Tìm Hiểu Về Vật Liệu Từ Và Sắt Từ | VNAV
Có thể bạn quan tâm
Log in or Sign up
VNAV - Mạng Nghe nhìn Việt nam Home Forums > Diễn đàn DIY > Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật > Tìm hiểu về vật liệu từ và sắt từDiscussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Aries, 20/9/06.
-
Aries Advanced Member
Joined: 2/12/05 Messages: 6.514 Likes Received: 56 Location: VNAVXin trích đăng bài viết tổng hợp của TS. Đinh Sơn Thạch (ĐHBK TP.HCM) về vật liệu từ và sắt từ - một trong những vật liệu quan trọng của Audio Engineering. HỎI & TRẢ LỜI VỀ VẬT LIỆU TỪ VÀ SẮT TỪ Những vấn đề về bản chất của vật liệu từ chỉ mới được giải thích từ những năm 30 của thế kỷ 20. Trước đó, người ta chỉ biết nam châm là cái có thể hút được sắt mà không hiểu tại sao. 1. Khái niệm chung về vật liệu từ. Trước tiên, xin trả lời câu hỏi sắt và sắt từ có cấu trúc khác nhau như thế nào. Thật ra, sắt nói chung là vật liệu từ. Vật liệu từ là loại vật liệu mà dưới tác dụng của từ trường ngoài có thể bị từ hóa, tức là có những tính chất từ đặc biệt. Nên có thể nói sắt thường và sắt từ tuy hai mà một. Đó là nếu ta hiểu đúng cái nghĩa của từ "sắt" là chất mà trong thành phần của nó chứa chủ yếu các nguyên tử của nguyên tố Fe. Vì lẽ trên, nói theo ngôn ngữ thông dụng, sự phân biệt sắt và sắt từ là thì không chính xác, nhưng có thể hiểu ý của người hỏi muốn đề cập đến các loại vật liệu nguồn gốc của sắt có ứng dụng khác nhau. Để hiểu thêm vấn đề, ta nên theo dõi đoạn tiếp sau: Tùy thuộc vào cách ứng xử của vật liệu từ trong từ trường, chúng được chia làm hai nhóm chính: vật liệu từ mềm và vật liệu từ cứng. Vật liệu từ mềm: có độ từ thẩm lớn, từ trường khử từ nhỏ, tổn hao từ trễ nhỏ (đường cong từ trễ hẹp). Các tính chất của vật liệu từ mềm phụ thuộc vào độ tinh khiết hóa học của chúng, và mức độ biến dạng của cấu trúc tinh thể. Nếu có càng ít các loại tạp chất trong vật liệu , thì các đặc tính của vật liệu càng tốt. Vì vậy khi sản xuất vật liệu từ mềm cần phải cố gắng loại bỏ những tạp chất có hại nhất đối với chúng : carbon, phosphor, lưu hùynh, oxy, nitơ, và các loại oxit khác nhau. Đồng thời cần phải cố gắng không làm biến dạng cấu trúc tinh thể và không gây ra trong đó những ứng suất nội. Vật liệu từ mềm được dùng làm mạch từ của các thiết bị và dụng cụ điện có từ trường không đổi hoặc biến đổi. Các loại sắt từ mềm gồm thép kỹ thuật, thép ít carbon, thép lá kỹ thuật điện, hợp kim sắt - niken có độ từ thẩm cao (permaloi) và oxit sắt từ (ferrite). Vật liệu từ cứng: có từ trường khử từ và từ dư lớn, một cách tương ứng thì đường cong từ trễ của nó rộng, rất khó bị từ hóa. Một khi bị từ hóa thì năng lượng từ của vật liệu được giữ lại lâu, có thể được dùng làm nam châm "vĩnh cữu". Về thành phần cấu tạo có thể chia thành vật liệu kim loại, phi kim loại và điện môi từ. Vật liệu từ kim loại có thể là kim loại đơn chất (sắt, cobalt, niken) và hợp kim từ của một số kim loại. Vật liệu phi kim loại thường là ferrite, thành phần gồm hỗn hợp bột của các oxit sắt và các kim loại khác. Điện môi từ là vật liệu tổ hợp, gồm 60 - 80% vật liệu từ dạng bột và 40 - 20% điện môi. Ferrite và điện môi từ có điện trở suất lớn, nên làm giảm đáng kể mất mát do dòng điện xoáy Fucault. Điều đó cho phép sử dụng chúng rộng rãi trong kỹ thuật cao tần. Ngoài ra, nhiều loại ferrite có độ ổn định của các đặc tính từ trong một dải tần số rộng, kể cả siêu cao tần. Đối với vật liệu từ cứng kim loại có nhiều loại khác nhau, tính chất của mỗi loại tùy thuộc vào thành phần và phương pháp chế tạo, nên không tiện trình bày hết ở đây. Mà có lẽ mọi người quan tâm nhiều đến vật liệu sắt từ mềm ở trên hơn, nếu cần thêm thông tin thì hãy cho tác giả bài viết này biết. 2. Bản chất của sắt từ hay của nam châm. Trong tự nhiên có hai loại vật liệu từ chủ yếu: chất thuận từ và chất nghịch từ. Cả hai chất này đều có nhiều như nhau. Khi đặt trong từ trường ngoài, bên trong chất nghịch từ sinh ra từ trường của riêng nó hướng ngược chiều với từ trường ngoài, còn trong chất thuận từ thì từ trường đó hướng cùng chiều với từ trường ngoài. Vật liệu sắt từ là thuận từ, nhưng từ trường riêng do nó sinh ra lớn hơn nhiều lần từ trường ngoài. Khi các điện tích chuyển động thì tạo thànhh dòng điện. Dòng điện sinh ra từ trường. Đây là ý tưởng cơ bản. Điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân là một dòng điện nguyên tố, và dòng điện đó tạo ra từ trường. Nếu không phải chất sắt từ thì các từ trường nguyên tố được phân bố hỗn độn, tức là có những định hướng khác nhau. Trong loại chất như vậy không tạo nên từ trường tổng hợp nếu xét trong một thể tích đủ lớn. Đối với chất sắt từ, ở nhiệt độ bình thường chúng có cấu trúc tinh thể. Các tinh thể nhỏ của chất sắt từ tạo thành từ các vùng riêng biệt bị từ hóa, được gọi là các đômen (domain) có kích thước từ một vài đến vài chục micrômét (tỉ lệ với căn bậc hai của kích thước vật liệu - kích thước của nam châm chẳng hạn). Trong mỗi đômen, từ trường của các nguyên tử được sắp xếp theo một trật tự xác định, tức là có hướng như nhau. Trong vật liệu chưa bị từ hóa, từ trường của các đômen khác nhau sẽ có định hướng khác nhau. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, từ trường của một bộ phận nguyên tử bên trong đômen bị quay và có hướng dọc theo từ trường ngoài. Nói cách khác, các đômen mà từ trường của mình hầu như trùng với phương của từ trường ngoài sẽ có kích thước tăng do sự sáp nhập với các đômen lân cận. Kết quả từ trường bên trong chất sắt từ tăng mạnh. Trường từ hóa càng mạnh thì trật tự trong các đômen càng tăng, và từ trường của cả môi trường cũng tăng. Khi trường từ hóa đủ mạnh thì từ trường của tất cả các đômen sẽ hướng như nhau, lúc đó sẽ có hiện tượng bão hòa từ. (Đoạn này giải thích vắn tắt đường cong từ hóa của sắt từ). Cách giải thích bản chất của sắt từ trên đây được gọi là thuyết miền từ hóa tự nhiên. Tuy gọi là thuyết, nhưng đến nay không còn là giả thuyết nữa mà đã được chứng minh cả bằng lý thuyết và thực nghiệm. Chỉ một số vật liệu như sắt, coban, niken có tính chất theo kiểu đômen như vậy, nhờ vậy mà nam châm hút được chúng. Khả năng hút được của nam châm tự nhiên hay nam châm điện được giải thích như sự tương tác của từ trường lên các dòng điện nguyên tố của mỗi nguyên tử, mà đối với sắt từ thì các dòng điện nguyên tử có cùng chiều nên lực tác dụng tăng đáng kể. Tuổi của nam châm có thể kéo dài rất lâu (vài chục năm) nếu bảo quản thích hợp. Một khi vật liệu có từ trường và trở thành nam châm thì đó cũng là một cách tích lũy năng lượng (năng lượng của từ trường). Để cho từ tính của nam châm không bị yếu đi thì phải giữ sao cho từ thông của nó không bị phát tán ra không khí. Vậy thì cần phải nối liền các đường sức từ bằng sắt mềm, để các đường sức khép kín qua sắt, đi thông suốt từ cực bắc đến cực nam. Từ tính của nam châm cũng bị giảm do va chạm và đập, vì lúc đó sẽ phá vỡ trật tự về định hướng của từ trường trong các đômen. Nam châm còn bị mất từ tính do nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ cao, cấu trúc tinh thể của thép và các vật liệu từ khác bị phá hủy, chúng không còn từ hóa được nữa. 3. Một số chú ý khi chế tạo và gia công vật liệu từ. các loại vật liệu sắt từ nói chung nhạy với các biến dạng cơ học. Vì vậy sau khi cắt thành miếng hay định hình vật liệu, trong đó phát sinh các ứng suất nội làm giảm tính chất từ của nó. Để giảm ứng suất này, người ta nung nóng vật liệu từ đến một nhiệt độ xác định, việc làm này được gọi là "đốt". Thép dùng làm biến thế thường được đốt trước kia xuất xưởng, và khi đến tay người sử dụng thì đã có tính chất từ bình thường rồi. Ngoại trừ permalloy và các hợp kim niken tương tự với nó, sau khi đốt thì rất trơn, khó dập khuôn hay cắt thành tấm, vì vậy chúng thường đến tay người sử dụng ở trạng thái chưa được đốt. Khi dập khuôn hay cắt tấm để làm lõi, tấm có kích thước càng nhỏ và càng dày thì việc dập và cắt càng làm giảm độ từ thẩm và làm tăng độ mất mát do xuất những nếp uốn sau khi dập hoặc cắt. Đối với thép, đốt đến 750 - 900 độ C trong khí trơ, duy trì khoảng 1 - 2 giờ. Sau đó làm nguội dần với tốc độ 30 - 50 độ C một giờ. Việc đốt đối với permalloy được thực hiện khác nhau đối với từng loại cụ thể (thường được thông báo từ nhà máy). Có thể đốt một cách đơn giản nhưng cho kết quả tương đối tốt đối với nhiều loại permalloy như sau: đốt trong khí trơ ở nhiệt độ 1000 - 1200 độ C, giữ ở nhiệt độ này vài giờ, rồi làm nguội chậm đến 600 - 700 độ C, sau đó làm nguội nhanh đến nhiệt độ phòng. Hiện nay không biết có sách nào chỉ rõ hơn về việc đốt này hay không ? Việc biến đổi tín hiệu âm thanh từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp tương tự như nguyên tắc hoạt động của biến thế mà mọi người đều biết từ sách giáo khoa của chương trình trung học, dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi lõi sắt từ được đặt trong từ trường biến thiên, thì các từ trường nguyên tố của các nguyên tử xoay và định hướng theo từ trường ngoài, kích thước của các đômen từ bị thay đổi (đã được giải thích ở phần trên). Nhờ đó mà tín hiệu ở bên cuộn sơ cấp được "truyền" sang cuộn thứ cấp, rồi đưa ra loa. Tuy nhiên, tất cả những chuyển dịch ấy gây ra nhiễu trong biến thế, điều này được gọi là hiệu ứng Barkhausen. Độ lớn của điện áp nhiễu phụ thuộc vào tính chất của vật liệu sắt từ. Sự không tuyến tính của đường cong từ hóa cũng làm cho hệ số tự cảm của cuộn thứ cấp của biến áp cũng thay đổi không tuyến tính. Đặc tuyến tần số của OPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vật liệu làm lõi. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tổng trở vào và tổng trở của tải ngõ ra. Ở tần số thấp, sự không tuyến tính của đường cong từ hóa, dẫn sự không tuyến tính của độ từ thẩm của lõi sắt, và hệ số tự cảm của cuộn thứ cấp. Kết quả làm méo tín hiệu ra loa. Sự méo do OPT đèn điện tử thể hiện rõ từ 40Hz trở xuống, tạo nên chất âm đặc biệt của amply đèn, mà đối với một số người nghe lại thích như thế. Nói thêm, méo là do hiện tượng bão hòa từ đã kể ở trên. Để giảm méo cần phải dùng lõi biến thế có tiết diện càng lớn càng