Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Và Chư Vị ở Thừa Thiên Huế - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn hóa - Lịch sử
Tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 12 trang )

3Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017VĂN HĨA - LỊCH SỬTÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ CHƯ VỊỞ THỪA THIÊN HUẾ*Trần Đại Vinh**Có một tín ngưỡng dân gian mà cả nam lẫn nữ đều có nghĩa vụ tham dựbình đẳng nếu khơng nói là số lượng phụ nữ cịn đơng đảo hơn nam giới. Đó là tínngưỡng thờ Mẫu và chư vị hay cịn gọi theo phương thức hành lễ là tín ngưỡngđồng bóng, vừa kế thừa truyền thống, vừa có phần đặc thù của Huế.1. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vịTrước hết là ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy từ Trung Quốc truyền sang,du nhập vào Việt Nam, phát triển trong thời kỳ Bắc thuộc và thịnh đạt trong thờikỳ phong kiến độc lập.Từ thần điện của Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị Việt Nam chỉ tiếpthu thần vị: Quan Thánh đế quân và Tam giới Thánh mẫu.Nhưng ảnh hưởng chính là từ phương thuật cầu cúng, hành lễ của đạo sĩ, phápsư như lên đồng, dùng bùa chú yểm tà ma, trị bệnh bằng phương thuật phù thủy...Yếu tố nguồn gốc thứ hai là quá trình tiếp thu tín ngưỡng thần Mẹ Xứ Sở PoYan Inư Nagar của cư dân Chàm, diễn ra từ thuở đầu của dân Việt vào định cư ởchâu Hóa, cho đến các đời vua Nguyễn việc chuyển hóa thần nữ Chăm thành thầnnữ Việt càng cao.Thuở ban đầu, cư dân Việt chỉ kế tục việc thờ cúng nữ thần một cách đơngiản. Hằng năm, đầu xuân dâng cúng, mở hội đua trải để cầu mưa, tại đoạn sơng ƠLâu thuộc địa phận làng Trạch Phổ (xã Phong Bình) trước đền. Nhưng trong sinhhoạt cúng tế, cũng đã hình thành nghi thức chầu văn.(1)Dần dần các chúa Nguyễn đã phong tặng sắc thần, chính thức hóa việc phụngthờ nữ thần. Đến đời Gia Long, việc ban sắc cho các làng thờ cúng diễn ra phổbiến. Sự tích nữ thần bắt đầu được nho sĩ đương thời biết rõ qua bài văn “Cổ tháplinh tích” của một vị quan viết năm 1801.Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua lại cho trùng tu ngôi đền tại làng Hải Cát(xã Hương Thọ), có chính điện thờ Tiên chúa, có miếu thờ Thủy thần.* Trích kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp tỉnh: “Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Văn hóa”được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư.** Thành phố Huế. 4Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017Các am bà trong dân gian cũng được tái thiết với cơ ngơi hoàn chỉnh sauchiến tranh Tây Sơn - Nguyễn. Chùa chiền cũng thiết án thờ Mẫu, kèm với việc thờQuan Thánh. Các ơng hồng, bà chúa, quan lại, mệnh phụ lui tới lễ bái ngày càngđông đúc, cho tới triều Đồng Khánh, sự tin tưởng của vua vào Thánh Mẫu lại càngmãnh liệt. Trong dòng văn đề bức chân dung của mình, ơng viết: “Ta vốn là ngườicõi Tiên, là con thứ của Long cung, ngày Thượng nguyên đã kính vâng mệnh, thânngồi xe ngọc, đầu đội mũ vàng, đầu thai vào Bùi quý phi của Kiên Thái Vương đểsinh ra đời”.