Vật Liệu Sắt Từ - Giáo Trình Điện Kỹ Thuật (Nghề - 123doc

Căn cứ vào hệ số từ thẩm người ta chia vật liệu từ ra thành các loại:

a. Vật liệu từ thường: Là loại vật liệu có hệ số từ thẩm tương đối có thể coi như  = 1, nghĩa là cường độ từ trường trong môi trường này coi như bằng cường độ từ trường trong chân không.

r IW l IW H  2   8 0 0 10 2 125 2 .     r IW r IW H B      8 10 2 125   tb r IW B  

51 Vật liệu từ thường chia làm hai loại :

+ Vật liệu thuận từ: là vật liệu có  > 1, như không khí, nhôm, thiếc …. Cường độ từ trường trong môi trường này hơi lớn hơn trong chân không một chút, ví dụ với không khí có  = 1,0000031.

+ Vật liệu nghịch từ: Là vật liệu có  < 1 như đồng, chì, bạc, kẽm …Cường độ từ trường trong môi trường này hơi nhỏ hơn trong chân không một chút, ví dụ với đồng  = 0,999995.

b. Vật liệu sắt từ: Là loại vật liệu có hệ số từ thẩm tương đối  lớn hơn đơn vị nhiều lần. Như vậy từ trường trong vật liệu sắt từ mạnh hơn trong chân không rất nhiều (từ vài trăm đến vài chục nghìn lần). Các vật liệu loại này có sắt, niken, coban và các hợp kim của chúng như ferit, pecmalôi.

2.5.2 Từ tính của sắt từ

Sắt từ là loại vật liệu từ có  rất lớn. Nguyên nhân do đặc điểm cấu tạo của nó. Bình thường cấu tạo vật liệu luôn tồn tại các mô men từ của nguyên tử hay phân tử do các điện tử quay xung quanh hạt nhân và tự quay quanh trục của chúng gây lên.

Tuy nhiên trong sắt từ các mô men từ được phân thành các miền có cùng hướng có kích thước từ 10-2 đến 10-6 cm3 gọi là các miền từ hoá tự nhiên hay Đômen từ.

Bình thường các đômen từ xắp xếp hỗn độn nên từ trường tổng hợp của chúng bằng không

Đặt sắt từ trong từ trường ngoài sắt từ sẽ bị từ hoá quá trình đó gồm hai hiện tượng: các đômen từ có hướng gần trùng với hướng từ trường ngoài sẽ được tăng thể tích, còn các đômen khác thì thể tích giảm đi. Đồng thời có sự quay hướng các đômen từ theo từ trường ngoài. Kết quả từ trường tổng hợp giữa từ trường ngoài và từ trường của sắt từ sẽ lớn hơn rất nhiều so với từ trường ngoài ban đầu. Gọi B0 là từ trường ngoài ban đầu (từ trường trong chân không), Bđ là từ trường tổng của các đômen từ đã định hướng, từ trường tổng hợp B trong sắt từ sẽ là:

B = B0 + Bđ

Khi tất cả các đômen từ đã định hướng hết thì từ trường Bđ không tăng nữa, khi đó từ trường tổng B sẽ tỷ lệ với cường độ từ trường H, ta có giai đoạn bão hoà từ. Khi sắt từ đã được từ hoá nếu ta bỏ từ trường ngoài thì một số đômen vẫn giữ hướng cũ do đó sắt từ vẫn còn từ cảm ta gọi là hiện tượng từ dư, đó là cơ sở

52

để chế tạo nam châm vĩnh cửu. Sau một thời gian do chuyển động nhiệt các đômen quay dần về hướng cũ, từ dư yếu dần. Nếu đốt nóng vật liệu có từ dư cũng làm từ dư mất đi do chuyển động nhiệt ta gọi là hiện tượng khử từ.

2.5.3 Chu trình từ hoá của sắt từ

Nghiên cứu chu trình từ hoá của sắt từ là nghiên cứu quan hệ B = f( H ). Đây là một quan hệ phức tạp. Để nghiên cứu quan hệ này ta làm thí nghiệm sau:

- Đặt sắt từ trong từ trường ngoài và tăng dần cường độ từ trường từ H = 0. Lúc đầu B tăng nhanh tỷ lệ với H sau đó chậm dần, đường cong B = f (H) ngả dầm về phía trục H, đó là giai đoạn bắt đầu bão hoà từ,  giảm dần (Hình 2.15 ).