tốt để tránh bị bão hòa từ, hoặc hệ số tự cảm của cuộn sơ cấp lớn để dòng điện trong cuộn dây nhỏ (tiếng bass nghe thấy mềm hơn). Tuy nhiên đối với amply SE thì cần có hệ số tự cảm của cuộn sơ cấp nhỏ, để cân bằng với sự bão hòa DC và AC (do trong cuộn sơ cấp luôn tồn tại dòng điện một chiều). Có thể điều chỉnh lại sự không tuyến tính của độ từ thẩm của lõi bằng cách điều chỉnh khe không khí của lõi (một vài nơi làm như vậy). Ở tần số cao, sự mất mát do dòng điện xoáy trở nên đáng kể. Để giảm mất mát này, lá sắt phải càng mỏng càng tốt. Tuy nhiên, lá sắt càng mỏng thì cận dưới của đặc tuyến tần số càng được nâng lên. Mất mát ở tần số cao còn do điện dung ký sinh giữa các vòng dây, vì vậy các cuộn dây cần được quấn kỹ lưỡng. Tính trễ của vật liệu từ là không tránh khỏi, tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà trễ nhiều hay ít hơn thôi, một khi có lõi rồi thì không thể làm thay đổi tính chất đó được, trừ khi phải xử lý lại để nó trở thành vật liệu khác, ví dụ như đốt vật liệu như nói ở trên. Cuối cùng chỉ có cách trông chờ vào mạch điện. Một trong những phương pháp điều chỉnh bằng mạch là "đệm" (damping). 4. Thay cho lời kết. a. Lựa chọn vật liệu lõi biến thế: Đối với biến thế công suất nhỏ (vài chục đến vài phần trăm của watt), kích thước nhỏ, khi mà yêu cầu nhỏ gọn và nhẹ chiếm ưu thế, không có dòng điện một chiều qua cuộn dây, thì nên chọn vật liệu permalloy 78 -80% niken, có độ từ thẩm lớn nhất trong số tất cả các loại vật liệu từ. Nếu có dòng một chiều thì chọn vật liệu permalloy 45 - 50% niken. Đối với biến thế công suất nhỏ, cần điều kiện giá thành thấp, mà không phải kích thước hay khối lượng (trong các máy dân dụng), khi không có dòng một chiều, chọn vật liệu thép silic, nó cho độ từ thẩm lớn khi từ trường yếu. Đối với biến thế công suất trung bình và lớn (vài watts trở lên), trong tất cả các trường hợp cần kích thước nhỏ, nhẹ, giá thấp, thì dùng sắt silic cán lạnh, hoặc lõi chất lượng cao (kích thước sẽ lớn hơn). b. Vấn đề bọc kim, chống nhiễu: Nếu chống nhiễu có nguồn gốc điện trường thì dùng kim loại có tính dẫn điện tốt (có thể dùng nhôm là được rồi). Nếu chống nhiễu có nguồn gốc từ trường thì dùng sắt từ có độ từ thẩm càng cao càng tốt. Tuy nhiên màn chắn từ dù có tốt cách mấy vẫn không thể triệt tiêu được hoàn toàn ảnh hưởng của từ trường ngoài đối với môi trường bên trong. Vỏ bọc cho đèn điện tử nên bằng sắt non, để có thể chống được cả nhiễu từ và điện. Hai biến thế để gần nhau thì cũng cần chống nhiễu từ. và …v…v... có thể tự suy ra thêm cho từng trường hợp cụ thể. ***
Keep exploring ! Aries, 20/9/06 #1 Tags: -
ThuyLT Advanced Member
Joined: 4/12/05 Messages: 3.404 Likes Received: 80Thưa thày, cho em hỏi ạ : Em muốn đo độ từ thẩm của sắt từ thì làm thế naò, và cần những dụng cụ gì để đo ạ ?
Cứu được người là phúc đẳng hà sa ! ThuyLT, 3/11/06 #2 -
Teablue Advanced Member
Joined: 6/12/05 Messages: 4.259 Likes Received: 22 Location: Sài GònEm thấy có chổ bán máy đo Flux Density http://www.hotektech.com/Tinsley5846.htm
TEA BLUE teablueaudio@gmail.com Mobile: 0908661124 IN GOD WE TRUST Teablue, 3/11/06 #3 -
sonthach Approved Member
Joined: 13/5/06 Messages: 15 Likes Received: 0ThuyLT said:
sonthach, 5/11/06 #4Thưa thày, cho em hỏi ạ : Em muốn đo độ từ thẩm của sắt từ thì làm thế naò, và cần những dụng cụ gì để đo ạ ?Click to expand...
