Tín Ngưỡng Là Gì? Phân Loại Tín Ngưỡng Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Tín ngưỡng chỉ là một trạng thái tâm lý, đó là lòng tin, sự ngưỡng mộ vào một lực lượng siêu nhiên thần bí, lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tượng : Trời, Phật, thần thánh hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình tác động đến đời sống tâm linh con người được người ta tin là có thật và tôn thờ. Tín ngưỡng chỉ là một bộ phận của tôn giáo.
Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí.
Trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt”, Nguyễn Đăng Duy viết: “ Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng : “ Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quân đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” ( Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam)
Tác giả M.Scott viết: “ Chúng ta dường như có xu hướng định nghĩa hai chữ tín ngưỡng một cách quá hạn hẹp. Ta thường chỉ coi rằng tín ngưỡng phải gắn liền với một niềm tin nào đó vào Thượng đế, hoặc phải gắn liền với một số thực hành nghi lễ, hoặc phải là thành viên trong một cộng đồng phụng sự” (Con đường chẳng mấy ai đi, tập 2). Theo ông, tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ và về vị trí của bản thân họ trong thế giới đó.
Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc đó.
Dưới góc độ tâm lý học, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý – xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó.
2. Đặc điểm của tín ngưỡng
Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đề mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp đó là:
- Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời – Đất, Tiên – Rồng, ông đồng – bà đồng…
- Đề cao phụ nữ: Thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ ( Bà Trời – Đất – Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp)…
- Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác.
3. Điểm khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng.
Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” (hay nói gọn lại là “cái thiêng”) – cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm…
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào “cái thiêng” thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức Mẹ Đồng Trinh của Kito giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo thờ Mẫu… Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc… thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà thôi.
Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm “tôn giáo” và “tín ngưỡng”. Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo. Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng và đều gọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ quát).
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở một số điểm như: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển… được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường, học viện… có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội, hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường…, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người. Còn tín ngưỡng thì chưa có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ…
4. Phân loại tín ngưỡng Việt Nam
a. Tín ngưỡng phồn thực
Sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người, sự sống của cây trồng, vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Như vậy, bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sự sinh sôi nảy nở và sự no đủ.
Tín ngưỡng phồn thực đã từng tồn tại suốt chiều dài của lịch sử, dưới hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được coi là thờ sinh thực khí (sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó rất phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.
Ở Việt Nam việc thờ sinh thực khí được gọi là thờ cúng Nõ Nường (Nõ – tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, Nường – tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ). Ngoài ra, nó còn có các biến thể của việc thờ cơ quan sinh dục nam và nữ như: Thờ cột đá tự nhiên, thờ các kẽ đá nứt tự nhiên hoặc tạo các bộ phận của các công trình kiến trúc có hình dáng như bộ phận sinh dục nam, nữ.
Ví dụ: Cột đá ở chùa Dạm. Linga và Yony trong các đền tháp Chăm… Thờ hành vi giao phối – một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo. Ở Việt Nam cũng có những biểu tượng của tín ngưỡng này đó là: Tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp được đúc bằng đồng gắn trên nắp thạp đồng Đào Thịnh ( Yên Bái có niên đại 500 năm TCN), tượng cóc giao phối, điệu múa “Tùng – dí” trong các lễ hội làng vùng Trung Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ…
Cột đá ở chùa Dạm
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực…
- Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo.
- Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo.
- Tâm mặt trống là hình mặt trời biểu tượng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.
- Xung quanh mặt trống có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.
b. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt có gốc sống bằng nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt, việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên đã dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng đó là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng nữ thần chiếm ưu thế. Vì vậy tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
– Thờ Tam phủ, Tứ phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá. Thần Mặt Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Việc thờ trời ở Việt Nam có trước ở Trung Quốc.
Hình ảnh Thờ Tam phủ, Tứ phủ. Nguồn: internet
– Thờ tứ pháp
Tam phủ là danh từ để chỉ các bà thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Man Nương Phật Mẫu. Tứ pháp gồm:
- Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu.
- Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu.
- Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng.
- Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn
Ảnh hưởng của Tứ pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.
*Truyền thuyết về Man Nương: Thuở ấy, trong vùng có một người con gái tên gọi Man Nương, cha mẹ mất sớm, lại nhà rất nghèo, cũng tìm đến chùa để theo học. Man Nương tính tình thật thà, chất phát, lại siêng năng chăm chỉ, nhưng vì có tật nói lắp không tụng kinh được, nên sư Đà La giao cho việc nấu nướng để tiếp đãi các tăng ni đến chùa. Một đêm vào giữa tháng năm, trời khi ấy đã khuya, Man Nương nấu chín nồi cháo đã lâu mà nhà sư và các tăng ni vẫn còn mải mê tụng kinh niệm Phật. Ngồi tựa ở cửa bếp để chờ, vô tình Man Nương ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết. Khi tụng kinh xong không thấy Man Nương bưng cháo lên như mọi lần, sư Đà La bèn xuống bếp để xem sự thể thế nào. Thấy Man Nương đã ngủ say, không tiện đánh thức dậy, nhà sư liền né người bước qua để vào lấy cháo. Không ngờ chỉ như vậy thôi, mà Man Nương đã mang thai. Có thai được ba tháng thì Man Nương cảm thấy xấu hổ quá, bèn bỏ chùa ra về. Sư Đà La, sau đó cũng rời đi nơi khác. Mấy tháng sau Man Nương sinh hạ được một mụn con gái, bèn tìm đến nơi nhà sư đang tu hành để trả con lại. Sư Đà La ôm đứa trẻ, cùng Man Nương đi tới cây phù dung ở một ngã ba đường. Đó là một cây cổ thụ, cành lá sum xuê xanh tốt, lại có cái hốc rất to ở phía gần gốc. Đặt đứa trẻ vào trong hốc cây, nhà sư nói: “Này cây, ta gửi con Phật. Ngươi hãy giữ lấy, sau này sẽ được thành Phật”. Nhà sư nói xong, thấy miệng hốc cây tự nhiên khép kín ngay lại. Trước khi từ giã Man Nương, sư Đà La bảo nàng hãy tiếp tục đi tu, rồi giao cho một cây trượng mà bảo: “Ta cho nàng vật này. Khi nào trời hạn, đem cắm xuống đất, tự nhiên sẽ có mưa lớn”. Man Nương cung kính nhận lời. Từ đó, mỗi khi trời làm hạn hán, Man Nương lại cắm trượng xuống đất, thế là trời lại đổ mưa to. Dân chúng trong vùng thấy vậy, đều rất đỗi vui mừng và cảm phục. Một năm, trời đổ mưa to lại thêm bão lớn, làm cho cây phù dung có đứa bé ở trong, bị đổ. Cây trôi đến bến sông mà phía trên có ngôi chùa sư cụ Man Nương đang trụ trì thì dừng lại, dập dềnh ở bên mép nước. Dân trong làng thấy vậy, bèn cùng nhau mang thừng chão ra buộc vào để kéo cây lên. Nhưng lạ thay, mấy chục người, rồi sau đó mấy trăm người, cùng xúm vào, mà cây vẫn không nhúc nhích. Giữa lúc ấy, sư cụ Man Nương chống gậy từ trong chùa bước ra bến rửa tay. Thấy sự lạ, sư cụ bèn cầm vào một đầu dây kéo thử. Nhưng thật chẳng ngờ, khi sư cụ vừa khẽ chạm tay vào thì cây cũng lập tức chuyển động. Mọi người vui mừng, nhờ sư cụ kéo hẳn cây lên bờ, trong lòng ai ấy cũng đều thấy vừa ngạc nhiên vừa vô cùng cảm phục. Cho rằng cây phù dung này linh thiêng nên dân làng bàn nhau sẽ cưa ra, để tạc thành tượng thờ. Nhưng khi những người thợ mang dao, cưa đến để phát cành xẻ gỗ, thì dao và cưa đều bị quằn, mẻ, không thể làm gì được. Dân làng lại phải nhờ đến sư cụ Man Nương. Chỉ sau khi sư cụ thắp hương đặt lễ vật, khấn vái, rồi đứng ở đấy chứng kiến, thì tốp thợ mới phát cành và xẻ cây được. Họ cưa thân cây làm bốn khúc, dự định sẽ tạc bốn pho tượng thờ. Nhưng đến đoạn gốc nơi có cái hốc đặt đứa trẻ ngày trước, thì tự nhiên một tảng đá lăn ra. Vì thấy tảng đá làm cho các mũi cưa bị gãy, nên tốp thợ tức quá, hè nhau lấy gáy rìu đập lấy đập để vào, cho hả giận. Lạ thật, tảng đá vẫn trơ ra, còn các gáy rìu, tất cả đều bị quăn queo, méo mó. Biết không thể làm gì được, nhưng vẫn tức, tốp thợ lạ hò nhau bê tảng đá ném xuống sông. Nhưng thật bất ngờ, chỉ vừa chạm mặt nước, thì tảng đá lóe sáng, rồi vừa phát sáng vừa chìm xuống dưới đáy, làm cho cả một khúc sông sáng bừng lên, cùng với những quầng sáng rộng. Tất cả tốp thợ kinh hoàng, thế rồi tự nhiên, không ai bảo ai, cùng lảo đảo, loạng choạng, rồi nhất loạt ngã vật ra đất, bất tỉnh nhân sự. Tình thế thật vô cùng khẩn cấp. Những người được chứng kiến vội vã đi tìm lễ vật, hương đăng, rồi mời sư cụ Man Nương xuống tận nơi khấn vái. Lại thuê cả thợ lặn đến để vớt tảng đá lên. Chỉ đến khi các việc thật xong xuôi, mới thấy tốp thợ dần dần hồi tỉnh lại. Bốn khúc gỗ cắt ở cây phù dung ra, sau đó được tạc thành bốn pho tượng thờ. Lúc ấy nhà sư Đà La hay tin, cũng trở về chứng kiến. Ngài đặt pháp hiệu cho bốn pho tượng là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, ý là để cầu mong cho dân làng yên vui và quanh năm mưa gió thuận hòa, không bị mưa, bão, sấm, sét làm cho thiệt hại. Ngài lại bảo đem tảng đá vào đặt bên cạnh các pho tượng đã tạc. Thế rồi, mọi người nhìn thấy, các pho tượng tự nhiên đều sáng bừng lên, hệt như đã được dát bên ngoài bằng vàng, bằng bạc. Sau đó, theo lời dạy của nhà sư Đà La, bốn pho tượng được đưa về bốn ngôi chùa lớn trong vùng, và các ngôi chùa này, từ đấy được mang tên như của bốn pho tượng đã tạc. Riêng tảng đá, được đặt ở chính ngôi chùa có sư cụ Man Nương đang trụ trì, tức là ngôi chùa có bến sông đã vớt được cây phù dung dạo trước. Sư cụ Man Nương còn trụ trì tại ngôi chùa này mấy chục năm nữa rồi mới viên tịch, lúc ở tuổi gần một trăm. Ngày viên tịch là ngày mồng bốn tháng tư (âm lịch), đúng bốn ngày trước lễ Phật đản. Dân chúng trong vùng vừa thương tiếc nhưng cũng vừa kính cẩn, tôn xưng sư cụ là Phật mẫu Man Nương. Danh hiệu “Phật mẫu” này để chỉ, khi sinh thời cụ đã sinh ra đứa trẻ (tảng đá), sau trở thành tiền thân của bốn ngôi chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện trong vùng. Lại nói về bốn ngôi chùa này, từ khi có bốn pho tượng thờ mới, thì càng ngày càng trở nên linh ứng đặc biệt. Những năm lụt lội hay hạn hán kéo dài, dân chúng đến đây kêu cầu, đều thấy luôn luôn ứng nghiệm. Từ đấy, thiện nam tín nữ tìm về ngày mỗi thêm đông. Để tưởng nhớ Phật mẫu Man Nương, nên dân chúng trong vùng lấy ngày mồng bốn tháng tư, ngày sư cụ viên tịch, làm ngày lễ hội của cả bốn ngôi chùa. Hàng năm, cứ đến ngày này, ở các nơi dân chúng lại nô nức tìm về trảy hội, và dùng nước sạch để tắm rửa cho các pho tượng Phật trong chùa. Lâu dần, trở thành phong tục, gọi là hội tắm Phật. |
– Thờ động vật thực vật.
Do xuất phát từ nước có gốc nông nghiệp trồng lúa nước nên tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên thể hiện ở việc thờ động vật, thực vật.
Khác với văn hóa phương Tây là thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử, chim ưng,… tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật hiền lành hơn như trâu,
cóc, chim, rắn, cá sấu,… các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc giống “Rồng Tiên”. Con rồng lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Nam Á, sau đó mới được phổ biến ở Trung Quốc rồi đến các nước phương Tây. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông nghiệp: Tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên quan đến rồng như Thăng Long, Hàm Rồng,…
Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,… đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau,…
c. Tín ngưỡng sùng bái con người
– Hồn và vía
Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn. Một số dân tộc Đông Nam Á coi linh hồn gồm “hồn” và “vía”. Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên có cách giải thích khác (xem thêm chín vía). Người Việt thường có câu nói nam có “ba hồn bảy vía” còn nữ có “ba hồn chín vía”, cũng là từ các quan niệm trên mà ra.
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới có những câu ngạn ngữ như: “hồn xiêu phách lạc” (phách tức là vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), “sợ đến mức hồn vía lên mây” …
Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền.
– Tổ tiên
Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi khác. Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo Ông bà.
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Người phương Tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất.
Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn – khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất – theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước – Lửa (âm dương) và Trời – Đất – Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: Gia đình, làng xã, đất nước.
+ Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ông bà, cha mẹ,…là những người cùng huyết thống đã chết. Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây không chỉ là vấn đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha me, tổ tiên. Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhà thờ họ.
+ Ở cấp độ làng xã, người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã và được tôn vinh là Thành Hoàng và nơi thờ cúng ở đình làng.