(Dư nãi thanh dương chi nhân, Long cung thứ tử, Thượng nguyên thời phụngmệnh, thân thùy ngọc lộ, thủ chính kim quan, đầu vu Kiên Thái Vương Bùi quý phisinh hạ).(2)Vừa lên ngôi, vua đã cho tôn tạo, đổi tên đền Ngọc Trản làm điện Huệ Nam.Đại Nam thực lục đã ghi: “Vua khi còn ẩn náu, thường chơi xem núi ấy, mỗi khi đếncầu khẩn phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng: Đền Ngọc Trảnthật là núi Tiên nữ linh sơn sáng đẹp mn đời, trơng rõ là hình thế như con sư tửuống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên. Đền ấy thờ được linh khí đắc nhất,cứu người độ đời, giáng cho phúc lộc hằng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổiđền ấy làm điện Huệ Nam, để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”.(3)Vua nói rõ như vậy, quan lại, quý tộc tha hồ xây am, lập điện riêng tại phủ đệmình để thờ cúng Thánh Mẫu. Dân gian nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật, chết chóc lạicàng tin theo cầu cúng.Ngồi ra, cịn có ảnh hưởng tín ngưỡng thờ cúng Đức Thánh Trần và LiễuHạnh công chúa từ miền Bắc du nhập vào theo bước chân của quan viên về triềunhận chức.Tất cả những hạt giống đó, được gieo trên một mảnh đất màu mỡ là tình trạngkhốn khổ của nhân dân cả nước nói chung, xứ Huế nói riêng vào thế kỷ XIX. Dịchbệnh lan tràn, giết hàng vạn người. Mồ vơ chủ nhan nhản khắp nơi. Cịn có tìnhtrạng hữu sinh vô dưỡng, nhà nào cũng không thiếu trẻ con chết non, và thai nhisa sẩy, dân gian tin rằng rất linh hiển, nam thì gọi là ơng Trạng, ơng Quận, nữ thìgọi là Cơ, được Thánh Thần Tiên Phật cho làm thị tùng bộ hạ, theo hầu nơi thượnggiới, thỉnh thoảng đêm rằm, mồng một mới trở về thăm viếng cha mẹ, nên phải làmnhững am, miếu nhỏ thờ trước sân nhà, cứ rằm, mồng một hương khói phụng thờ.Nửa sau thế kỷ XIX, tình hình đất nước đen tối, Nam Bộ bị rơi vào tay thựcdân Pháp, Hà Nội và mấy tỉnh miền Bắc cũng hai lượt bị tấn cơng, chiếm đóng.Một loạt tỉnh trung du tiếp giáp vùng biên giới Trung Hoa lại bị dư đảng Thái BìnhThiên Quốc từ Trung Hoa tràn sang nhiễu loạn. Ngay tại kinh kỳ, cửa ngõ ThuậnAn bị Pháp đánh, rồi kinh đô lại bị giặc phản công chiếm lấy. Ngai vàng Nam triều Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 20175từ đời Đồng Khánh trở đi chỉ là hư vị. Quyền lực hoàn toàn nằm trong tay Khâmsứ và Toàn quyền. Thời thế bế tắc ấy đã làm cho từ vua đến quan lại, dân gian chỉcòn niềm tin vào Thánh Thần Tiên Phật, may ra cứu đỡ gì chăng.Tháng 3 năm Bính Tuất (1886), vua Đồng Khánh đã phán: “Nhà nước đươnglúc vận hội khó khăn tất phải âm dương giúp đỡ mới có thể được việc nhanh chóng,nhưng điện ấy (tức điện Huệ Nam), từ trước chiếu lệ, thăng trật, cũng giống như báchthần, cho nên giữ nước giúp dân chưa được hiển ứng. Về ba vị thờ ở trên và sáu vịở dưới về bên hữu, trẫm muốn tôn phong huy hiệu để mong sự linh diệu sau này.”