Tìm Hiểu Về Mã Số Mã Vạch Chi Tiết A-z - Công Ty Thiên Di
Có thể bạn quan tâm
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
Số 36 Đường A4, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
info@luatthiendi.com
0981 317 0750868 083 683
- Trang chủ
- Tin tức
Tìm hiểu về mã số mã vạch chi tiết a-z
Không phải ai cũng hiểu hết về mã vạch, trong bài viết này cty Thiên Di sẽ giải thích rõ mã vạch là gì? Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
1. MÃ VẠCH LÀ GÌ?
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
XEM THÊM: Đăng Ký mã số Mã Vạch Sản Phẩm Mới Nhất 2021?
2. CÓ BAO NHIÊU LỌAI MÃ VẠCH?
Có thể nói mã vạch cũng giống như một đạo quân các ký hiệu quen thuộc, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu hành hợp pháp trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được nhiều về chúng. Nhưng vì nghĩ mã vạch là “vô thưởng vô phạt” nên cũng chẳng ai quan tâm đến chúng cả. Khi được hỏi về mã vạch, đa số người ta chỉ biết mã vạch là … mã vạch. Nó mã hóa một con số gì đó mà người ta không hiểu. Nói như vậy nghiễm nhiên mã vạch chỉ có một lọai duy nhất là … mã vạch và nó được sử dụng để lưu trữ 1 con số gì đó như giá tiền chẳng hạn.
Xem thêm đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật Thiên Di
>>> Đăng ký mã vạch sản phẩm
Thực ra mã vạch gồm nhiều chủng lọai khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
2.1. UPC (Universal Product Code)
UPC là 1 lọai ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như “giấy phép bằng số” cho các sản phẩm riêng lẽ.
UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được.
Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt
Nhìn ký hiệu UPC như hình bên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:
Ký số thứ 1: Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là “Family code”. Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:
- 5 – Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa
- 4 – Dành cho người bán lẽ sử dụng
- 3 – Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.
- 2 – Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
- 0, 6, 7 – Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.
Năm ký số thứ 2: Trong mẫu này, tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code). Ở Hoa kỳ, mã này được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) và mã được cấp cho người bán hoặc nhà sản xuất là độc nhất. Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa.
Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm .
Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC
UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.
Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
2.2. EAN (European Article Number)
EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)
EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.
Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:
- 893 – Mã quốc gia Việt Nam
- 123456789 – 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.
- 7 – Mã kiểm tra tính chính xác của tòan bộ số EAN.
Các quy định về mã số mã vạch theo các nghị định
EAN có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
2.3. Code 39
UPC và EAN dù là 2 lọai mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.
Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do tính linh họat như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS.
2.4. INTERLEAVED 2 OF 5
Interleaved 2 of 5 là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khỏang không gian không lớn lắm
Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.
2.5. Các lọai Barcode thông dụng khác
- Codabar Code 93
- Code 128-A HIBC
- Các loại Barcode 2D
Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:
- Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các lọai mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
- Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF – Portable Data File). Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.
- Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)
3. Các ký hiệu barcode 2D có thể được chia làm 2 loại:
1/ Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417
Code 16K | PDF-417 | Code 49 |
(Với 2 “chồng” lưu trữ được 14 ký số) | (18 digits cho 1 kích thước rất nhỏ) |
2/ Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode, …..
Với Data Matrix như thế này đây, khi giải mã các bạn sẽ được một đoạn văn như sau:
” Cac ban co tin la toi co the viet 1 quyen truyen bang ma vach khong? ”
Thật kinh khủng nếu ai đó viết 1 quyển truyện bằng mã vạch, lúc đó mỗi câu văn hoặc mỗi đoạn văn sẽ là ….. 1 mã ma trận. Với sự phát triển của mã ma trận, ta thấy rằng ngành mã vạch đã thực sự phát triển theo một hướng khác: Cơ sở dữ liệu. Một ngày nào đó, bạn sẽ có trong tay một chiếc đĩa mềm, hoặc Flashdisk trong đó chỉ toàn là các mã ma trận lưu trữ danh sách của các VIP mà không sợ bị các Hacker bẻ khoá. Vì chỉ có máy quét mới có thể “bẻ khoá” được mã vạch, hơn nữa không phải máy quét nào cũng đọc được mã ma trận.
