Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Là Gì?

Ngày nay, tín ngưỡng và tôn giáo là những yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Thậm chí, chúng còn có tầm ảnh hưởng lớn đến chính trị và an ninh xã hội. Hai khái niệm này tồn tại nhiều điểm tương đồng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để biết tín ngưỡng tôn giáo là gì, các bạn hãy cùng đội ngũPhương Nam 24h tìm hiểu về bản chất, vai trò của hai khái niệm này.

Tín ngưỡng và tôn giáo là gì?

Mục lục

  • Khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng
    • 1. Tôn giáo là gì?
    • 2. Tín ngưỡng là gì?
  • Bản chất và vai trò của tín ngưỡng tôn giáo
    • 1. Vai trò của tôn giáo
    • 2. Vai trò của tín ngưỡng

Khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng

Từ trước đến nay, một số người thường đồng nhất tôn giáo, tín ngưỡng và họ cùng gọi chung đó là tôn giáo. Thế nhưng, theo những phân tích của các nhà nghiên cứu về tôn giáo thì đây lại là hai khái niệm khác nhau, cùng có chung nhiều nét tương đồng. Vậy bản chất tôn giáo và tín ngưỡng là gì? Chúng giống và khác nhau ở điểm nào?

1. Tôn giáo là gì?

Tôn giáo hay còn được gọi là đạo, có thể hiểu như một hệ thống các lý luận, quan niệm về thế giới, đạo đức, kinh sách, hành vi, niềm tin,…có liên quan đến nhân loại và gắn liền với những yếu tố siêu nhiên hay tâm linh. Trên thế giới có đến khoảng hơn 10.000 tôn giáo khác nhau. Trong đó, 85% dân số thế giới theo 1 trong 5 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo. Các tôn giáo có thể chứa hoặc không chứa những nét tương đồng về luật lệ, tâm linh, nghi lễ,….Một tôn giáo phải tồn tại tổ chức giáo hội và hệ điều hành riêng; Có hệ thống giáo lý, kinh điển được truyền thụ tại thánh điện, tu viện,…; Có nơi thờ cúng riêng; Có các nghi lễ thờ cúng chặt chẽ.

Tôn giáo là gì?

2. Tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống, giúp con người giải thích về thế giới, có được sự bình yên trong tâm hồn, thể hiện giá trị cuộc sống. Khác với tôn giáo, tín ngưỡng không phát triển rộng lớn mà tồn tại ở một phạm vi nhỏ hơn, mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng đề cập chủ yếu đến tâm linh, thờ cúng, không tồn tại tổ chức, không có hệ điều hành chặt chẽ như tôn giáo và không có giáo lý, kinh sách. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì mới có thể trở thành tôn giáo. Một số tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Tín ngưỡng Thành Hoàng; Tín ngưỡng thờ Mẫu; Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên;….

Tín ngưỡng là gì?

Bản chất và vai trò của tín ngưỡng tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo nói chung có vai trò cực kỳ quan trọng và là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của con người. Cụ thể:

1. Vai trò của tôn giáo

- Đối với mỗi cá nhân: Tôn giáo giúp xây dựng niềm tin, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mỗi cá nhân; Mang lại sự thoải mái và bình yên trong tâm hồn.

- Đối với xã hội: Tôn giáo giúp kết nối cộng đồng, xã hội; Mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện; Góp phần xây dựng lối sống, đạo đức tốt đẹp.

- Đối với chính trị: Các hoạt động và tổ chức tôn giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên mọi mặt như kinh tế, giáo dục, văn hóa, công tác an sinh xã hội,….

Bản chất vai trò của tín ngưỡng tôn giáo

2. Vai trò của tín ngưỡng

- Đối với mỗi cá nhân: Hoạt động tín ngưỡng giúp mỗi người có thêm niềm tin, sức mạnh tinh thần để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ hơn về truyền thống, văn hóa, lịch sử của dân tộc thông qua các sự kiện, hoạt động, lễ, hội.

- Đối với xã hội: Tín ngưỡng giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh; Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của con người thông qua các hoạt động giao lưu; Giáo dục, nâng cao nhận thức của mỗi người về các giá trị văn hóa, đạo đức của cha ông thông qua hình thức thờ cúng tổ tiên và những người có công với dân tộc; Kết nối gia đình, làng xã, cộng đồng. Ngoài ra, tín ngưỡng còn giúp bảo tồn, truyền tải các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian thông qua các công trình đền, miếu,…và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo

Trên đây là khái niệm và bản chất vai trò của tín ngưỡng tôn giáo mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tôn giáo và tín ngưỡng, từ đó không còn nhầm lẫn cũng như có thể phân biệt được hai khái niệm này.

Tham khảo thêm: Tôn giáo có nguồn gốc ra đời như thế nào?

Từ khóa » Tĩn Ngưỡng Là Gì