Tìm Phép Tịnh Tiến đồ Thị Hàm Số Trong Hệ Tọa độ Oxy

  • Hàm số bậc nhất và bậc hai
  • 2
Tìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số trong hệ tọa độ oxy

by HOCTOAN24H · 03/08/2016

Tìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số trong hệ tọa độ oxy là bài toán phức tạp trong bài toán tịnh tiến đồ thị. Đối với những bài toán tịnh tiến đồ thị lên trên hay xuống dưới q đơn vị, tịnh tiến sang trái hay sang phải p đơn vị thì có định lý và cách làm cụ thể rồi, nên chúng không có gì phức tạp. Trong bài giảng hôm nay thầy hướng dẫn các bạn cách đi tìm một phép tịnh tiến biến đồ thị này thành đồ thị kia trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

Trước khi vào bài toán dạng này thầy sẽ đưa ra một ví dụ về dạng toán khác để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn, cụ thể hơn cho bài toán đang xét.

Tìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số trong hệ tọa độ oxy

Tìm đồ thị hàm số khi biết trước phép tịnh tiến

Bài toán 1: Cho hàm số $y=2x-1$ có đồ thị là đường thẳng d. Hãy xác định đồ thị của hàm số trên khi tịnh tiến d sang phải 3 đơn vị.

Đặt $f(x)=2x-1$. Theo định lý về tịnh tiến đồ thị song song với trục tọa độ, khi tịnh tiến $d$ sang phải 3 đơn vị ta sẽ được đồ thị $d1$, đó là đồ thị của hàm số:

$y=f(x-3)=2(x-3)-1=2x-7$

Như vậy đồ thị hàm số mới là $y=2x-7$.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu bài toán cho đồ thị hàm số $d: y=2x-1$ và đồ thị hàm số $d1: y=2x-7$ thì chúng ta phải xác định được một pháp tịnh tiến nào đó biến $d$ thành $d1$. Tức là phải tìm ra được phép tịnh tiến đồ thị sang phải 3 đơn vị như bài toán trên.

Công việc này đòi hỏi phức tạp hơn nhiều so với bài toán trên rồi. Vậy có cách nào để tìm được phép tịnh tiến đó không? Chắc chắn là phải có chứ.

Tìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số

Bài toán 2: Cho hàm số $y=2x-1$ có đồ thị là đường thẳng $d$ và hàm số $y=2x-7$ có đồ thị là đường thẳng $d1$. Tìm phép tịnh tiến biến $d$ thành $d1$.

Nhìn vào 2 hàm số trên thì chúng ta thấy để tìm được phép tịnh tiến là điều không khó khăn, bởi đây là 2 hàm đơn giản. Chúng là hàm số bậc nhất nên việc nhận dạng và nhìn ra kết quả là rất nhanh chóng.

Đặt $f(x) = 2x-1$

Ta có: $y=2x – 7 = 2x – 6 – 1 = 2(x-3) – 1 = f(x-3)$.

Vậy phép tịnh tiến cần tìm ở đây chính là ta đã tịnh tiến $d$ sang phải $3$ đơn vị để được $d1$.

Vấn đề ở đây khi biến đổi các bạn phải luôn bám sát vào dạng của $d$. Hàm số ban đầu cho là $y=2x-1$, do đó khi biến đổi đồ thị $d1$ ta phải đưa $d1$ về dạng: $y=2X-1$ với $X$ là một biểu thức nào đó. Trong bài toán này thì $X=x-3$.

Chắc chắn là các bạn vẫn muốn đi tiếp một số ví dụ khác để hiểu rõ hơn phải không, ví dụ trên đơn giản quá. Vậy chúng ta sẽ tiếp tục với bài toán nữa về hàm số bậc 2 nhé.

Bài toán 3: Cho hàm số $y=x^2-2x+4$ có đồ thị $(P1)$ và hàm số $y=x^2-6x+12$ có đồ thị $(P2)$. Hãy tìm một phép tịnh tiến biến đồ thị $(P1)$ thành đồ thị $(P2)$.

Nhìn qua thì thấy sướng hơn bài toán 2 rồi bởi độ phức tạp của nó được tăng lên, não được hoạt động nhiều hơn, dẫn tới hệ thần kinh được kích thích và hưng phấn. Các bạn có ý tưởng gì cho bài toán này chưa?

Vẫn như trong bài toán 2 nhé, ở đây chúng ta phải biến đổi $(P2)$ về cái dạng: $y=X^2-2X+4$ với $X$ cũng là một biểu thức nào đó. Vậy $X$ là cái gì, các bạn theo dõi nhé:

Đặt $f(x)=x^2-2x+4$

Biến đổi:

$y=x^2-6x+12$

$ = x^2 – 2x -4x +4 $

$=x^2-4x-2x+4$

$=(x^2-4x+4)-4-2x+4$

$ = (x-2)^2-2(x-2) +4$

$=f(x-2)$.

