Tín Ngưỡng Phồn Thực Trong Văn Hóa Việt
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh bầu vú người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điêu khắc Chăm, thể hiện ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực và xã hội mẫu hệ. |
Tín ngưỡng phồn thực bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, non - nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Nhân gian xưa còn quan niệm qua trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển. Ông Đặng Đình Thuận, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, cho rằng: Người dân nông nghiệp luôn luôn mong muốn cho sự phát triển của giống nòi để có nhiều người, nhiều sức lao động để phục vụ cho công việc đồng áng nông nghiệp, công việc phải đòi hỏi rất nhiều về nhân lực, con người. Ý nghĩa sâu xa hơn đó là sự gửi gắm về mặt tâm linh cho sự sinh sôi, phát triển của vạn vật, của giống nòi."
Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, đất, rừng, sông, núi… Nhà nghiên cứu dân tộc học Việt Nam Dương Đình Minh Sơn cho rằng quan niệm tín ngưỡng phồn thực từ thuở nguyên sơ đã có mối liên hệ chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp. Điều đó tạo nên mối tương quan đồng nhất trong quan niệm nhân sinh quan từ xa xưa, khi con người có ước vọng được các vị thần linh nâng đỡ, che chở. Ông nói: Tín ngưỡng nguyên thủy là bình minh của trí tuệ. Theo tín ngưỡng nguyên thủy, ngày xưa người ta ốm đau, bệnh tật là do ma. Mà do ma thì phải dùng pháp thuật, phép thuật, ma thuật, vật linh này để trừ yểm ma thuật kia đi. Vật linh này của tổ phụ, tổ mẫu để trừ tà ma, diệt trừ tất cả bệnh tật, hiểm họa để con người được mọi sự bình yên."
Tại Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Đây là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và đương dặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp. Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Các trò chơi, màn biểu diễn mang giá trị nghệ thuật trong hội làng đã phản ánh được nội dung một hình thức tín ngưỡng dân gian. Những trò diễn đó nhằm biểu đạt lòng tin của người xưa vào thế giới hư ảo, bên ngoài nhưng thể hiện giá trị thực tiễn của lòng tin đó là con người rất mực chân thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải có lòng tin đó thì con người và cộng đồng đó mới tiến hành một cuộc sống bình thường được. Con người thời xưa tự hình thành các tín ngưỡng dân gian và lấy những niềm tin đó làm giàu có thêm đời sống tinh thần của cộng đồng. Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà đặc trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang sắc thái phồn thực, thể hiện ước mong một cuộc sống viên mãn như tranh đàn gà, đàn lợn, đàn cá.
Có thể nói, dù ở bất kỳ dạng thức nào, dù mang tính thiêng hay tính trần tục thì tín ngưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống của người dân Việt. Qua đây chúng ta hiểu thêm phần nào về văn hóa dân gian Việt Nam giàu triết lý nhân văn./.
Từ khóa » Tín Ngưỡng Phồn Thực ở Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực Là Gì Các Lễ Hội Phồn Thực Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực Quanh Vùng Đền Hùng
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực Thể Hiện Trong Văn Hoá Các Vùng Miền ...
-
Độc đáo Tín Ngưỡng Phồn Thực Của Người Việt | Ngành Văn Học
-
Điểm Danh 3 Lễ Hội Phồn Thực ở Nước Ta - PLO
-
Phồn Thực Là Gì Và Những đặc Trưng Của Tín Ngưỡng Phồn Thực
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Phồn Thực Của Người Việt
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực Trong Văn Hóa Việt.
-
TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG VĂN HOÁ VIỆT - YouTube
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực Trong Văn Hóa Tộc Người Chăm - UKH
-
[PDF] ố - $ 1 - TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Hiểu đúng để Không Nhầm Lẫn Với Mê Tín Dị đoan