Tìm Hiểu Về Tủ điện 3 Pha - Cấu Tạo, Phân Loại Tủ điện 3 Pha
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có 2 loại tủ điện chính đó là tủ điện 1 pha và tủ điện 3 pha. Trong bài viết này, EvnBamBo sẽ giới thiệu tới các bạn tủ điện 3 pha. Đây là loại tủ điện được ứng dụng nhiều cho những công trình nhà máy, công xưởng, nhờ vào việc giúp bảo vệ ngắt mạc của dòng điện cũng như mang tới sự an toàn cho người dùng. Vậy tủ điện 3 pha là gì? Chúng được cấu tạo ra sao? Ứng dụng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Cùng tham khảo nhé!
Khái niệm tủ điện 3 pha
Tủ điện 3 pha được sử dụng để đựng các loại cầu dao và những thiết bị khác liên kết với nguồn điện chính, được sử dụng nhiều trong công nghiệp, nhà máy, công xưởng,… phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp. Nhiều người nghĩ rằng tủ điện 3 pha nhìn sẽ rất cồng kềnh. Nhưng không, chúng được thiết kế rất gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và lắp đặt. Mang tới sự an toàn tuyệt đối cho mọi người nên tủ điện 3 pha được ứng dụng rất nhiều cho các nhà máy, xí nghiệp. Tủ điện 3 pha đơn giản chỉ là loại tủ được thiết kế để lắp đặt các thiết bị điện 3 pha.
Cấu tạo – kiểu dáng tủ điện 3 pha
Tủ điện 3 pha có kiểu dáng là hình vuông hoặc hình chữ nhật, bên ngoài nó được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện để tạo sự bóng loáng và được các nhà sản xuất cân nhắc, thiết kế với nhiều kích thước khác nhau để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn. Kiểu dáng của tủ tùy theo nhu cầu sử dụng và lắp đặt của từng người. Nên 1 số loại tủ thi công công theo yêu cầu của người dùng.
Tủ điện 3 pha thường sử dụng để điều khiển và bảo vệ động cơ hoặc motor công nghiệp cho dây chuyền sản xuất các phân xưởng. Chức năng chủ yếu của nó là dùng trong quá trình khởi động. Việc lựa chọn những phương thức khởi động khác nhau sẽ tùy thuộc và những thiết bị điện là loại phụ tải đi cùng.
Tủ điện 3 pha có cấu tạo gồm:
- Vỏ tủ điện trong nhà hoặc ngoài trời
- Bộ điều khiển trung tâm PLC; rơ le thời gian hoặc mạch điện tử
- Hệ thống khởi động từ
- Các rơ le bảo vệ: dòng, áp, mấy pha, rơ le nhiệt
- Các rơ le trung gian
- Các aptomat
Chức năng của tủ điện 3 pha
Như đã nói ở phần trên, tủ điện 3 pha có chức năng lắp đặt các thiết bị điều khiển, bảo vệ hệ thống điện 3 pha.
- Công tác sửa chữa và bảo trì tủ điện cũng sẽ trở lên dễ dàng hơn nhiều, nếu như bạn là người am hiểu về điện thì có thể điều chỉnh tủ điện theo ý muốn của mình mà không làm tiêu tốn chi phí sửa chữa khi gọi điện cho kỹ thuật.
- Không gian bên trong của tủ điện 3 pha rất rộng rãi, bạn có thể điều chỉnh dễ và và nối các dây điện bên trong ra ngoài kết nối với nguồn điện chính.
- Các mạch điện có mỗi nối chắc chắn, hiển thị thông số rõ ràng, không bị nhầm lẫn và dễ dàng cho các kỹ thuật viên sửa chữa, bảo trì tủ điện hơn.