(4)Kết quả, nhà vua đã gia phong thần hiệu cho chư thần thờ tại điện Huệ Namnhư sau:- Ba vị ở trên:1) Hoằng Huệ Phổ Tế Linh Bảo Diệu Thông Mặc Tướng Trang Huy NgọcTrản Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Dực Bảo Trung Hưng thượng đẳng thần.2) Trứ Linh Chương Ứng Mục Uyên Hoằng Bác Uông Nhuận Thủy LongThánh Phi Dực Bảo Trung Hưng trung đẳng thần.3) Diệu Phu Quảng Độ Linh Chương Ý Nhã Anh Bình Sơn Trung Tiên PhiDực Bảo Trung Hưng trung đẳng thần.- Sáu vị ở dưới:1) Tiên Cung Thông Minh Thượng Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.2) Tiên Cung Linh Minh Đại Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.3) Thủy Tinh Lực Dũng Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.4) Thủy Tinh Uy Dũng Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.5) Sơn Tinh Quả Dũng Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.6) Sơn Tinh Vũ Dũng Tướng Quân Dực Bảo Trung Hưng tôn thần.Ngay trước bàn thờ sáu vị tôn thần này, vua Đồng Khánh đã cho làm biển,đích thân vua ngự bút đề: “Âm Dương huynh đệ thất thánh nghĩa hội”, ý xem mìnhlà huynh đệ, xếp hàng thứ 7.Năm 1888, mẹ ruột vua là Kiên Thái vương phi Bùi thị, em vua là Kiênhuyện công Ưng Đậu và em gái là Như Cư đã cùng đồng môn chú tạo một đại hồngchung dâng cúng lên Thánh Mẫu. Lời minh chuông ghi như sau:“Thượng Thánh Mẫu Cung Ngọc Trản Sơn Huệ Nam Điện tam tòa tứ phủchứng minh.“Sơ nguyện: Đế vị diên niên vĩnh truyền bách thế, nội an, ngoại trị, quốc sựtảo thành.“Tái nguyện: Âm phò Thiên Thành cuộc vĩnh bảo chung linh”. 6Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017Cơ ngơi điện Huệ Nam tại núi Ngọc Trản (dân gian quen gọi là điện HònChén) vào đời vua Đồng Khánh đã bao gồm quy mơ hồn chỉnh:Giữa là tịa thánh điện nóc cổ lầu, thờ hai tầng: Tầng trên thờ các thần hiệunêu trên, với đủ nghi trượng cờ quạt, tàng lọng. Tầng dưới, ở giữa thiết án hộiđồng, đằng sau là cửu trùng đài cao chín bậc, hai bên là kiệu, ngai, võng song loan.Hai gian tả hữu tùng tự thiết tượng thờ các vị triều quận, triều cô.Bên tả chánh điện là miếu thờ Ngũ hành Tiên nương. Bên hữu là nhà trai đểchuẩn bị cỗ cúng. Trước sân có hai ngơi đình bát giác và một am ở chính giữa, đềuthiết trí án thờ.Ở sườn núi phía nam, tức phía hữu của điện cịn xây cất hai ngôi miếu lớn.Một thờ Quan Thánh đế quân và bộ hạ, một thờ bài vị nhân thần họ Lê vớt đượcven bờ.Dưới chân núi, sát bờ nước là miếu thờ Thủy Long tơn thần.Đây là ngơi điện chính của tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị khơng những củaHuế mà còn là của khu vực miền Trung. Từ khi triều Nguyễn chấm dứt, việc thờcúng ở đây do bà Từ Cung, vợ vua Khải Định chủ trì, với chức vụ Hội chủ danh dựHội Quý tế điện Huệ Nam. Thời gian này, Hội Q tế đã tơn trí thêm thần vị củaba Thánh Mẫu Vân Hương đệ nhất, đệ nhị và đệ tam, tức là Liễu Hạnh công chúa,Quế Hoa công chúa và Thụy Hoa công chúa vào thần điện. Thế là Thánh Mẫu miềnTrung đã hòa hợp với Thánh Mẫu miền Bắc.Việc du nhập tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và tín ngưỡng thờ Thánh MẫuVân Hương khơng diễn ra sớm, tuy những tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu