Vốn Chảy Vào Lĩnh Vực ưu Tiên

Tin nóng
  • 42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng
  • Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế
  • Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng
  • Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay
  • Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3
  • PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp
Ngân hàng - Bảo hiểm Vốn chảy vào lĩnh vực ưu tiên Thùy Vinh - 07/06/2022 14:55 Dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế hồi phục đẩy cầu vốn trở lại. Điều này được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 5 tháng đầu năm 2022. TIN LIÊN QUAN
  • NHNN chưa bao giờ có văn bản hay phát ngôn là siết hay thắt tín dụng vào bất động sản
  • 94% dư nợ bất động sản trung và dài hạn, Thống đốc lo ngân hàng rủi ro lớn
  • Nông dân muốn vay không cần tài sản đảm bảo, Phó thống đốc nói gì?
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11 triệu tỷ đồng, tăng 7,75% so với cuối năm 2021.

Theo thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), đến thời điểm ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11 triệu tỷ đồng, tăng 7,75% so với cuối năm 2021. Cơ cấu tín dụng tập trung vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, một số lĩnh vực gặp khó khăn thời gian qua có mức tăng trưởng tín dụng khá cao, như tín dụng vận tải, du lịch, dịch vụ tăng 8,25%, tín dụng công nghiệp phụ trợ tăng trên 7,6%...

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN TP.HCM đánh giá, chính sách tín dụng của NHNN đã và đang mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất ưu đãi đã tạo điều kiện hỗ trợ hàng chục ngàn doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh sau dịch bệnh. Chính sách hỗ trợ khách hàng qua cơ cấu nợ và miễn giảm lãi suất của NHNN cũng đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp hồi phục sau Covid-19.

Theo ông Lệnh, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM trong 5 tháng đầu năm nay tăng 27,1% so với cuối năm 2021, với trên 3.700 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn; tín dụng cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP.HCM chiếm gần 60% tổng dư nợ của Chi nhánh.

Điều tra của Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) cho thấy, 56,7% các tổ chức tín dụng kỳ vọng trong quý II/2022, kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý II và tăng 14,1% trong năm 2022. Điều này củng cố các nhận định rằng, dòng vốn ngân hàng đang “chảy đúng mạch” vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chương trình hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Thực tế, các ngân hàng đều ghi nhận tín dụng tăng vọt trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tăng gấp đôi cùng kỳ, vượt ngưỡng 10% chỉ trong 3-4 tháng đầu năm 2022. Trong 27 ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM, có 18 nhà băng ghi nhận tăng trưởng cho vay khách hàng quý I cao hơn năm ngoái. Vì thế, để có dư địa triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, các nhà băng vừa đồng loạt đề nghị NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay.

Liên quan đến vấn đề nới room tín dụng, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN cho biết, ngay từ khi phân bổ room tín dụng kỳ đầu tiên, NHNN đã nhận thấy tín dụng năm nay sẽ tăng mạnh hơn năm trước rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức độ nào để kiểm soát lạm phát.

Theo ông Tú, nới hạn mức tăng trưởng tín dụng là đề xuất rất cần thiết của các ngân hàng thương mại. Cơ quan quản lý sẽ xem xét, tính toán, điều hành khối lượng tín dụng đưa ra nền kinh tế. Theo đó, tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, với chính sách lãi suất và các quan hệ vĩ mô khác; tạo dư địa để chính sách hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện.

Thống đốc nói gì về cơ chế cấp hạn mức tín dụng? Đến ngày 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021, theo cập nhật từ Thống đốc. # tín dụng # tăng trưởng tín dụng # chính sách tín dụng # nới room tín dụng Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • 42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng
  • Ngân hàng NCB hoàn thành kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng
  • Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế
  • Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng
  • Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay
  • M&A ngân hàng và những cuộc "kén rể" còn để ngỏ
  • M&A tài chính tiêu dùng hút vốn ngoại
  • Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3
  • PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp
  • Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp
  • Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối

Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Dư Nợ Tín Dụng Là Gì