Vậy phép tịnh tiến cần tìm ở đây chính là ta đã tịnh tiến đồ thị sang phải 2 đơn vị.

Cơ sở nào cho ta tách được như vây? Như đã nói ở trên chúng ta phải luôn bám vào dạng của nó là $y=X^2-2X+4$. Như vậy các bạn cần tách cái thằng chứa ẩn bậc nhất trước, tức là $-6x$ để làm xuất hiện $-2x$, thừa bao nhiêu đem nhóm với thằng chứa ẩn bậc 2 là $x^2$. Tiếp là biến đổi làm xuất hiện dạng bình phương 1 tổng hay 1 hiệu.

Vấn đề khá rõ ràng rồi nhé, giờ các bạn thử sức luôn với một vài bài toán nhé:

  • Cho hàm số $y=x^2+3x-8$ có đồ thị $(P1)$ và hàm số $y=x^2+11x+20$ có đồ thị $(P2)$. Tìm phép tịnh tiến đồ thị biến $(P1)$ thành $(P2)$.
  • Cho hàm số $y=x^2-10x+5$ có đồ thị $(P1)$ và hàm số $y=x^2-8x-4$ có đồ thị $(P2)$. Tìm phép tịnh tiến đồ thị biến $(P1)$ thành $(P2)$.

Với 3 bài toán trên các bạn thấy đó, tất cả đều là tịnh tiến sang phải hay sang trái p đơn vị. Vậy còn bài toán tịnh tiến đồ thị lên trên hay xuống dưới q đơn vị thì sao? Hoặc cùng lúc sử dụng 2 phép tịnh tiến thì sẽ thế nào? Có làm phương pháp như trên được không hay phải làm cách nào đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài toán tiếp theo nhé.

Bài toán 4:  Cho hàm số $y=x^2-10x+5$ có đồ thị $(P1) $ và hàm số $y=x^2-8x-1$ có đồ thị $(P2)$. Tìm phép tịnh tiến đồ thị biến $(P1)$ thành $(P2)$.

Trông bài toán này có vẻ giống với bài toán mà thầy vừa cho các bạn tự làm ở phía trên quá nhỉ. Đúng rồi, thầy chỉ thay cái thằng hệ số c từ -4 thành -1 thôi. Chỉ với 1 chút thay đổi thôi nhưng chúng ta có hẳn 1 bài toán khác đầy đủ và hay hơn rất nhiều rồi đó. Bắt tay vào biến đổi thôi, phương pháp tương tự như mấy bài toán trên nhé (chú ý tách cái thằng $-8x$ trước nhé).

Đặt $f(x)=x^2-10x+5$

Ta có:

$y=x^2-8x-1$

$=x^2+2x-10x-1$

$=x^2+2x+1-1-10x-1$

$=(x+1)^2-1-10(x+1)+10-1$

$=(x+1)^2-10(x+1)+8$

$=(x+1)^2-10(x+1)+5+3$

$=[(x+1)^2-10(x+1)+5]+3$

$=f(x+1)+3$

Xong rồi đó các bạn. Nhìn vào kết quả các bạn thấy có khác với 3 bài toán trên chưa? Nó xuất hiện thêm số $3$ ở đuôi.

Ở đây chúng ta đã sử dụng 2 phép tịnh tiến để biến $(P1)$ thành $(P2)$:

  • Phép tịnh tiến 1: Tịnh tiến sang trái 1 đơn vị.
  • Phép tịnh tiến 2: Tịnh tiến lên trên 3 đơn vị.

Kết luận: Để biến $(P1)$ thành $(P2)$ thì chúng ta phải tịnh tiến $(P1)$ sang trái 1 đơn vị, sau đó tịnh tiến tiếp đồ thị lên trên 3 đơn vị.

Lời kết

Các bạn hẳn đã rõ cách tìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số trong hệ tọa độ oxy rồi chứ. Đây là dạng toán tìm phép tịnh tiến biến đô thị này thành đồ thị khác. Thầy hy vọng với chút kiến thức chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn phương pháp tìm một phép tịnh tiến đồ thị hàm số. Nếu có thắc mắc hay ý kiến thảo luận xin vui lòng gõ vào khung bình luận phía dưới. Thầy và các bạn sẽ giúp đỡ.

Bài tập tự luyện:

Bài tâp 1: 

Bài tập 2:

Bài tập 3: 

SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:
  • Share
  • Tweet
  • Share

BẠN CÓ THỂ XEM THÊM: phép tịnh tiếntìm phép tịnh tiến đồ thị hàm số

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

  • Bài giảng tiếp theo Bức thư “gây bão” gửi nữ sinh 30,5 điểm trượt HV An ninh
  • Bài giảng trước Nhiều học sinh bất ngờ với thông tin sẽ có sách giáo khoa song ngữ Việt – Anh

Có thể bạn sẽ thích...

