Tín Dụng Tăng Trưởng 8,16%, Cao Hơn Gấp đôi So Với Cùng Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay, tín dụng tăng trưởng 8,16%, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khôi phục - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phát biểu tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 ngày 15-6, ông Đào Minh Tú cho biết tín dụng tăng trưởng cao là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.
Hy vọng gói hỗ trợ lãi suất 2% và các gói hỗ trợ khác trong chương trình 350.000 tỉ đồng được triển khai tích cực cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế được tốt hơn.
Định hướng điều hành từ nay đến cuối năm, ông Tú thông tin trên cơ sở kiểm soát lạm phát, ngành ngân hàng tiếp tục ưu tiên vốn cho doanh nghiệp, những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu… để khôi phục nền kinh tế.
Những lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không... trong 2 năm qua cũng sẽ được tập trung vốn để có thể sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
Còn một số lĩnh vực nhạy cảm có hệ số rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu, chứng khoán tín dụng cũng sẽ tiếp tục được kiểm soát.
Trao đổi với báo giới về việc nới hạn mức tín dụng, ông Phạm Chí Quang - phó vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho biết biến động giá xăng dầu tăng gây áp lực rất lớn cho lạm phát của năm nay và cả năm sau.
Thực tế, để kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung ương các nước thắt chặt chính sách tiền tệ từ năm 2021 đến nay. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành từ năm 2020. Điều này cho thấy chúng ta cố gắng bình ổn mặt bằng lãi suất.
Ông Quang nhấn mạnh việc quản lý hạn mức tín dụng là để đảm bảo kiểm soát lạm phát. Còn nếu để các tổ chức tín dụng tăng tín dụng theo nhu cầu thì áp lực rất lớn đến lạm phát, đồng thời vướng vào vòng xoáy tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay và nợ xấu có nguy cơ gia tăng.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, ông Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước định hướng chỉ tiêu này tăng 14% cho cả năm nay, nhưng có điều chỉnh tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước: Kinh doanh bất động sản rủi ro cho ngân hàng nên phải kiểm soátTTO - Hiện khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung, dài hạn (10-25 năm), trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn.
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Dư Nợ Tín Dụng Là Gì
-
HTCTTKQG – Tốc độ Tăng Dư Nợ Tín Dụng Của Các Tổ Chức Tín Dụng
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Là Gì? Các Yếu Tố Tác động đến ... - Luận Văn 99
-
Dư Nợ Tín Dụng đối Với Nền Kinh Tế - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Tín Dụng Tăng Trưởng Cao Là Một Tín Hiệu Kinh Tế Phục Hồi
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Là Gì? | Chiến Lược Sống
-
Tăng Trưởng Tín Dụng Là Gì? - Viện Nhân Lực Ngân Hàng Tài Chính BTCI
-
Tín Dụng Là Nguồn Lực Quan Trọng Cho Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Dư Nợ Tín Dụng Toàn Nền Kinh Tế Tăng Lên 10,1% So Với Năm 2020
-
Vì Sao Tín Dụng Tăng Chậm? 24/09/2018 11:24:00 - Chi Tiết Tin
-
TP. Hồ Chí Minh Tín Dụng Tăng Cao Hỗ Trợ Và Thúc đẩy Phục Hồi Tăng ...
-
Dư Nợ Tín Dụng Tại TP. Hồ Chí Minh 4 Tháng đầu Năm đạt Trên 3 Triệu ...
-
Tín Dụng Sẽ ảnh Hưởng Khi Tốc độ Tăng Trưởng Dư Nợ Và Chất Lượng ...
-
Bất động Sản Chiếm Hơn 19% Dư Nợ Tín Dụng Toàn Nền Kinh Tế
-
Nhiều ý Kiến Trái Chiều Xung Quanh Việc Nới Hạn Mức Tín Dụng
-
Vốn Chảy Vào Lĩnh Vực ưu Tiên
-
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước: Tín Dụng Bất động Sản Tăng Mạnh ...
-
Đến Cuối Tháng 3, Tăng Trưởng Tín Dụng Toàn Nền Kinh Tế đạt 4,03%
-
Tác động Của Nợ Hộ Gia đình đến ổn định Tài Chính Vĩ Mô
-
Bỏ Trần Tăng Trưởng Tín Dụng để Cải Cách Hành Chính