ThuyLT thân mến, Lần sau có hỏi tôi điều gì thì ới một tiếng, nếu không thì tôi chẳng bao giờ biết có câu hỏi của bạn trong forum. Lâu lâu tôi mới ghé qua forum, và không thể đọc hết các topic. Cách đo độ từ thẩm đơn giản nhất là đo từ trường khi không có lõi sắt và khi có lõi sắt rồi lập tỉ số. Còn để đo từ trường thì sử dụng lực Ampère, hay đo bằng cảm ứng điện từ (đo sức điện động cảm ứng). Thông thường trong kỹ thuật người ta đo từ trường bằng sensor hiệu ứng Hall. Cách khác: dùng fluxgate dựng đường từ trễ. -
sonthach Approved Member
Joined: 13/5/06 Messages: 15 Likes Received: 0Nói thêm về chống nhiễu từ: lớp kim loại dùng để chống nhiễu cần phải đủ dày (thickness), để các đường sức từ trường có thể tập trung bên trong kim loại.
sonthach, 5/11/06 #5 -
sonthach Approved Member
Joined: 13/5/06 Messages: 15 Likes Received: 0Đo độ từ thẩm Bổ sung: Đo thành phần thực của độ từ thẩm một cách đơn giản có thể đo hệ số tự cảm L trước và sau khi đưa lõi sắt vào, rồi lập tỉ số. Có thể dùng VOM bình thường hoặc DMM cho nó tinh vi hơn. Đo độ lớn của độ từ thẩm (biên độ của đại lượng phức) thì dựng đường cong từ trễ, độ từ thẩm = B/H với B là giá trị cực đại của cảm ứng từ trong khoảng 10 Gauss đến trạng thái bão hòa, H là cường độ từ trường tương ứng.
Attached Files:
-
Test set up for measuring parameters of the B-H loop.doc
File size: 32,5 KB Views: 104
-
-
Guru Advanced Member
Joined: 19/12/05 Messages: 78 Likes Received: 15Theo em được biết thì ở trường DHBKHN đã có sản xuất biến thế lõi amorphous, một vật liệu lý tưởng để làm OPT http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=1190
Guru, 15/9/08 #7Nhóm của GS Nguyễn Hoàng Nghị (Viện VLKT, ĐHBKHN) là một trong những nhóm nghiên cứu vật liệu từ mềm vô định hình và nano tinh thể sớm nhất Việt Nam (trong thời gian từ 2002-2005 tôi được làm việc khá nhiều với nhóm này ). Nhóm có điểm mạnh là tự xây dựng hệ chế tạo nguội nhanh và triển khai sản xuất (quy mô nhỏ) tại nhà máy M1 (Bộ Quốc phòng) các sản phẩm vật liệu từ mềm vô định hình. Vật liệu này đã được ứng dụng sản xuất loại biến áp tần số cao góp phần làm giảm trọng lượng máy hàn cá nhân từ 50kg xuống còn 5 kg, máy sục khí ozone... Đặc biệt với công nghệ này, nước ta đã chế tạo, thay thế được một số thiết bị khí tài quân sự trong nước, không cần nhập khẩu. Viện Vật lý Kỹ thuật đã sản xuất gần 3.000 linh kiện đưa vào thay thế trong khí tài quân sự. Khí tài vận hành cho những thông số kỹ thuật đạt chất lượng cao không kém linh kiện của Liên Xô (cũ). Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, máy hàn cá nhân nặng 5 kg, mối hàn mịn đẹp; máy ozone có tính năng như máy ozone của Mỹ nhưng sản xuất tại Việt Nam có giá là 499.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều lần so với máy ngoại nhập. “Linh hồn” của những loại máy đó chính là ứng dụng vật liệu từ vô định hình.Click to expand...
http://www.hilltech.com/products/emc_co ... lding.htmlAdvantages are: High saturation magnetic flux density, more than 1 Tesla High permeability over 10,000u at 100kHz Excellent temperature characteristics. Very high Curie temperature (570°C) resulting in small permeability variation (less than +/-10%) at a temperature range of -40°C to 150°C. Less affected by mechanical stress. Because of the low magnetostriction permeability and core loss changes have very small changes. Very low audio noise emission. Lower magnetostriction significantly reduces audible noise emission when the voltage and current applied to the core at audible frequency range.Click to expand...