Khi H đủ lớn B tăng rất chậm theo H và đến điểm a đường cong B(H) gần như nằm ngang,  gần bằng đơn vị, đó là giai đoạn bão hoà thực sự.

- Khi đạt tới điểm bão hoà thực sự (điểm a) ta giảm dần H, B giảm theo, lúc đầu B giảm chậm sau đó giảm nhanh (đoạn ab)

Nhận xét: ta thấy cùng một trị số cường độ từ trường H có hai giá trị cường độ từ cảm B, cường độ từ cảm B lúc giảm lớn hơn lúc tăng, ta nói B giảm chậm hơn H. Đó gọi là hiện tượng từ trễ: trong qua trình biến thiên, cường độ từ cảm B luôn biến thiên chậm hơn so với sự biến thiên của cường độ từ trường H.

Khi H bằng không B vẫn lớn hơn không (điểm b). Đoạn ob gọi là giá trị từ dư, ký hiệu Br .

Ta đổi chiều H bằng cách đổi chiều dòng điện từ hoá và tăng dần về phía âm. Đến điểm c thì B bằng không. Đoạn oc gọi là giá trị từ trường khử từ, ký hiệu Hc

53

Tiếp tục tăng H theo chiều âm đến giai doạn bão hoà thực sự về phía âm ta được đoạn cd. Điểm d ứng với điểm bão hoà về phía âm, tương ứng có từ trường Hd và từ cảm Bd

Giảm dần từ trường từ Hd về giá trị không, từ cảm Bd giảm đến giá trị - Br Đổi chiều dòng từ hoá để đổi chiều cường độ từ trường và tăng dần đến giá trị khử từ và điểm bão hoà thực sự, ta được toàn bộ đường cong khép kín abcdef, gọi là chu trình từ hoá hay chu trình từ trễ, diện tích chu trình từ hoá được gọi là mắt từ trễ. Đường cong doa gọi là đường cong từ hoá cơ bản.

Đường cong từ hoá hay mắt từ trễ đặc trưng cho vật liệu sắt từ về mặt từ hoá, căn cứ vào đó ta có thể đánh giá được tính chất của vặt liệu sắt từ:

- Biết được mức độ bão hoà từ. Người ta chia đường cong từ hoá thành ba giai đoạn:

+ Giai đoạn chưa bão hoà (đoạn OA) là giai đoạn B tỷ lệ với H, do đó  là hằng số. Các khí cụ điện thường làm việc ở giai đoạn này để đảm bảo cường độ từ cảm tỷ lệ với dòng điện từ hoá.

+ Giai đoạn bắt đầu bão hoà (đoạn Aa), phần lớn các máy điện làm việc ở giai đoạn này để đảm bảo khi H thay đổi thì B ít bị thay đổi và vẫn có thể điều chỉnh được trị số B khi cần thiết.

+ Giai đoạn bão hoà thực sự (điểm a)

- Biết được mức độ từ dư của vật liệu, là điều kiện để tính toán nam châm vĩnh cửu.

- Biết được sự thay đổi của hệ số từ thẩm tương đối  theo sự biến đổi của từ trường.

- Biết được đặc điểm của vật liệu sắt từ, từ đó người ta chia vật liệu sắt từ thành hai loại:

+ Vật liệu sắt từ cứng: Là vật liệu có chu trình từ hoá ngắn và rộng, được dùng để làm nam châm vĩnh cửu do có trị số từ dư lớn

+ Vật liệu sắt từ mềm: Là vật liệu có chu trình từ hoá dài và hẹp, được dùng để chế tạo máy điện, khí cụ điện để giảm nhỏ tổn hao từ trễ.

Câu hỏi và bài tập

1. Khi nào thì xuất hiện từ trường? Từ trường nam châm vĩnh cửu do dòng điện nào tạo ra?

2. Xác định chiều từ trường dòng điện trong dây dẫn thẳng, trong vòng dây và trong ống dây.

54

3. Nêu ý nghĩa, đơn vị đo sức từ động, cường độ từ trường, cường độ từ cảm. cường độ từ cảm khác cường độ từ trường ở điểm gì?

4. Ý nghĩa của hệ số từ thẩm tương đối, tuyệt đối, đơn vị đo của chúng.

5. Ý nghĩa và cách tính từ thông.