4. MÃ VẠCH ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐỂ MÃ HOÁ NHỮNG GÌ?
Có thể mã hoá đủ loại thông tin thành mã vạch. Ví dụ:
- Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
- Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
- Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
- Nơi trữ hàng hoá
- Ngày nhận
- Tên hay số hiệu khách hàng
- Giá cả món hàng
- Số hiệu lô hàng và số xê ri
- Số hiệu đơn đặt gia công
- Mã nhận diện tài sản
- Số hiệu đơn đặt mua hàng
- v.v….
Một khi công ty đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp, kích thước của mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin và công nghệ in thích hợp nhất.
Bảng dưới đây mô tả công dụng mã hoá của các loại mã vạch thông dụng:
Loại mã vạch | Ngành nghề sử dụng | Lý do |
UPC | 4Công nghiệp thực phẩm 4Các nhà buôn bán lẻ 4Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada | 4Cần mã số chứ không cần mã chữ 4Mật độ cao, đáng tin cậy. 4Cần mã kiểm lỗi |
EAN | 4Giống như UPC 4Sử dụng cho các nước khác không thuộc Bắc Mỹ | 4Giống như trên |
Code 39 | 4Bộ Quốc phòng 4Ngành y tế 4Công nghiệp nhôm 4Các nhà xuất bản sách định kỳ 4Các cơ quan hành chánh | 4Cần mã hoá cả chữ lẫn số 4Dễ in. 4Rất an toàn, không có mã kiểm lỗi |
Interleaved 2of 5 | 4Phân phối, lưu kho 4Các sản phẩm không phải là thực phẩm 4Các nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ. 4Hiệp hội vận chuyển Container | 4Dễ in. 4Kích thước nhỏ gọn |
Codabar | 4Ngân hàng máu 4Thư viện 4Thư tín chuyển phát nhanh trong nước. 4Công nghiệp xử lý Film ảnh | 4Rất an toàn. 4Dày dặt |
Code 128 | 4Công nghiệp chế tạo 4Vận chuyển Container | 4Cần dung lượng 128 ký tự |
5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA ĐƯỢC MÃ VẠCH?
Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là “phần mềm và máy in” nhưng vấn đề là phần mềm gì và máy in gì. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi khuyên các bạn trẻ nên bỏ đi cái ý tưởng nếu có, tạo mã vạch bằng …… Autocad, hoặc vẽ bằng CorelDraw!
Để in ra mã vạch, bạn cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:
Nếu bạn muốn in mã vạch trên văn bản, giấy tờ, tài liệu thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode. Cách in như thế nào bạn có thể xem trong mục “phần mềm” của website này để được hướng dẫn cơ bản.
Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
Nếu bạn muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì bạn nên dùng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Công nghệ này bao gồm máy in nhãn chuyên nghiệp (Label Printer hay barcode printer) và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp. Bạn không nên dùng các phần mềm văn phòng và các máy in văn phòng để in các nhãn hàng hoá vì các nhãn hàng hoá đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn công nghiệp rất khắc khe mà chỉ có công nghệ in nhãn chuyên nghiệp mới đảm trách nỗi (Xem thêm Máy in nhãn và Ribbon nhiệt)
Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode)
Cũng cần nói thêm rằng nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về barcode (như Corel) để in barcode thì bạn chỉ có thể in và xử lý barcode ở mức độ cơ bản. Thí dụ bạn sẽ không in được các loại barcode 2-D hoặc không nén được barcode bằng các tỷ lệ nén khác nhau.
6. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC MÃ VẠCH?
Để đọc được các ký hiệu mã vạch người ta dùng một loại thiết bị gọi là máy quét mã vạch (barcode scanner), thực chất chính là một loại đầu đọc quang học dùng chùm tia sáng hoặc tia laser. Nhiều bạn có ý tưởng là “viết một phần mềm để đọc mã vạch” nhưng tôi khuyên bạn không cần phải làm thế vì ngay trong máy barcode scanner đã có một phần mềm dưới dạng Firmware dùng để đọc đủ loại mã vạch. Nếu bạn thực sự muốn viết một phần mềm để đọc mã vạch thì trước hết bạn phải mua cho được một máy quét dùng cổng COM thường là loại máy quét không có bộ giải mã bên trong.