+ Ở cấp độ nhà nước, người Việt thờ cúng những người có công đối với đất nước, tổ quốc như các Vua Hùng, thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch… Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vây, tổ tiên gia đình, lãng xã và đất nước không tác rời nhau. Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người còn sống đối với người đã chết có công lao với cá nhân, gia đình, dòng tộc, làng xã, đất nước, thể hiện niềm tin rằng, tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông qua các nghi lễ thờ cúng.
– Thành Hoàng làng
“Thành hoàng” là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho một cộng đồng người sống trong một đơn vị hành chính. “Thành hoàng” là một từ Hán Việt vốn là một từ chỉ vị thần bảo hộ thành trì của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Đường rồi tiếp tục phát triển trong các triều đại của Việt Nam.
Thành hoàng thường được thờ trong Đình, Miếu. Thần điện Thành hoàng trong miếu chỉ là một bệ thờ trên đặt lư hương, đèn, lọ hoa. Còn thần điện bài trí trong đình có phần phức tạp hơn có khám thờ, bên trong đặt bài vị, tượng nhưng đa số chỉ là ngai và áo mũ. Thờ phụng Thành Hoàng tượng trưng cho sự bảo vệ làng xã và mong muốn sự trường tồn của các thôn ấp.
Thờ cúng Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp luật, đồng thời nó là một thứ quyền uy siêu việt một mối liên lạc vô hình khiến cho làng xóm trở thành một cộng đồng có tổ chức chặt chẽ.
Trong tâm thức dân gian, đây chính là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta, của đất nước ta. Từ thủa xa xưa cho tới ngày nay việc thờ phụng này đã có từ lâu và phổ biến trong ca nước.
– Vua tổ
Đây là một trong những tín ngưỡng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng là vị vua tổ của người Việt, người có công sáng lập nước Văn Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam (Từ khoảng thế kỷ thứ VII đến thế kỷ III TCN). Tương truyền vua Hùng (Hùng Vương thứ nhất) là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cháu đời thứ sáu của Thần Nông.
Theo thần thoại, Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, sinh ra bọc có trăm trứng, nở thành một trăm con trai. Một nửa theo cha xuống biển, nửa kia theo mẹ lên rừng đến đất Phong Châu (Vùng đất Việt Trì – Phú Thọ ngày nay), mẹ Âu Cơ cùng các con tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang. Mảnh đất Phong Châu – nơi đóng đô của các vua Hùng trở thành vùng đất Tổ và ngày 10 tháng 03 âm lịch hàng năm được lấy làm ngày giỗ Tổ.
Để tưởng nhớ công ơn nhân dân ta đã xây đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hy Cương, núi Hùng Lĩnh, Hùng Sơn) thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ. Trên núi Nghĩa LĨnh ngoài đền Hùng, đền Thượng nằm trên đỉnh núi còn có đền Trung nằm ở lưng chừng núi, đền Hạ nằm dưới chân núi.
Việc thờ cúng vua Hùng còn mang ý nghĩa thiêng liêng cao cả, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập non sông đất nước, xây dượng cuộc sống ngày nay và để cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống của con cháu.
Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương
– Tứ bất tử
Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh:
- Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội.
- Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm.
- Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất.
- Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người dân Việt Nam.
d. Tín ngưỡng sùng bái thần linh
– Thổ công
Thổ Công là một vị thần được thờ trong gia đình, một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Thổ Công được nhiều người tin là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Tổ tiên có công sinh thành dưỡng dục nên được tôn vinh nhất. Bàn thờ tổ tiên ở giữa, vị trí quan trọng nhất, bàn thờ Thổ Công ở bên trái, quan trọng thứ hai. Nhưng khi cúng lễ tổ tiên, người ta đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.
Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất), nhiều nơi còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).
– Thần tài.
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông.
Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm
Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.
3/5 - (2 bình chọn)Bài viết liên quan:- Văn hiến và văn vật là gì?
- Địa – văn hóa là gì?
- Nhân học văn hóa là gì?
- Khái lược Văn hóa Việt Nam
Từ khóa » Tín Ngưỡng Là Gì Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Hiểu đúng để Không Nhầm Lẫn Với Mê Tín Dị đoan
-
Bài Giảng Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Chương 3 - TaiLieu.VN
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] 1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - StuDocu
-
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
-
[PDF] Bản Chất Và đặc Trưng Tín Ngưỡng Dân Gian Trong Lễ Hội Cổ Truyền Việt
-
Tín Ngưỡng Là Gì ? Tôn Giáo Là Gì ? Mê Tín Dị đoan Là Gì ?
-
TÀI LIỆU MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM - 123doc
-
[PDF] CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM - .vn
-
Tín Ngưỡng Và Giải Mã Tín Ngưỡng Trong Văn Học Dân Gian Người Việt
-
[PDF] Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Mã Học Phần