6. Cách tính và xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện.

7. Cách tính và xác định chiều của lực điện động tác dụng giữa hai dây dẫn có dòng điện.

8. Cách xác định từ trường của dây dẫn thẳng có dòng điện tại một điểm trong lòng dây dẫn và ở ngoài dây dẫn.

9. Cách xác định từ trường của cuộn dây hình xuyến.

10. Vật liệu từ được phân loại như thế nào? Nêu hiện tượng từ tính của sắt từ và giải thích chu trình từ hoá của nó.

11. Khi nào thì xuất hiện từ trường: a. Có một NS vĩnh cửu

b. Có hai NS vĩnh cửu đặt gần nhau c. Có một dây dẫn mang dòng điện

d. Có hai dây dẫn mang dòng điện đặt gần nhau.

12. Xác định chiều từ trường trong dây dẫn thẳng: a. Qui tắc vặn nút chai - phát biểu qui tắc - cho ví dụ b. Qui tắc bàn tay trái - phát biểu qui tắc - cho ví dụ. c. Qui tắc bàn tay phải - phát biểu qui tắc - cho ví dụ.

13. Xác định chiều từ trường trong vòng dây và ống dây: a. Qui tắc vặn nút chai - phát biểu qui tắc - cho ví dụ b. Qui tắc bàn tay trái - phát biểu qui tắc - cho ví dụ. c. Qui tắc bàn tay phải - phát biểu qui tắc - cho ví dụ.

14. Hãy điền các kí hiệu các đại lượng và đơn vị cho đúng: F, H, B, , 0,t,

a. Cường độ từ trường: b. Độ từ thẩm tuyệt đối: c. Độ từ thẩm tương đối:

55 d. Độ từ thẩm của chân không: e. Cường độ từ cảm:

f. Từ thông: g. Lực từ hoá:

15. Xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện nằm trong từ trường, hoặc hai dây dẫn song song có dòng điện:

a. Qui tắc vặn nút chai - phát biểu qui tắc - cho ví dụ b. Qui tắc bàn tay trái - phát biểu qui tắc - cho ví dụ. c. Qui tắc bàn tay phải - phát biểu qui tắc - cho ví dụ.

16. Hãy điền các biểu thức sau và đơn vị vào các đại lượng cho đúng: F = B. I. L. sin; F = . 0. a I I  2 . 2 1 ; F = . 0. a I I  2 . 2 1 .L a. Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. b. Lực tác dụng giữa hai dây dẫn song song có dòng điện

c. Lực tác dụng giữa hai dây dẫn song song có dòng điện trên một đơn vị chiều dài.

56

Chương 3 Cảm ứng điện từ 3.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ

3.1.1 Định luật cảm ứng điện từ

Năm 1831 nhà bác học người Anh Maicơn Farađây phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ đó là hiện tượng: Khi từ thông biến thiện bao giờ cũng kèm theo sự xuất hiện sức điện động, gọi là sức điện động cảm ứng.

Năm 1883 nhà vật lý học người Nga là Lenxơ phát hiện ra quy luật chiều s.đ.đ cảm ứng.

Tổng hợp ta có định luật cảm ứng điện từ: Khi từ thông qua vòng dây biến thiên sẽ làm xuất hiện một s.đ.đ trong vòng dây gọi là s.đ.đ cảm ứng. S.đ.đ cảm ứng có chiều sao cho dòng điện mà nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông sinh ra nó.

3.1.2 Sức điện động cảm ứng trong vòng dây có từ thông biến thiên

Xét vòng dây có từ thông biến thiên xuyên qua (Hình 3.1)

Hình 3.1

Quy ước chiều dương cho vòng dây theo quy tắc vặn nút chai: Cho cái vặn nút chai tiến theo chiều đường sức từ thì chiều quay của cán sẽ là chiều dương của

vòng dây. Với quy ước như vậy s.đ.đ cảm ứng trong vòng dây có từ thông biến thiên được xác định theo công thức Mắc xoen là:

Nghĩa là s.đ.đ cảm ứng trong vòng dây có độ lớn bằng tốc độ biến thiên của từ thông nhưng ngược dấu. Dấu trừ thể hiện định luật Lenxơ về chiều s.đ.đ cảm ứng. Trong công thức trên  tính bằng Wb, t tính bằng sec, thì e tính bằng V

dt d e  

57 Ta xét các trường hợp cụ thể:

- Khi từ thông không đổi: Khi đó d/dt = 0, do đó e = 0;

- Khi từ thông qua vòng dây tăng: Khi đó d/dt > 0, e < 0 tức e ngược chiều với chiều dương quy ước (Hình 3.2a). Dòng điện do s.đ.đ cảm ứng sinh ra tạo ra từ thông ’ có chiều xác định theo quy tắc vặn nút chai ngược chiều với chiều từ thông , tức là chống lại sự tăng của từ thông  sinh ra nó theo định luật Lenxơ.