Khi nhìn vào một ký hiệu mã vạch trên 1 món hàng, có khi ta thấy 1 dãy số nằm ngay bên dưới ký hiệu mã vạch đó nhưng cũng có khi không có gì cả. Dãy số này chính là mã số mà ký hiệu mã vạch đã mã hoá. Vấn đề có mã số hay không có mã số là do phần mềm in mã vạch tạo ra giúp cho con người có thể nhận dạng được bằng mắt thường, nó chỉ quan trọng đối với con người chứ không quan trọng đối với máy vì máy không hiểu được các con số này mà chỉ có thể đọc được chính bản thân các ký hiệu mã vạch. Do đó, để máy quét có thể đọc được mã vạch tốt thì khi in ra, ký hiệu mã vạch phải rõ ràng, không mất nét, các vạch phải thẳng đứng không biến dạng.
Mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu. Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thể được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1 phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trình ứng dụng
7. Tìm Hiểu Về Mã số mã vạch của hàng hoá
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
7.1. Mã số của hàng hoá có các tính chất sau
Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
7.2. Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau
Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)
Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
7.3. Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
- + Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
- + Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
- + Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
- + Số cuối cùng là số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.
Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.
7.4. Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:
- Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13
- Bốn số sau là mã mặt hàng
- Số cuối cùng là số kiểm tra
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.
Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.
Xem thêm:
- Quy trình đăng ký mã số vạch
- Đăng ký mã vạch ở đâu?
Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. Mã vạch EAN có những tính chất sau đây:
Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số)
Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã.
Mã vạch EAN có cấu tạo như sau:
Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.
Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm.
Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.
Note: ‘Mã số hàng hóa’ trong tiếng Anh người ta gọi là ‘Article Number Code’
Là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về MS điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
>>> Xem thêm: dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
Mã số hàng hóa (MSHH)nó được cấu tạo như thế nào ?
Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về MSHH:
- Một là, hệ thống MSHH được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thé kỷ XX cho đến nay.
- Hai là, hệ thống MSHH được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.
+ Cấu trúc của EAN-13:
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):
- Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
- Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Vậy xác định như thế nào?
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 – C:
- Bước 1 – Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là MSHH của quốc gia Việt Nam; 3481 là MS doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là MSHH của doanh nghiệp.
- Bước 2 – Xác định C.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy MS (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
- P -893 – nhõm 1.
- M -4602 – nhóm 2.
- I -00107 – nhóm 3.
- C -8 – nhóm 4.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có :
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.
Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có MSHH đầy đủ là: 893 3481 00106 3
+ Cấu trúc của EAN – 8:
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
- Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
- Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
- Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp MS, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký MS cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.
Mã vạch hàng hóa
- THế nào là mã vạch (Bar Code): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
- Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa (xem hình 2).
- Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.
- Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp.
Làm sao mà các doanh nghiệp phải đăng ký MS-MV
Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp MS-MV cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về MS-MV trình bày ở trên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: MS tập hợp trên 13 chữ số đi với MV không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách MV dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MS-MV rất đặc trưng.
Đối với điện thoại di động, về MS, ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao MV nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng MS-MV không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có MS-MV không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.
Doanh nghiệp bạn đang muốn đăng kí sử dụng mã số mã vạch mà sợ quy trình rườm rà nhiều thủ tục có thể liên hệ chúng tôi tư vấn Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch nhanh chóng nhất HCM
8. Lý do nên lựa chọn dịch vụ của Thiên Di
”Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.”
- Gồm các chuyên gia, các nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên môn giỏi, kinh nghiệm.
- Luôn được cập nhật các quy định/quy chế mới, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao.
- Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng kịp thời trong mọi tình huống.
- Luôn trau dồi bản thân, chuyên môn hướng tới sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Đội ngũ nhân sự
Tiềm lực nhân sự là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp. Do đó, Thiên Di luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nghiêm túc và luôn thân thiện với khách hàng – đó là kim chỉ nam cho sự thành công của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, đăng ký mã vạch cho sản phẩm, công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ logo, công bố mỹ phẩm nhập khẩu, công bố lưu hành mỹ phẩm,...tại Việt Nam, Hiện nay chúng tôi cung cấp dịch vụ này trên hầu hết các tỉnh thành trong cả Nước, hoàn tất hồ sơ, thủ tục đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà Nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.
