rằm…. cho đến lễ Phật thành đạo, v.v… hầu hết các chùa, tịnh xá lớn… ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa… đều trang nghiêm thành kính tổ chức lễ hội Hoa Đăng: Mượn hình tượng đóa sen tinh khiết như đóa hoa tâm và mượn ngọn ngọn nến lung linh như ánh sáng trí tuệ dâng lên cúng dường mười phương chư Phật, chư đại Bồ tát, liệt vị Thánh hiền chứng minh gia hộ, nguyện cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình an lạc… gởi những lời nguyện ước cao cả chí thành đến pháp giới mênh mông vô cùng tận.

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo

Chú Thích:

1. Diwali hay Divali (còn được gọi là Deepavali và “Lễ hội đèn”). Là một lễ hội Hindu cổ đại cử hành vào mùa thu hàng năm. Các lễ hội tâm linh có nghĩa là chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm.

2. Tổ chức vào ngày 3 tháng 2 hằng năm. Hàng ngàn chiếc đèn lồng lung linh sẽ được người Nhật thắp sáng tại đền Kasuga Taisha. Họ dán những lời nguyện ước tốt lành và bình an lên thân đèn và thả chúng bay lên trời. Tạo nên một không gian huyền ảo và đẹp mắt. Lễ hội này đã có từ hơn 800 năm trước. Và là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của Nhật Bản.

3. Ở Trung Quốc và Đài Loan hiện nay. Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới). Được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”.

4. Lễ hội hoa đăng Thái Lan là một lễ hội truyền thống Có từ rất lâu đời được bắt nguồn từ đất nước Thái Lan. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào đêm rằm (trăng tròn) tháng 12 theo lịch Thái (vào khoảng tháng 11 Dương lịch). Trên khắp Thái Lan và ở một số vùng của Lào và Myanma (ở bang Shan).

5. Trong xã hội Ấn Độ Cổ, Ấn Độ giáo hay Bà La Môn giáo chia xã hội thành 4 giai cấp

  • Bà la môn
  • Sát đế lợi
  • Phệ xá, và Thủ đà la.

Giai cấp cùng đinh được xem là giai cấp cuối cùng, cũng có khi gọi là Chiên đà la.

6. Ngày xưa tóc bán cũng có giá trị, tóc bà lão vừa già bẩn, gãy rụng nên chỉ đáng giá 2 hào rupee.

7 Trong các Thánh đại đệ tử của Phật, tôn giả Mục Kiền Liên được xem là có thần thông siêu nhiên không đệ tử nào sánh bằng: Đệ nhất thần thông.

8. Núi Linh Thứu, (Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát) thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà ngày xưa. Nay là vùng Rajgir, bang Bihar, Ấn Độ.Vài hình ảnh Lễ Hoa Đăng ở VN và trên thế giới:

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Hoa Đăng Trong Phật Giáo
Ngày lễ hoa đăng, ngày nhắc nhở người con Phật quay trở vào trong tâm thắp lên ngọn đuốc tuệ của mình

Mùa Phật Đản PL.2564 – DL.2020TK.

TK. Thích Quảng Phước

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Hoa đăng Có Nghĩa Là Gì