này đã pháttriển ở miền Bắc từ thời Hậu Lê.Riêng điện thờ Thánh Mẫu Vân Hương lớn nhất ở Huế là Phổ Hóa Cung domột vị quan triều Khải Định và Bảo Đại, quê ở Hà Tĩnh, từng phụng thờ ThánhMẫu ở quê nhà, vào Huế nhậm chức đã phát tâm thiết lập nơi phụng thờ ThánhMẫu từ năm 1925 ở gần bên trái chùa Báo Quốc. Năm 1939, dời về địa điểm hiệnnay tại Phường Đúc (số nhà 185 đường Bùi Thị Xuân, Huế). Tiền đường thiết baán thờ ba bà chúa, trước là án thờ Phật Di Lặc. Án tả tòng tự, thờ Ngũ hổ mãnhtướng, hai án hữu tịng tự thờ Táo Qn và Vân, Lơi nhị vị. Hậu điện chia làmthượng đường và hạ đường. Thượng đường tơn trí chân dung ba bà chúa, hạ đườngthờ bửu kiếm.Xung quanh Huế cịn có nhiều điện thờ Thánh Mẫu Vân Hương, đáng kể làPhổ Tế Cung ở Lịch Đợi, Vân Phụng Điện ở ấp Ngũ Tây, Diệu Vân Điện ở Truồi...2. Việc hành lễ của “con nhang đệ tử”Trước khi thành lập Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo vào năm 1965 ở Huếvà gần đây, mỗi am miếu thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị này tự túc sinh hoạt Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 20177trong một đơn vị “phổ” với nhau, bao gồm “con nhang đệ tử” của từng phổ một,tập hợp chung quanh một vị chủ (thủ) am. Người chủ am, có thể là nam hay nữ,giữ trách nhiệm phụng thờ am, miếu hay điện mẫu của mình. Hằng tháng, cứ ngày14, rằm, ba mươi, mồng một, tín đồ đệ tử tùy tâm lui tới lễ bái.Mỗi phổ có từ vài mươi đến cả trăm con nhang đệ tử, hầu hết là những ngườicó “chân lính”, tức là những người bị ốm đau không rõ căn bệnh, cầu cúng ở ammiếu mới lành, được xem như là hợp căn, hợp mạng. Mẫu và chư vị bắt làm “lính”,hầu đồng ở am, miếu. Có thể hằng tháng trong năm, họ khơng nhất thiết phải tớiam chính, nếu khơng đau ốm, rủi ro gì. Nhưng vào dịp hai lễ “Khai bàn”, khoảngtrung tuần tháng Hai âm lịch, và lễ “Tạ bàn” cuối năm khoảng vào hạ tuần thángChạp, tất cả con nhang đệ tử đều phải đến am hành lễ, dâng cúng, lên đồng đủ chíngiá chủ yếu.Đó là các giá đồng “Ngũ vị Thánh Bà” và “Lục vị Tơn Ơng”. Trừ hai giá TơnƠng đệ nhất và đệ lục khỏi phải hầu lên, vì tương truyền hai vị này đã đi tu, gọi làgiá bỗng, đệ tử cịn hầu chín giá chính.Ngồi ra, còn phải hầu một vài giá khác, phù hợp với căn mạng của mìnhtrong 12 giá phụ sau đây:- Giá cậu đệ nhị ngoại càn.- Giá cậu đệ tam ngoại càn.- Giá cậu đệ nhị khuôn viên.- Giá cậu đệ tam khuôn viên.- Giá cô Năm ngoại càn, cô Ba ngoại cảnh, cơ Ba thủy phủ, cơ Ba chín suối,cơ Cả Đèo Ngang.- Giá cơ Chín thượng ngàn, ơng Chín thượng ngàn, ông Bảy thượng ngàn.Các cô và các cậu này là hồn thiêng của các đồng nam, đồng nữ (chưa lậpgia đình, cịn đồng trinh), chết oan khuất đã hiển linh, được theo hầu Tứ phủ côngđồng, đã được thờ phụng phổ biến và mặc nhiên thừa nhận trong tín ngưỡng thờcúng của các am, miếu, điện Mẫu ở Huế.Lên đồng là sự hóa thân vào một vai thần, thánh, hay ma quỷ linh thiêngtrong hành lễ, tức là thần, thánh, ma quỷ đã ốp đồng vào người ngồi đồng, làm chongười đó phục trang như quỷ thần, mọi