Tìm hiểu thêm đăng ký thương hiệu logo
Hãy liên hệ ngay tới Công ty Thiên Di để có được giải pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí. Chi tiết liên hệ: 0981 317 075 - 0868 083 683 – Email: info@luatthiendi.com
Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí thay đổi đăng ký kinh doanh 2023
- Thời gian hoàn thành thành lập công ty
- Vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên bao nhiêu
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV THIÊN DI
Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0981 317 075 - 0868 083 683
Điện thoại: 028.6293 9377
Email: info@luatthiendi.com
Website: luatthiendi.com
count:2 sum:39 average:39 min:39 max:39Bài viết khác
Trình tự thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ logo mới nhất 2024
19 Tháng Mười Một, 2024
Logo là một biểu tượng được thiết kế riêng biệt cho một thương hiệu để định vị dòng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt. ...
Khi nào doanh nghiệp phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
13 Tháng Mười Một, 2024
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, ...
Yêu cầu về cơ sở đối với kinh doanh nhà hàng xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
12 Tháng Mười Một, 2024
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng cũng như xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề ...
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nào? ở đâu?
11 Tháng Mười Một, 2024
Bạn đang có nhu cầu xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa biết phải thực hiện thủ tục ở đâu? Cơ quan nào ...
Khi nào không cần phải làm hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu?
08 Tháng Mười Một, 2024
Khi nào không cần phải làm hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu? Điều này có đúng cho những doanh nghiệp đang muốn nhập khẩu ...
Phiếu công bố mỹ phẩm dùng để làm gì?
07 Tháng Mười Một, 2024
Phiếu công bố mỹ phẩm dùng làm gì? Phiếu công bố mỹ phẩm là một trong những hồ sơ bắt buộc không thể thiếu khi làm thủ ...
Những loại thực phẩm nào phải xin giấy phép quảng cáo?
06 Tháng Mười Một, 2024
Thực phẩm thường hay thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm bổ sung thêm các chất cần thiết cho con người nhất là ...
Đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
12 Tháng Chín, 2024
(Baohatinh.vn) - Theo công văn của Sở Y tế Hà Tĩnh, mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc có tên là ...
Liên hệ với chúng tôi
Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
Gửi cho chúng tôiThông tin Liên hệ
0981317075
Số 36 Đường A4, Phường 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
T2 - T5: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 17h30, T6: 7h30 - 12h00 & 13h00 - 16h30
info@luatthiendi.com
Chính sách
Chính sách vận chuyển
Chính sách đổi trả
Chính sách và quy định
Dịch vụ nổi bật
-
An toàn vệ sinh thực phẩm
-
Giấy phép KD, giấy phép đầu tư
-
Sở hữu trí tuệ
-
Công bố thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ hải sản
Thiên Di luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Với phương châm "chất lượng là sức mạnh, uy tín là thương hiệu".
Mọi thông tin trên website đều là nội dung bản quyền, chia sẻ vui lòng để lại nguồn bài viết. Xin cảm ơn!
Bản quyền © 2020 Công ty TNHH TM DV Thiên Di - Design by mangxuyenviet.vn
Từ khóa » Code 93 Là Gì
-
Mã Vạch CODE 93 - Aidcvn
-
Mã Vạch Code 93 Và ứng Dụng Của Nó Trong Hoạt động Kinh Doanh?
-
Code 93 Là Gì? Tất Cả Những Gì Cần Biết!
-
Ứng Dụng Của Mã Vạch Code 93 Trong Hoạt động Kinh Doanh
-
Phân Biệt Các Loại Mã Vạch Và ứng Dụng Của Từng Loại - Shopply
-
Danh Sách Mã Số, Mã Vạch Hàng Hóa Của Các Nước - Luật Việt Tín
-
Mã 93 - Trình Tạo Mã Vạch Trực Tuyến - QR Code Generator
-
Mã Vạch Là Gì Và Một Số Mã Vạch Phổ Biến Hiện Nay
-
Câu Hỏi Thường Gặp ở Máy Quét Mã Vạch
-
Danh Sách Mã Vạch Các Nước Trên Thế Giới Theo Chuẩn GS1
-
Miễn Phí Tải Về Bar Code 93 Cho Windows
-
Mã Số Mã Vạch Các Nước - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Mã Vạch Là Gì ? Làm Sao Biết Mã Vạch Đó Là Của Nước Nào ?