Tín Ngưỡng Là Gì? Vi Phạm Tín Ngưỡng Tôn Giáo Bị Xử Lý Thế Nào?

Tín ngưỡng là gì? Vi phạm tín ngưỡng tôn giáo bị xử lý thế nào? Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo cũng như tín ngưỡng. Theo số liệu thống kê của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức. Năm tôn giáo lớn nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, và Cao Đài; các tôn giáo khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Vậy ta có thể hiểu như thế nào là tín ngưỡng? Việc vi phạm tín ngưỡng, tôn giáo được xử lý như thế nào? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau của Luật Minh Gia.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về tín ngưỡng
  • 2. Quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam
  • 3. Xử lý vi phạm về tín ngưỡng và tôn giáo

1. Quy định về tín ngưỡng

Theo quy định tại Khoản 1 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liều với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

2. Quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam

Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Ở Việt Nam, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và trong rất nhiều văn bản pháp luật khác, thể hiện qua các nội dung sau:

- Việt Nam thừa nhận, ghi nhận, tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xử lý vi phạm về tín ngưỡng và tôn giáo

Theo quy định tại Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì việc xử lý vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Trân trọng!

Từ khóa » Tĩn Ngưỡng Là Gì