Tín Ngưỡng Là Gì? Ví Dụ Về Tín Ngưỡng - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm tín ngưỡng
- Đặc điểm của tín ngưỡng
- Phân loại tín ngưỡng Việt Nam
Tại Việt Nam “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Vậy tín ngưỡng là gì? Ví dụ về tín ngưỡng? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Khái niệm tín ngưỡng
Theo Wikipedia thì tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững và đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Chủ nghĩa Mác- Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng, cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bình yên.
Dưới góc độ tâm lý học, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý – xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó.
Vấn đề tín ngưỡng tại Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
– Theo GS Đặng Nghiệm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa. Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, lelieve, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance riligieuse). Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance riligieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo.
– Các học giả như Toan Ánh, Phan Kế Bính… xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Nguyễn Chính cho rằng tín ngưỡng là niềm tin, sự trông cậy và yêu quý một thế lực siêu nhiên mà với tri thức con người và kinh nghiệm chưa đủ để giải thích và lý giải được.
– Trong từ điển Hán-Việt, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó.
Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng: “tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh (niềm tin thiêng liêng) cũng có nghĩa tâm linh không phải là tôn giáo, tâm linh chỉ là khả năng dẫn tới tôn giáo”.
Theo pháp luật Việt Nam tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì thì Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Như vậy khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí.
Đặc điểm của tín ngưỡng
– Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đề mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp đó là:
– Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
– Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời – Đất, Tiên – Rồng, ông đồng – bà đồng…
– Đề cao phụ nữ: Thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ ( Bà Trời – Đất – Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp)…
– Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác.
Phân loại tín ngưỡng Việt Nam
Tín ngưỡng phồn thực
– Sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người, sự sống của cây trồng, vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Như vậy, bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sự sinh sôi nảy nở và sự no đủ.
Tín ngưỡng phồn thực đã từng tồn tại suốt chiều dài của lịch sử, dưới hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được coi là thờ sinh thực khí (sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó rất phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.
Ví dụ: Cột đá ở chùa Dạm. Linga và Yony trong các đền tháp Chăm… Thờ hành vi giao phối – một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo. Ở Việt Nam cũng có những biểu tượng của tín ngưỡng này đó là: Tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp được đúc bằng đồng gắn trên nắp thạp đồng Đào Thịnh ( Yên Bái có niên đại 500 năm TCN), tượng cóc giao phối, điệu múa “Tùng – dí” trong các lễ hội làng vùng Trung Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ…
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt có gốc sống bằng nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt, việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên đã dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng đó là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng nữ thần chiếm ưu thế. Vì vậy tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
– Thờ Tam phủ, Tứ phủ
– Thờ tứ pháp
– Thờ động vật thực vật.
Tín ngưỡng sùng bái con người
– Hồn và vía
– Tổ tiên
– Thành Hoàng làng
– Vua tổ
– Tứ bất tử
Tín ngưỡng sùng bái thần linh
– Thổ công
– Thần tài.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Tín ngưỡng là gì? Ví dụ về tín ngưỡng. Khách hàng quan tâm đến những nội dung trên có vướng mắc khác vui lòng phản ánh để được hỗ trợ.
Từ khóa » Tín Ngưỡng Là Gì Dịch
-
1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...
-
Tín Ngưỡng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Hiểu đúng để Không Nhầm Lẫn Với Mê Tín Dị đoan
-
Tín Ngưỡng Là Gì ? Tôn Giáo Là Gì ? Mê Tín Dị đoan Là Gì ?
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Khác Với Tôn Giáo, Mê Tín Dị đoan Ra Sao?
-
TÍN NGƯỠNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
TÍN NGƯỠNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Tín Ngưỡng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Tôn Giáo Với Tín Ngưỡng, Giữa Tín ...
-
Phép Tịnh Tiến Tín Ngưỡng Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
[DOC] Quản Lý Nhà Nước Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo - Quốc Hội
-
Các Quy định Về Hoạt động Quyên Góp Và Tiếp Nhận Tài Trợ Của Cơ Sở ...