Tìm Hiểu Về: Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt động Của Đảng.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Để có 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng hoàn chỉnh như hiện nay là quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng Đảng của Đảng ta qua các thời kỳ của cách mạng. Cụ thể là:

1- Nguyên tắc tập trung dân chủ (có từ khi thành lập Đảng năm 1930);

2- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình (được bổ sung ở Đại hội II năm 1951, tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang).

3- Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng (bổ sung ở Đại hội III, năm 1960).

4- Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006).

5- Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006).

Trong 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng thì nguyên tắc tập trung dân

chủ được xác định là nguyên tắc tổ chức cơ bản, bởi vì: Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định những nội dung cơ bản,quan trọng nhất, bảo đảm cho Đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; là cơ sở để phân biệt giữa Đảng Cộng sản và các đảng không phải ĐCS. Nguyên tắc này được cụ thể hoá và quy định taị Điều 9, Điều lệ Đảng là: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của cấp đó. Giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương; ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (đảng ủy, chi ủy). Cấp ủy các cấp phải báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội đảng bộ cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động đến các tổ chức đảng trực thuộc; thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức và đảng viên trong toàn Đảng phải phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghị quyết, không được truyền bá ý kiến riêng của mình, trái với nghị quyết của Đảng. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên.

Mỗi cán bộ đảng viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

N.T.B.H

Từ khóa » đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh đạo Công An Nhân Dân Việt Nam Theo Nguyên Tắc Nào