Tín Hiệu đèn Giao Thông được Quy định Như Thế Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Đèn tín hiệu giao thông đóng vai trò là một yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn giao thông cho những người tham gia giao thông, hạn chế ùn tắt giao thông đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Vậy thì tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào? Làm sao để tuân thủ đèn tín hiệu đúng nhất theo pháp luật? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được tư vấn cụ thể.
Nội dung tư vấn
Tín hiệu đèn giao thông được quy định
Thông tư 06/2016/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ bắt đầu có hiệu lực.Theo đó, người tham gia giao thông cần thực hiện theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.
Căn cứ theo điều 13 Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định về vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu theo quy chuẩn của Bộ giao thông vận tải như sau:
-Vị trí của mặt đèn quay về hướng đi của người tham gia giao thông.
– Khi đèn bố trí theo chiều thẳng đứng trên cột đặt trên lề đường, dải phân cách, đảo giao thông: chiều cao vị trí thấp nhất của đèn từ 1,7m đến 5,8m, khoảng cách từ bộ đèn đến mép phần đường xe chạy từ 0,5 đến 2m.
-Khi đèn được đặt theo chiều ngang trên cần vươn thì chiều cao tối thiểu là 5,2 m, tối đa là 7,8m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường hoặc mặt vỉa hè;
-Đèn được bố trí sao cho người tham gia giao thông nhìn thấy được từ xa đủ để giảm tốc độ và dừng xe được an toàn. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt đèn trên cột điện hoặc những vật kiến trúc nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt đèn về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy đèn theo Quy chuẩn này và đảm bảo thẩm mỹ.
-Đèn tín hiệu đặt trên từng nhánh đường ngay trước nút giao theo chiều đi; Tùy từng trường hợp, có thể bổ sung đèn tín hiệu trên cột cần vươn hoặc giá long môn phía bên kia nút giao theo chiều đi để nhắc lại và thuận tiện cho việc quan sát.
-Ở trong khu đông dân cư, khu đô thị có đường chật hẹp, đèn có thể bố trí trên thân cột thẳng đứng đặt bên đường về phía tay phải của chiều đường theo quy định tại điểm 13.3.1 khoản 13.3 Điều này ngay trước vạch dừng.
– Độ lớn (kích thước) và độ sáng của đèn tín hiệu phải được thiết kế phù hợp với điều kiện khai thác đặc biệt phải nhìn thấy được trong điều kiện người tham gia giao thông bị ngược ánh sáng mặt trời.
Các tín hiệu đèn giao thông
Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu tham khảo ở Phụ lục A của Quy chuẩn này.
-Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh – vàng – đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.
– Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.
– Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.
– Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.
-Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ thập. Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.
-Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.
-Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới
-Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiện thị được ở 2 trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ, chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.
– Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh báo.
-Ngoài các dạng đèn nêu trên, còn có thể sử dụng đèn mũi tên kết hợp hình một loại phương tiện để điều khiển, chỉ dẫn một loại phương tiện cụ thể.
-Với các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn.
– Kích thước của đèn từ 200mm đến 300mm với các đèn tín hiệu chính. Với các đèn có số, chữ và hình phương tiện tham gia giao thông có thể điều chỉnh phù hợp để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết.
Ý nghĩa của những tín hiệu đèn giao thông
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. QCVN 41:2019/BGTVT quy định về các loại đèn giao thông và ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông cụ thể như sau:
Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.
+Tín hiệu xanh: cho phép đi.
+Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
+Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
Về thứ tự lắp đặt: thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.Đèn có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu. Các hình trên đèn có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.
Trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124 (a,b) “Cấm quay đầu xe”.Đồng hồ đếm ngược (khi đang hoạt động bình thường) có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn. Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.
Lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông
Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông của ô tô
Khi ô tô phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thì theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông được quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Ngoài ra, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định như sau:
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, nếu bạn điều khiển ô tô tham gia giao thông nhưng không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, nếu hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông của bạn mà dẫn đến hậu quả xảy ra tai nạn giao thông thì bị sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy
Quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy như sau:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Ngoài ra, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về vấn đề này:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, khi phạm vào lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng an treo mới năm 2022
- Cách viết tờ khai căn cước công dân mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty nhanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vượt đèn tín hiệu giao thông màu vàng thì có được không?Nhiều người vẫn thường hiểu nhầm rằng đối với tín hiệu đèn giao thông, đèn xanh là được phép đi, vàng là được quyền đi chậm, đỏ là dừng. Tuy nhiên trên thực tế Luật giao thông đường bộ có quy định như sau:– Tín hiệu đèn xanh là được đi; Tín hiệu đỏ là cấm đi;– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu nơi đặt đèn tín hiệu vàng không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.Tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thường được áp dụng vào những khung giờ hoặc những địa điểm có ít xe cộ đi lại, những nơi không nhất thiết phải dừng xe, nhường đường nhưng cần giảm tốc độ và quan sát kỹ khi di chuyển.Vì hiểu lầm như vậy nên khi tham gia giao thông, không ít người đã vi phạm vào lỗi cơ bản nói trên. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, vượt đèn vàng sẽ bị khép vào hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức xử phạt cụ thể như sau:– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46.– Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1,2 – 2 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016.– Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016.– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60 – 80 nghìn đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016).– Người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50- 60 nghìn đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016.
Quy định về ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông hình mũi tên là gì?+Nếu đèn có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.+ Nếu đèn có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.+ Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.+Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ cần bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.+ Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì cần bố trí làn chờ cho phương tiện đó.+Điều khiển giao thông bằng loại đèn hai màu:Điều khiển giao thông đối với người đi bộ bằng loại đèn hai màu: khi tín hiệu màu đỏ có tín hiệu hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”; khi tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi”.Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường hoặc vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường. Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ; người đi bộ lúc này không được bắt đầu đi ngang qua đường.Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, dải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn v.v… Đèn xanh bật sáng: cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ bật sáng: cấm đi. Hai đèn xanh và đỏ không được cùng bật sáng một lúc.Loại đèn đỏ hai bên thay nhau nhấp nháy nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải dừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông
-
Ý Nghĩa Của Các Loại Tín Hiệu đèn Giao Thông đường Bộ - Đào Tạo Lái Xe
-
Có Mấy Loại đèn Tín Hiệu Giao Thông - SÀI GÒN ATN
-
ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG - VHB
-
Theo Luật Giao Thông đường Bộ, Tín Hiệu đèn Giao Thông Quy định Thế ...
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông Chỉ Có Xanh, Đỏ, Vàng? | TVPL - YouTube
-
Quy định Cần Nắm Về Những Loại đèn Giao Thông
-
Cách Nhìn đèn Tín Hiệu Giao Thông Chính Xác 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
Giải Mã ý Nghĩa Của Hệ Thống đèn Tín Hiệu Giao Thông - LuatVietnam
-
Cách Nhìn đèn Tín Hiệu Giao Thông 2021
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông
-
Đèn Tín Hiệu Giao Thông ý Nghĩa Của Mỗi Loại đèn | DPRO Việt Nam
-
CỘT ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG - Hapulico