- Vỏ tủ điện được làm từ thép mạ, phun 1 lớp sơn cách điện tốt nên nó có khả năng chống rò rỉ điện, phóng điện, chống cháy nên nó an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Phân loại tủ điện
Để giúp bạn có hiểu biết rõ hơn về tủ điện 3 pha, EvnBamBo sẽ phân loại để bạn có hiểu biết rõ hơn về loại tủ điện nay:
Tủ điện điều khiển 3 pha
Tủ điện 3 pha điều khiển được xem là đầu não của các thiết bị điện. Chức năng chính của chúng là điều khiển và nó điều khiển tất cả các thiết bị cung cấp điện khác. Loại tủ này đa phần sử dụng nhiều cho các nhà máy, công xưởng vì nó đáp ứng được điều kiện tải điện lớn với việc sử dụng nguồn điện lớn cũng như đáp ứng được sự khắt khe của môi trường, nhiệt độ bên ngoài tại nhà máy. Các thiết bị điện sẽ hoạt động được tốt hơn bởi các thiết bị được lắp đặt trong tủ được bố trí 1 cách hợp lý nên rất thuận lợi cho việc tháo nắp các mối nối thiết bị trong tủ điện.
Tủ điện phân phối 3 pha
Tủ điện phân phối 3 pha có nhiệm vụ là phân chia các thiết bị điện theo cùng 1 hệ thống chung để có thể dễ dàng cho dòng điện đi qua. Kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát và sửa chữa, loại này còn có khả năng tiết kiệm điện và không phát ra tiếng ồn khi hoạt động. Nó không ảnh hưởng tới hệ thống nguồn điện chung nên nó được nhiều người lựa chọn hơn.
Tủ điện chiếu sáng 3 pha
Tủ điện chiếu sáng 3 pha thường được sử dụng nhiều ở những nơi công cộng như công viên, các khu nhà ở,… Nó có công dụng chính là giúp cho các thiết bị phát sáng, nhờ sử dụng nhiều thiết bị tự động giúp cho việc cài đặt nó trở nên dễ dàng hơn. Qua đó, các công tắc có chức năng đóng mở sẽ hoạt động được theo quy trình được cài đặt sẵn của tủ điện. Chúng được thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt và vận chuyển dễ dàng.
Những ưu điểm khi sử dụng tủ điện 3 pha
- Nếu như bạn đã sử dụng tủ điện 3 pha sẽ cảm thấy có sự khác biệt rất rõ về cách hoạt động cũng như công suất của nó so với tủ 1 pha. Nhưng kiểu dáng cùng kích thước của nó sẽ không khác mấy so với tủ điện 1 pha.
- Tủ phân pha theo màu sắc bao gồm màu đỏ, vàng, xanh. Do đó, việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Công tác bảo trì, sửa chữa cũng không gặp nhiều khó khăn.
- Không gian tủ điện 3 pha khá rộng, các thợ điện có thể dễ dàng đấu dây vào ra
- Các mạch điện được chỉ thị rõ ràng, không sợ bị nhầm lẫn, dễ dàng cho công tác bảo trì.
- Vỏ tủ được chế tạo từ thép mạ hoặc vật liệu không cháy, có thể cách điện vì thế nó rất an toàn cho người sử dụng.
Kinh nghiệm chọn tủ điện 3 pha
Trước khi mua tủ điện 3 pha, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin, các thông số kỹ thuật riêng của tủ. Ngoài ram cần khảo sát giá để tránh mua phải loại tủ bình thường nhưng giá quá cao so với giá thực. Sản phẩm phải có thương hiệu rõ ràng. Bạn nên tìm mua tủ điện 3 pha ở những nhà cung cấp uy tín, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, dễ bị hư hỏng. Cần lưu ý khi mua sản phẩm nếu như bên ngoài của nó bị bong tróc lớp sơn thì cần đổi lại ngay.
Các bước đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản
Tùy theo chức năng sử dụng cũng như yêu cầu kỹ thuật mà tủ điện sẽ thiết kế và lắp đặt cho phù hợp. Dưới đây, là các bước đấu nối tủ điện 3 pha đơn giản và an toàn:
Bước 1: tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn những thiết bị cần thiết cho hệ thống điện
Để lựa chọn được loại tủ 3 pha phù hợp, bạn cần phải xác định rõ số lượng phụ tải. Số nhánh cần phân phối để tính toán số lượng aptomat và dây dẫn,… Việc này, không những giúp cho bạn có thể cân đối được tài chính mà còn giúp bạn lựa chọn được loại tủ có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, an toàn cho hệ thống điện của công trình.
Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện và sơ đồ nguyên lý hoạt động
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình đấu nối tủ điện 3 pha. Việc bố trí thiết bị và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động sẽ đảm bảo được đầy đủ những tính năng cần thiết của tủ điện. Đồng thời nó cũng giúp cho các thiết bị hoạt động được một cách tốt nhất, an toàn nhất.