cử chỉ, hành vi, vũ đạo, ngôn ngữ y nhưquỷ thần, được người trần lễ bái, dâng rượu, dâng trầu.... Ngược lại vai đồng sẽhoan hỷ ban phát lộc cho người trần, phán bảo chỉ dạy cho đệ tử.Trong nghi lễ lên đồng, trước hết phải có lễ cúng với đầy đủ vật phẩm, vănsớ tuyên đọc, có cung văn hát hầu văn và đệm đàn, sênh, phách.... Lời hát hầu văn,tiếng nhạc phụ thuộc theo vũ đạo và cử chỉ, động thái của vai đồng đang lên. Vai 8Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017đồng múa quạt thì cung văn hát bài múa quạt, vai đồng múa kiếm thì cung vănchuyển qua bài múa kiếm, vai đồng phi ngựa thì cung văn hát bài tẩu mã, vai đồngnhận rượu cúng thì cung văn hát bài dâng rượu...Các “con nhang đệ tử” quan niệm rằng nếu mỗi năm vào ngày “Khai bàn”hay “Tạ bàn” mà không đến am, điện hành lễ và lên giá đồng thì sẽ đau ốm, rủi ro.Ngồi hai dịp đó, quanh năm họ cũng làm ăn mưu sinh như mọi người. Cókhác chăng là họ phải kiêng cữ một số thịt cá đặc biệt, như thịt chó, thịt trâu, cágáy, cá lóc.... Một số người có điều kiện có thể thiết lập một am cơ, hay am cậungồi sân nhà mình để phụng thờ hương khói mỗi khi sóc vọng.Thỉnh thoảng, nếu trong gia đình có rủi ro gì, họ có thể tới am, điện chính củaphổ để cầu cúng, và có thể lên các giá đồng bà cơ, ơng quận thân ruột của mình,hoặc các giá đồng hợp căn, hợp mạng để xin phán bảo.Mỗi năm, có hai lễ vía quan trọng tổ chức tại điện Hịn Chén: lễ vía húy nhậtđức Vân Hương Thánh Mẫu (dân gian gọi là vía Mẹ) vào ngày 3 tháng Ba, và ngàylễ thu tế điện Huệ Nam vào hai ngày tốt trong thượng tuần tháng Bảy âm lịch, connhang đệ tử còn có bổn phận đến nơi chiêm bái. Thỏa mãn những nghĩa vụ tế lễđó, họ tự cho là thanh thản trong lòng, để lo làm ăn mưu sinh.Người chủ am cũng thế, ngồi những ngày sóc vọng, ngày vía lớn, tổ chức dânglễ, lên đồng, và hai ngày Khai bàn, Tạ bàn bận rộn cầu cúng, thường nhật họ vẫn lolàm ăn mưu sinh, và để có điều kiện vật chất lo phụng thờ, hương khói cúng kiến.3. Những nét đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở HuếTín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị này đến năm 1965 được quy tụ thống nhấttrong một Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo Trung Nguyên Trung Phần, đặt trụ sởtại 252 đường Chi Lăng, Huế. Trụ sở này được xem như một nơi thờ vọng ThánhMẫu và chư vị, và nơi làm việc của Ban trị sự Tổng hội. Cách đặt tên Thiên TiênThánh giáo được giải thích là: Thiên là huyện Thiên Bản, Tiên là làng Tiên Hương,tức là thôn Vân Cát, làng An Thái huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản) tỉnh NamĐịnh, là nơi giáng trần lần thứ hai của Liễu Hạnh công chúa. Hai chữ Thánh giáothể hiện một nguyện vọng của Tổng hội xin thừa nhận tín ngưỡng này như một tơngiáo thiêng liêng.Trong giới nghiên cứu, tín ngưỡng này cịn gọi là tín ngưỡng Tứ phủ, vìtín ngưỡng này quan niệm có thánh thần ở bốn cõi: Thượng thiên, Trung thiên,Thượng ngàn, Thủy phủ, tức gồm hai cõi trời, cõi núi rừng và cõi sơng biển.Tiên, thánh, thần bốn cõi đó đều liên kết nhau chi phối cõi người. Mỗi cõi đềucó quyền lực như một triều đình: có đế vương, có thánh mẫu, có chư tiên, có cáchồng tử, cơng chúa, có khâm sai, giám sát, các vị quận chầu, cô chầu (triều quận,triều cơ), có quan văn võ, như ngũ lơi, linh quan, ngũ hổ đại tướng, và âm binh bộ hạ. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 20179Danh hiệu Tứ phủ công đồng này chưa được minh giải đầy đủ. Nó khơng rõràng như danh hiệu Tam phủ cơng đồng ở tín ngưỡng thờ Mẫu của dân gian miềnBắc: Thiên phủ, Địa phủ và Thủy phủ, tức cõi trời, cõi đất và cõi sông biển.Ở Huế, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phân lập khái niệm Thiên phủ ra hai cõi:Thượng thiên và Trung thiên. Khái niệm Địa phủ lại được chuyển hóa thành kháiniệm Thượng ngàn. Trung thiên được hiểu là cõi trời trung gian giữa cõi trờiThượng thiên và thế gian.Xét theo văn sớ cầu cúng của tín ngưỡng Tứ phủ cơng đồng ở Huế thì mỗi cõiđều có một Thánh Mẫu cai quản:- Thượng thiên có Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thánh Mẫu.- Thượng ngàn có Quản Cai Sơn Nhạc Cửu Châu Lê Mại Đại Vương.- Trung thiên có Tây Cung Vương Mẫu bổn mạng chúa tiên.- Thủy phủ có Thủy Phủ Long Cung Thánh Mẫu.Mỗi cõi lại tổ chức như một triều đình phong kiến. Vẫn theo văn sớ cầu cúng,hệ thống thần điện mỗi cõi được phân lập như sau:1) Thượng thiên:- Thiên Y Thánh Mẫu.- Liễu Hạnh Thánh Mẫu.- Bạch Hoa công chúa.- Nhị vị Trạng nguyên tôn ông.- Ngũ vị hoàng tử.- Ngũ vị Khâm sai, hành sai tiên cô...2) Trung thiên:- Tây Cung Vương Mẫu bổn mạng chúa tiên.- Ngũ vị thánh bà.- Hỏa phong thánh bà.- Chư vị đức bà.- Thiên tào bổn mạng...3) Thượng ngàn:- Thượng ngàn Thánh Mẫu Lê Mại Đại Vương.- Thượng ngàn chư vị công tử.- Thập nhị thiên tướng.- Ngũ hổ mãnh tướng.- Ơng Chín thượng ngàn. 10Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017- Cơ Chín thượng ngàn.- Ơng Bảy thượng ngàn.- Ngoại cảnh càn khôn, Ngũ hành, Lục động, Bạch thố, Kim tinh, Mộc tinhthánh nữ...4) Thủy phủ:- Thủy phủ chúa Động Đình Bắc Hải Đế Quân.- Thủy phủ Long Cung Thánh Mẫu.- Đệ nhất cung Xích Lân tiên nữ.- Đệ nhị cung Thủy Tinh thánh nữ.- Đệ tam cung Xích Lân tiên nữ, Bạch Ngọc hồ trung Thủy Tinh công chúa(cô Ba Thủy phủ).- Đệ tứ đức triều Khâm sai thánh nữ.- Thủy giới Long Cung chư vị thánh bà.- Thập vị thủy tể tôn ông (cũng gọi 10 ông hồng).- Thủy phủ ngũ vị Xích Lân hồng tử.- Tam vị Phụ quốc Trạng nguyên tôn ông.- Ngũ phương duyên lộ Hà Bá thủy quan.- Tào liêu, phán thuộc, sĩ tốt, lại binh...Và cõi nào cũng có Thập nhị triều quận, Thập nhị triều cô (con số 12 này chỉlà một con số nhiều, chứ khơng có nghĩa cụ thể là 12), cùng các quan văn võ thầnliêu, bao gồm khâm sai, giám sát, và bộ hạ theo hầu.Trong số bốn cõi này, có hai cõi chi phối trực tiếp vận mạng con người: cõiTrung thiên nắm giữ bổn mạng, quy định thọ, yểu, cõi thủy phủ lại chi phối “căn”của con người, đặc biệt là nữ giới (mệnh tại thiên tào, căn vu thủy giới).Do đó, Thánh Mẫu của hai cõi này, thường được dân gian thờ cúng