-
BachDuong Moderator
Joined: 2/12/05 Messages: 4.997 Likes Received: 874 Location: HanoiGiá mà các GS ở trường ĐHBK, ĐHTH nghiên cứu chế tạo được lõi nanocrystalline cho anh em làm OPT thì hay quá! Xem mô tả trong bài viết của bác Vạn lý độc hành nào đó thì chế tạo cái món này cũng không tốn kém mấy mà lại tạo ra được vật liệu khá lý tưởng cho việc sản xuất biến thế xuất âm. Em đang dùng một cặp OPT có lõi bằng loại vật liệu nanocrystalline. OPT này do một DIYer người Hongkong đặt làm, nhập lõi nanocrystalline của Hitachi. Âm thanh của nó thật là đặc biệt!
BachDuong, 15/9/08 #8 -
Guru Advanced Member
Joined: 19/12/05 Messages: 78 Likes Received: 15Các GS thì cũng đã bàn nhiều về vật liệu rồi, nên em chỉ muốn phân tích thêm một chút về sự ảnh hưởng của vật liệu đến OPT loại SE thôi. Loại này có một đặc biệt là phải lót giấy vào giữa 2 lớp E-I. Trước hết mời các bác ngó qua cái bảng đăng kèm ở dưới bài này đã. Trước đây, em nghĩ là vật liệu pha nhiều niken thì sẽ tốt. Nhưng qua bảng dưới đây thì lại thấy là pha nhiều niken sẽ làm lõi có độ từ thẩm rất cao (muy cao), nhưng cũng chóng bị bão hòa từ (Bmax nhỏ). Mà OPT SE thì lại có dòng DC chạy qua. Dòng DC này có ảnh hưởng như thế nào đến Bmax? Với biến áp bình thường thì cường độ từ trường có độ lớn từ 0 đến Bmax. Nhưng khi định thiên cho đèn bằng dòng DC chạy qua biến áp, thì trên biến áp xuất hiện một từ trường B1>0. Dòng DC càng lớn thì B1 càng gần với Bmax, nên khi cho tín hiệu xoay chiều vào thì dải biến đổi của biên độ tín hiệu trở nên rất nhỏ, nếu lớn một chút thì đã chạm vào Bmax tức là gây bão hòa từ rồi. Vì vậy, người ta phải làm sao cho khi đặt DC vào 2 đầu biến áp thì từ trường B1 trở nên tối thiểu, càng gần điểm 0 càng tốt. Điều này thực hiện bằng cách lót giữa 2 lớp EI một lớp có từ trở cao, khiến mạch từ bị cách ra, làm cho dòng DC không đủ để tạo ra B1 lớn. Tuy nhiên, đồng thời với việc cách từ, thì độ từ thẩm của cả hệ thay đổi, bao gồm từ thẩm riêng của lõi biến áp và từ thẩm của miếng giấy lót (tất nhiên là giảm đi so với không cách từ). Như vậy là giải quyết xong được vấn đề bão hòa từ, nhưng lại bị thiệt ở chỗ là từ thẩm giảm. Mà từ thẩm giảm thì rất ảnh hưởng đến tiếng trầm. Tần số thấp muốn truyền được qua biến áp thì lại cần phải có từ thẩm cao. Người ta khắc phục bằng cách chọn biến áp to ra (lớn hơn 200AV), hoặc dùng vật liệu từ vừa có độ từ thẩm cao lại vừa có Bmax lớn. Theo cái bảng kia thì em thấy là có vật liệu Grain-Oriented là đạt yêu cầu này (và cả amorphous nano nữa). Một số bác bảo rằng Grain-Oriented là không cần thiết vì với OPT-SE thì đã có sẵn từ trường DC định thiên rồi. Theo em thì GO lại là cần thiết bởi vì người ta chế tạo GO bằng cách cán vật liệu sao cho các momen từ về mặt cơ học đã xoay sang cùng một hướng để vật liệu dễ bị từ hóa hơn (đặc tính từ rất tốt). Những biến áp nguồn quân sự lớn thường được chế tạo bằng GO. Vấn đề tiếng tép thì ngoài việc cuốn các lớp sơ thứ cấp xen kẽ, thì về mặt vật liệu còn phải để ý đến điện trở suất. Lõi phải có điện trở lớn để tránh dòng điện phu cô (dòng xoáy). Thường thì các vật liệu dẫn điện tốt thì sẽ có từ tính tốt, nhưng cũng có điện trở nhỏ, nên khi hoạt động ở tần số cao thì sẽ nóng rực ngay. Vì vậy, người ta phải làm sao cho vật liệu có từ tính tốt mà lại có điện trở lớn. Các bác đi chọn biến áp thì thường bẻ thử một miếng xem thế nào, nếu miếng bẻ có dạng hạt thô thì có thể là tốt rồi. Người ta chế tạo vật liệu này bằng cách cán nguội nhanh, tức là rót vật liệu nóng chảy xuống máy cán rồi cán mỏng ra ngay, đồng thời làm nguội xuống nhiệt độ phòng khiến cho tinh thể không kịp kết tinh thành mạch dẫn điện, mà tồn tại ở dạng hạt rời.
