Tìm Kiếm Cứu Nạn – Wikipedia Tiếng Việt

Tìm kiếm cứu nạn là việc tìm kiếm và cung cấp sự trợ giúp cho những người bị tai nạn hoặc nguy hiểm sắp xảy ra. Lĩnh vực tìm kiếm và cứu nạn nói chung bao gồm nhiều tiểu lĩnh vực khác nhau, thường được xác định bởi các loại địa hình nơi công tìm kiếm thực hiện. Các tiểu lĩnh vực bao gồm cứu nạn trên núi; tìm kiếm cứu nạn trên mặt đất, bao gồm cả việc sử dụng cả chó nghiệp vụ cho việc tìm kiếm và cứu nạn; tìm kiếm và cứu hộ đô thị ở các thành phố, tìm kiếm cứu nạn trên chiến trường, tìm kiếm cứu nạn trên không-biển.[1] Cơ quan quản lý tìm kiếm cứu nạn mỗi quốc gia thuộc quản lý của các cơ quan cấp trên khác nhau.

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trực thuộc Chính phủ gồm:

  • Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn [2]
  • Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương [3]

Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh/Thành phố gồm các Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão Tỉnh/Thành phố

Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm:

  • Cục Cứu hộ Cứu nạn Quân đội Nhân dân Việt Nam chịu sự chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam [4]
  • Phòng Cứu hộ Cứu nạn Hải quân Nhân dân Việt Nam
  • Phòng Cứu hộ Cứu nạn Không quân Nhân dân Việt Nam
  • Phòng Cứu hộ Cứu nạn Cảnh sát biển Việt Nam
  • Phòng Cứu hộ Cứu nạn Bộ đội Biên phòng Việt Nam

Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trực thuộc Bộ Công an gồm:

  • Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ [5]

Các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải gồm:

  • Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải, chịu sự quản lý của Cục Hàng hải [6]: chia thành 4 khu vực gồm Khu vực I (vịnh Bắc Bộ), Khu vực II (vùng biển Bắc Trung Bộ), Khu vực III (vịnh Thái Lan và vùng biển Nam Bộ) và Khu vực IV (vùng biển Nam Trung Bộ)
  • Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn và Ứng phó Khẩn cấp Hàng không, chịu sự quản lý của Tông công ty Quản lý Bay Việt Nam [7]: chia thành 3 khu vực gồm miền Bắc, miền Trung và miền Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Canadian Forces (tháng 5 năm 1998). “B–GA–209–001/FP–001 DFO 5449 NATIONAL SAR MANUAL” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12111
  3. ^ “Quyết định 299”. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ “Xây dựng lực lượng cứu hộ-cứu nạn chính quy và hiện đại”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ “Cục Hàng hải Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  7. ^ “Tìm kiếm cứu nạn (SAR)”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tìm kiếm cứu nạn.
  • Tìm kiếm cứu nạn trên DMOZ
  • Rotary rescue Lưu trữ 2009-06-18 tại Wayback Machine Extract from Jane's Defence Weekly article (ngày 3 tháng 8 năm 2006)
  • InternetSAR.org Volunteer Project Lưu trữ 2019-05-26 tại Wayback Machine
  • Norwegian Meteorological Institute -- Maritime Drift Models Handbook Lưu trữ 2007-03-29 tại Wayback Machine
  • Software for SAR patterns in GPX - Navigational Algorithms Manual: http://opencpn.org/ocpn/node/196
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Tìm Kiếm Cứu Nạn Tiếng Anh Là Gì