  • Minh họa định lý Pitago bằng hình học 2

    Hình động minh họa định lý Pitago

    2 Nov, 2015

  • 0

    Cách xét tính chẵn lẻ của hàm số

    25 Aug, 2019

  • 0

    Các dạng toán tìm tập xác định của hàm số

    11 Oct, 2019

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

2 Thảo luận

  • Bình luận2
  • Pingbacks0
  1. Hoàng Yến Nhi says: 22/10/2016 at 12:14 PM

    Gửi page mà thầy ko rep em. Chán v

    Reply
  2. Huyền says: 26/10/2017 at 6:08 PM

    Nếu có phân số thì phải làm như thế nào ạ

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

You have to agree to the comment policy.

Comment *

Name *

Email *

Website

Δ

Follow:

Đăng ký nhận bài giảng mới

Điền chính xác địa chỉ email của bạn và nhấn đăng ký. Sau đó bạn hãy kiểm tra hộp thư đến và xác nhận email. HOCTOAN24H.NET sẽ gửi cho bạn bài giảng mới nhất mỗi khi đăng tải.

LIKE FANPAGE HOCTOAN24H

HỌC TOÁN 24H

  • Recent Posts
  • Popular Posts
  • Tổng hợp các đề thi cuối học kì 1 môn toán năm học 2023- 2024

  • Viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn và vuông góc với đường thẳng

  • Cách xét tính chẵn lẻ của hàm số lượng giác-p2

  • Lập phương trình của đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng d và tiếp xúc với các trục tọa độ

  • Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ Ox, Oy và đi qua điểm M(2;1)

BÀI GIẢNG ĐƯỢC QUAN TÂM

  • Giới hạn

    Giới hạn hàm số dạng không trên không – 0/0

  • Tổ hợp - Xac suất

    Cách phân biệt sự khác nhau giữa chỉnh hợp và tổ hợp

  • Khảo sát hàm số / Videos

    Bài 3: Tìm m để hàm số bậc nhất trên bậc nhất nghịch biến trên khoảng (a;b)

  • PT đường thẳng trong mặt phẳng

    Cách viết phương trình đường phân giác của góc

  • Véctơ

    Các khái niệm liên quan vectơ

KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HAY

More

BÀI GIẢNG XEM NHIỀU

  • Cách xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng trong mặt phẳng
  • Cách chia đa thức bằng lược đồ Hoocne hay
  • Cách phân biệt sự khác nhau giữa chỉnh hợp và tổ hợp
  • Cách tính đạo hàm của hàm căn thức
  • Giới hạn hàm số dạng vô cùng trên vô cùng
  • Tìm tọa độ tâm và bán kính của đường tròn
  • Mẹo tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm phân thức – trắc nghiệm nhanh nhất
  • Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc của một điểm lên một mặt phẳng

BÀI GIẢNG NGẪU NHIÊN

  • Đề-thi-thử-thpt-quốc-gia-môn-toán, thay giao ngheo

    Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 trường Tam Dương – Vĩnh Phúc lần 4

  • Đề thi thử môn toán thpt quốc gia năm 2017 chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An lần 4

  • giai phuong trinh tren tap so phuc p2

    Giải phương trình trong tập số phức (p2)

  • Đề thi thử môn toán thpt quốc gia năm 2017 trường THPT Thạch Thành 1 – Thanh Hóa

  • Trắc nghiệm nguyên hàm tích phân

    Tính tích phân bằng phương pháp đổi biến số (p2)

  • Sai lầm thường gặp khi tính tích phân (p2)

  • Đề-thi-thử-thpt-quốc-gia-môn-toán, thay giao ngheo

    Đề thi thử môn toán trắc nghiệm 2017 thpt chuyên Quốc Học Huế lần 1

  • Đi thi không chú ý tới thời gian

    5 lưu ý quan trọng khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Toán

  • Tìm m để hàm phân thức đồng biến trên khoảng

    Tìm m để hàm phân thức đồng biến trên khoảng cho trước

  • Đề thi thử môn toán thpt quốc gia năm 2017 thpt Minh Khai – Hà Nội

  • Bài tập chứng minh chia hết bằng quy nạp có lời giải

  • duong tron luong giac, phuong trinh luong giac

    Giải phương trình lượng giác bậc 1

  • XÁC ĐỊNH TÂM ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP TAM GIÁC

    2 Cách tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

  • hinh binh hanh-phep tru vecto

    Cách xác định hiệu của hai vectơ

  • Lý thuyết về hàm số logarit, phương trình logarit và bất phương trình logarit

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!

Từ khóa » Tịnh Tiến đồ Thị Lên Trên