- Khi từ thông qua vòng dây giảm: Khi đó d/dt < 0, e > 0 tức là cùng chiều với chiều dương quy ước của vòng dây (Hình 3.2b). Dòng điện cảm ứng lúc này tạo ra từ thông ’ có chiều cùng chiều với từ thông , tức là chống lại sự giảm của từ thông sinh ra nó theo định luật Lenxơ

Hình 3.2

3.1.3 Sức điện động cảm ứng trong dây dẫn thẳng chuyển động cắt từ trường

Xét dây dẫn thẳng có chiều dài l chuyển động với vận tốc v vuông góc với từ trường đều có cường độ từ cảm là B (hình 3.3)

58

Sau thời gian t dây dẫn dịch chuyển được một đoạn là b = v.t và cắt qua một lượng từ thông là:

 = B. S = B.l. b = B.l.v.t

Theo công thức Măcxoen trong dây dẫn xuất hiện một s.đ.đ cảm ứng có trị số:

Trong đó: e – s.đ.đ cảm ứng đo bằng V; B - Cường độ từ cảm, đo bằng T;

l – Chiều dài dây dẫn trong từ trường, đo bằng m; v - Vận tốc chuyển động của dây dẫn, đo bằng m/s.

Ta có thể giải thích hiện tượng như sau: Khi dây dẫn chuyển động, các điện tử tự do trong dây dẫn chuyển động theo tạo ra dòng điện. Dưới tác dụng của lực điện từ, được xác định theo quy tắc bàn tay trái, các điện tử chuyển động về một đầu của dây dẫn tạo ra đầu kia của dây dẫn điện thế dương, hay trong dây dẫn xuất hiện s.đ.đ cảm ứng.

Chiều s.đ.đ cảm ứng xác định theo quy tắc bàn tay phải: Cho đường sức đâm vào lòng bàn tay phải, ngón cái choãi ra theo chiều chuyển động của dây dẫn thì chiều bốn ngón tay còn lại chỉ chiều s.đ.đ cảm ứng (Hình 3.4)

Hình 3.4. Quy tắc bàn tay phải

Trường hợp dây dẫn chuyển động không vuông góc với đường sức từ trường (hình 3.5). Hình 3.5 v l B t t v l B t e .. .  ..      

59

Góc giữa B và v là , ta phân B thành hai thành phần: thành phần song song với B và thành phần vuông góc với B gọi là thành phần pháp tuyến vn, ta có:

vn = v. sin

Chính thành phần pháp tuyến vn là nguyên nhân sinh ra s.đ.đ cảm ứng, thay vn vào công thức tính s.đ.đ cảm ứng ta có:

E = B.l.vn = B.l.v.sin

3.1.4 Sức điện động cảm ứng trong cuộn dây

Xét một cuộn dây có w vòng, cho một nam châm vĩnh cửu di chuyển dọc theo cuộn dây tạo từ thông qua cuộn dây biến thiên (hình 3.6)

Hình 3.6

Từ thông qua mỗi vòng dây biến thiên tạo ra s.đ.đ cảm ứng. S.đ.đ cảm ứng trong các vòng dây mắc nối tiếp với nhau, do đó s.đ.đ cảm ứng tổng của cả cuộn dây là:

Tổng đại số từ thông qua các vòng dây của cuộn dây gọi là từ thông móc vòng, ký hiệu là , ta có:

 = 1 + 2 + …. + W Ta có s.đ.đ cảm ứng trong cuộn dây là:

Nếu từ thông qua các vòng dây như nhau ( = 1 = …. = W ) như trong cuộn dây lõi thép thì ta có:  = W  Khi đó:   dt d dt d dt d dt d e e e e W W W                   ... 1 2 ... 1 2 .... 2 1 dt d W e    dt d e   

60

3.2 Nguyên tắc biến cơ năng thành điện năng 3.2.1 Nguyên tắc 3.2.1 Nguyên tắc

Xét dây thẳng có độ dài l chuyển động với tốc độ v cắt vuông góc đường sức từ của từ trường đều có cường độ từ cảm là B (hình 3.7)

Hình 3.7

S.đ.đ cảm ứng xuất hiện trong dây dẫn là: e = B.l.v Chiều xác định theo quy tắc bàn tay phải.

Từ khóa » Hệ Số Từ Thẩm Của Chất Sắt Từ Là