Guru, 16/9/08 #9 -
thuy0104 Advanced Member
Joined: 6/4/09 Messages: 207 Likes Received: 1 Location: Thái Bình - Hà NộiEm thấy ngoài độ từ thẩm và B bão hoà thì thông số đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của OPT là độ chễ từ. Thông số này cũng chỉ phụ thuộc vào vật liệu mà không phụ thuộc hình dạng cũng như cách quấn biến áp. Khi tôn có độ chễ từ lớn thì tần số hoạt động bị giảm do tổn hao sắt tăng lên. Sự không tuyến tính của đường đặc tuyến B(H) có thể sử lí được bằng hồi tiếp, nhưng sự chễ về thời gian mới khó sử lí. Em chưa biết về kĩ thuật dùng "damping" nên sử lí độ chễ phụ thuộc vào cả tần số lẫn biên độ thì đúng là impossible Vật liệu mà không có độ chễ từ thì chắc chỉ là chân không. Ngoài ra Ferrite cũng là một loại có độ chễ từ thấp chuyên dùng trong kĩ thuật cao tần, hạn chế của nó chỉ là độ từ thẩm thấp. Nếu bác nào kiếm được lõi này loại cực lớn để quấn OPT thì phê phải biết (ít nhất là về mặt kĩ thuật). Ngày trước bạn em khi làm đồ án về nguồn xung cũng đã mua một cục bự nặng đến mấy cân mà giá cũng khá hợp lí cho anh em để DIY.
thuy0104, 7/7/09 #10 -
audiovinh Advanced Member
Joined: 30/9/14 Messages: 162 Likes Received: 20Thưa thày, cho em hỏi làm thế nào để biết được độ từ thẩm của Fe biến ấp sắt từ. Em có 1 cục biến áp nguồn (U sơ cấp vào = 220V, Uthứ cấp ra= 14V) trên mặt lõi fe biến áp có ghi: CLASS:180(H) R333H; E415 LE1-4. Em xin hỏi thầy xem và chỉ dùm các thông số ghi đó là như thế nào; em có ý định sử dụng lõi Fe đó để quấn biến áp xuất âm (OPT) đèn chân không. Em kính mong thầy chỉ giáo và xin cảm ơn thầy./.
audiovinh, 30/12/14 #11
Share This Page
Your name or email address: Do you already have an account?- No, create an account now.
- Yes, my password is:
- Forgot your password?
Từ khóa » Hệ Số Từ Thẩm Của Chất Sắt Từ Là
-
Chương 3 VẬT LIỆU SẮT TỪ - Quê Hương
-
Sắt Từ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Độ Từ Thẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chất Sắt Từ | Vật Lý Đại Cương
-
Độ Từ Thẩm Của Chất - DELACHIEVE.COM
-
Tìm Hiểu Về Vật Liệu Từ Và Sắt Từ | Vatgia Hỏi & Đáp
-
HỎI & TRẢ LỜI VỀ VẬT LIỆU TỪ VÀ SẮT TỪ
-
[PDF] Vật Liệu Kỹ Thuật điện
-
[PDF] CHƯƠNG 10. VẬT LIỆU TỪ - Zing
-
Vật Liệu Sắt Từ - Giáo Trình Điện Kỹ Thuật (Nghề - 123doc
-
Khâi Niệm Chung Về Tính Chất Từ Của Vật Liệu Từ Tính:
-
[PDF] CHƯƠNG III : VẬT LIỆU DẪN TỪ
-
[PDF] CHƯƠNG III : VẬT LIỆU DẪN TỪ - TaiLieu.VN