TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CÁC LOẠI

Trong bối cảnh nền công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi những tờ giấy chất lượng cao, với những công nghệ máy móc hiện đại và những quy trình sản xuất giấy với độ chính xác cao. Trong bài viết này, công ty phế liệu Hùng Phát hân hạnh giới thiệu đến các bạn quy trình sản xuất giấy qua những mô tả chi tiết.

SỢI CELLULOSE LÀ NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY

Như nhiều bạn đã biết, gỗ chính là vị cứu tinh của giấy. Từ khi phát hiện ra gỗ dùng cho nguyên liệu làm giấy, con người cũng nhận ra rằng sợi cellulose (một chất có trong gỗ và rơm rạ) có thể sử dụng là nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất giấy. Thế nhưng, không phải bất kỳ nguyên liệu gỗ nào cũng làm giấy tốt được, mà chỉ có một số loại gỗ cho ra sản phẩm giấy chất lượng cao như vân sam, thông, dương, linh sam, sồi, bạch đàn.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TRONG CÔNG NGHIỆP

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên là tạo ra bột gỗ

Xử lý hóa học

Đầu tiên, các mảnh gỗ được xử lý bằng cách nấu lên dùng phương pháp tẩy trắng. Có hai loại tẩy trắng trong quá trình sản xuất giấy, là tẩy trắng có clo và tẩy trắng không có clo (Clo là loại khí thường dùng để tẩy màu hoặc sát trùng).

Quy trình sản xuất giấy
Quy trình sản xuất giấy

 Xử lý cơ học

Bột gỗ được mài thành màu trắng: gỗ mài và bóc vỏ trong các máy mài gỗ

  • Bột gỗ được mài thành màu nâu: hình thành khi các cuống cây thấm ướt trong các nồi trước khi được mài
  • Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và bỏ bào của các xưởng cưa.

Xử lý bột gỗ trước sử dụng trong bước tiếp theo của quy trình sản xuất giấy

  • Bột giấy được nghiền trong máy nghiền trước khi đưa qua máy giấy.
  • Bên trong máy nghiền có dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và được gắn cố định.
  • Sợi sẽ được cắt, ép tùy theo điều chỉnh của dao.

Giai đoạn 2: Thêm chất phụ gia 

  • Lượng phụ gia được sử dụng trong quy trình sản xuất giấy lên đến 30%.
  • Hợp chất bao gồm: Cao lanh (china calay), tinh bột, blano fixe, đi ô xít titan, phấn,…
  • Tập hợp các loại chất này sẽ quyết định độ mờ đục hay trong trẻo của giấy.
  • Ngoài ra, độ bóng mịn hay sần sùi của giấy cũng do giai đoạn này quyết định.
  • Ví dụ, những loại giấy như couches, giấy bristol thường bóng hơn các loại giấy khác. Bởi vì, chúng được trộn nhiều tinh bột hơn trong quá trình sản xuất giấy.

Giai đoạn 3: kéo giấy – giai đoạn sau cùng của quy trình sản xuất giấy

  • Từng tấm giấy mỏng được tạo thành trên máy kéo giấy.
  • Dung dịch bột giấy sau khi được làm sạch nhiều lần chảy trên mặt lưới.
  • Phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình.
  • Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước.
  • Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng.
  • Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép và cuộn tròn.

CÁC LOẠI GIẤY ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ KHÔNG SỬ DỤNG TRONG IN ẤN

Các loại giấy thường được sử dụng trong in ấn ở Việt Nam

  • Giấy không tráng, giấy duplex, giấy couche, giấy ford,… Chúng thường là các loại sản phẩm như in catalogue, in menu, in card,…;
  • Giấy kraft tái chế thường được làm túi giấy, bao thư, ….;
  • Giấy mỹ thuật, giấy đã sunphua hóa, giấy thấm nước, giấy carton.
Giấy tại nhà máy sản xuất
Giấy tại nhà máy sản xuất

Các loại giấy không được sử dụng trong in ấn

  • Giấy mềm không in;
  • Giấy than: là loại giấy thấm mực, dùng copy nội dung;
  • Giấy nhám;
  • Giấy dán tường;
  • Giấy thơm, giấy kim tuyến.

Như vậy là chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn tất cả các thông tin từ nguyên liệu sản xuất giấy, quy trình sản xuất giấy công nghiệp, cho đến các loại giấy trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chúng tôi mong rằng, những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn. Ngoài ra chúng tôi còn chuyên thu mua giấy phế liệu các loại. Nếu bạn đang có nhu cầu bán giấy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có giá cao nhất nhé

Từ khóa » Trình Bày Quy Trình Sản Xuất Giấy Từ Gỗ