trực tiếptại nhà mình: Tây Cung Vương Mẫu, thờ thường xuyên tại trang bà, Thủy phủLong Cung Thánh Mẫu (cùng các thủy thần khác) được dâng cúng trong lễ thànhđịnh kỳ 3 năm, 5 năm của phụ nữ.Theo truyền thuyết Chăm và Việt, Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Liễu HạnhThánh Mẫu vốn từ Thượng thiên đã thác sinh vào cõi trần gian.Thiên Y A Na Thánh Mẫu thác sinh làm cô gái da ngâm đen ở vùng Đại An,Khánh Hòa sau này, vào thời thượng cổ Chăm, làm con ni ơng bà lão trồng dưa,hóa thân sang biển Bắc làm vợ một hồng tử Trung Hoa, rồi hóa thân trở lại quênhà, hiển thánh giúp dân xong trở về thượng giới.Liễu Hạnh Thánh Mẫu, theo thần tích thì xuống trần bốn lượt vào thời trungđại ở Việt Nam. 11Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017- Lần thứ nhất đầu thai vào nhà họ Phạm, sinh năm 1434, ở làng Trần Xá,huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, không lấy chồng, mất khi 40 tuổi.- Lần thứ hai, năm 1557, đầu thai vào nhà họ Lê ở làng Vân Cát, huyện VụBản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam, được đặt tên là Giáng Tiên, 18 tuổi gả làmvợ Trần Đào lang, sinh được 1 trai 1 gái. Năm 21 tuổi không bệnh mà mất vào ngàymồng 3 tháng Ba âm lịch (1577).- Lần thứ ba, cách ba năm sau ứng hiện xuống trần thăm lại chồng con, và đivân du khắp nơi. 30 năm sau (1609) trở về làng Sóc Sơn ở Nghệ An, gặp lại hậuthân của Trần Đào lang là Mai Sinh, nối lại duyên xưa, sinh được 1 trai rồi trở vềtrời năm 1610.- Lần thứ tư, sau thời gian công cán ở cung trời tương ứng 5 năm trần thế,năm 1615 lại xuống trần, đem theo hai công nương là Quế Hoa và Thụy Hoa, ứnghiện xuống vùng Phố Cát, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, hiển linh tác oai tácphúc. Triều đình Lê Trịnh đem quân Vũ lâm tiễu trừ, nhưng gặp tai họa. Triều đìnhphải tái lập đền thờ, ban sắc phong gia tặng là “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương”.Nếu việc thờ tam phủ được P. Giran cho là “một sản phẩm đặc sắc Việt Nam”(trong Magie et religion Annamite(5)) thì việc thờ Tứ phủ ở Huế lại là một sản phẩmtinh thần đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Huế.TĐVCHÚ THÍCH(1) Dương Văn An. Ơ Châu cận lục, Bùi Lương dịch. Nxb Văn hóa Á Châu, Sài Gịn, 1961, tr.43:“Việc cúng bái thì dùng xơi gà, mở cuộc chầu văn”.(2) Ảnh này thờ tại điện Ngưng Hy, lăng Đồng Khánh.(3) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục, bản dịch Viện sử học, tập 9. Nxb Giáodục, Hà Nội, tr. 234.(4) Đại Nam thực lục, tập 9, sđd, tr. 249.(5) Dẫn lại theo Trần Văn Giàu, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụlịch sử. Nxb KHXH, Hà Nội, 1973, tr. 466.TÓM TẮTBài viết khảo cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế qua các nội dungchính: Nguồn gốc; Việc hành lễ và Những nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ởTTH. So với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫuở TTH có những nét đặc thù sau:- Tiếp nối truyền thống thờ Mẫu của người Việt từ phía Bắc truyền vào (qua việc thờ ThánhMẫu Liễu Hạnh).