Sau khi đã bố trí thiết bị điện, bạn hãy kiểm tra kỹ lại thiết kế để tránh những sai sót không đáng có rồi tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: tiến hành gia công và lắp đặt vỏ
Sau khi đã lựa chọn được những thiết bị cần thiết cho tủ điện, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là lựa chọn vỏ tủ điện rồi tiến hành gia công, lắp đặt chúng. Trong quá trình gia công, bạn cũng đừng quên tạo ra những lỗ bên trên bề mặt tủ để lắp đặt các thiết bị điện như nút nhấn, đèn báo, đồng hồ,…
Khi lắp đặt thiết bị điện lên vỏ tủ, bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Với các thiết bị lắp ở phía trên: đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.
- Thiết bị điều khiển được lắp ở phía dưới: nút nhấn cùng công tắc.
- Thiết bị có cùng chức năng thì được lắp ngay trên cùng 1 hàng ngang hoặc hàng dọc để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Lưu ý: các thiết bị trong tủ điện cần phải sắp xếp 1 cách chính xác và khoa học để có thể hạn chế được sự ảnh hưởng độ nhiễm của các thiết bị điện, giúp cho tiết diện dây dẫn. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo cho tủ điện 3 pha vận hành được 1 cách ổn định, an toàn.
Bước 4: đấu dây dẫn điện trong tủ
Công đoạn này yêu cầu sự cẩn thận cùng tính chính xác cao, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các thiết bị bên trong tủ điện.
Đầu cốt cần phải được phân màu rõ ràng và đánh số thứ tự để có thể dễ dàng kiểm soát, sửa chữa khi gặp phải sự cố. Dây điện tín hiệu là dây có độ nhạy cao nên cần phải có vỏ bọc chóng nhiễu và được đấu vuông góc với dây mạch lực. Việc 2 dây này đi riêng biệt trong các ống ghen riêng biệt cách xa nhau cũng là vô cùng cần thiết.
Lưu ý: nên đấu dây phần động mạch lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển.
Bước 5: cấp nguồn và chạy không tải
Sau khi đã hoàn tất các bước đấu nối dây và thiết bị, bạn hãy kiểm tra hệ thống kỹ trước khi cấp nguồn điện cho tủ để chạy thử. Lưu ý: hãy để tủ điện 3 pha chạy không tải khi cấp nguồn nhằm phát hiện những sai sót trước khi đấu tải và đưa tủ vào sử dụng.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản cũng như những bước đấu nối tủ điện 3 pha đúng kỹ thuật mà bạn cần lưu ý. Để lựa chọn được loại tủ điện phù hợp với công năng sử dụng cũng như để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Bạn hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhé.
Nên mua tủ điện 3 pha ở đâu?
Trên đây, EvnBamBo đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về tủ điện 3 pha. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn
Facebook Comments Box
Từ khóa » Sơ đồ Tủ điện 3 Pha
-
Sơ đồ đấu Nối Tủ điện 3 Pha - Thuận Nhật
-
Chi Tiết Sơ đồ Tủ điện 3 Pha Cụ Thể Nhất | Cơ Điện Delta
-
Chi Tiết Cách đấu Tủ điện 3 Pha Dân Dụng đúng Kỹ Thuật
-
Sơ đồ đấu Tủ điện 3 Pha Và Cách đấu đơn Giản Ai Cũng Làm được
-
Cách đấu Tủ điện 3 Pha Chi Tiết - ISolution
-
[HƯỚNG DẪN] Cách đấu Tủ điện 3 Pha đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách đấu Tủ điện Dân Dụng
-
Hướng Dẫn Cách đấu Tủ điện 3 Pha, Quy Trình Lắp đặt Tủ điện 3 Pha
-
SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY HỆ THỐNG ĐIỆN 3 PHA, CHO CÔNG TRÌNH ...
-
Sơ đồ đấu Nối Tủ điện Công Nghiệp 3 Pha
-
Cách đấu Tủ điện 3 Pha {Dân Dụng, Công Nghiệp} Chi Tiết Từ A - Z
-
Z, Cách Cân Lại Hệ Thống điện 3 Pha Bị Lệch Từ A - YouTube
-
Sơ đồ Nguyên Lý Tủ điện 3 Pha