- Tiếp thu và dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân bản địa (qua việc thờ nữ thầnThiên Y A Na của người Chăm). 12Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017- Được triều đình nhà Nguyễn cơng nhận qua việc phong tặng danh hiệu cho chư vị thầnlinh và xây dựng các cơ sở thờ tự của đạo Mẫu (kèm theo đó là sự ủng hộ tích cực của tầng lớpquý tộc, quan lại…).Những yếu tố ấy đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu và chưvị, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều giai tầng xã hội, không chỉ ở Thừa Thiên Huế màcòn cả khu vực miền Trung, mà rõ nhất là sự ra đời của Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo TrungNguyên Trung Phần tại Huế vào năm 1965.ABSTRACTTHE WORSHIP OF MOTHER GODDESSES AND GENIES IN THỪA THIÊN HUẾThe article discusses the worship of Mother Goddesses and genies in Thừa Thiên Huếthrough the following main contents: Origin of the worship, rituals and practices, and specialfeatures of the worship of Mother Goddesses and genies in Thừa Thiên Huế. In comparison to theworship of Mother Goddesses in the North and Northern Central Vietnam, the one in Thừa ThiênHuế has the following characteristics:- Following closely the tradition of worshipping Mother Goddesses from the North (throughthe worship of Holy Mother Liễu Hạnh).- Acquiring and amalgamating the worship of Mother Goddess of indigenous inhabitants(through the worship of goddess Poh Yang Inư Nagar of the Cham people).- Acknowledged by the Nguyễn Dynasty through giving titles to gods and buildingworshipping establishments of the worship of Mother Goddesses (along with the active supportof aristocracy and mandarins).Those factors have created unique cultural traits of the worship of Mother Goddesses andgenies, attracting the participation of various social classes, not only in Thừa Thiên Huế but alsoin Central Vietnam; the most obvious was the establishment of Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáoTrung Nguyên Trung Phần (General Association of Holy Cult in Central Highlands and CentralVietnam) in Huế in 1965. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 201713Phóng sự ảnh:LỄ VÍA THÁNH MẪU TẠI ĐIỆN HỊN CHÉNMỗi năm có hai lễ vía quan trọng của đạoMẫu được tổ chức tại điện Huệ Nam (tức điệnHòn Chén): Lễ vía húy nhật Đức Vân HươngThánh Mẫu vào ngày mùng ba tháng Ba vàlễ thu tế của điện Huệ Nam vào hai ngày tốttrong thượng tuần tháng Bảy âm lịch, dângian quen gọi là “Tháng Bảy vía Cha, thángBa vía Mẹ”. Các lễ hội này thu hút hàng nghìntín đồ và du khách thập phương đến chiêmbái và thực hiện các nghi lễ hầu đồng, tạonên những nét đặc sắc của tín ngưỡng thờMẫu và chư vị ở Huế. Nhân dịp lễ “vía Mẹ”năm Đinh Dậu (2017) vừa được tổ chức,phóng viên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triểnđã thực hiện phóng sự ảnh về lễ hội này tạiđiện Hịn Chén. (Phóng sự của Đăng Vinh).Ảnh 1: Núi Ngọc Trản, nơi tọa lạc điện HịnChén, ở bờ bắc Sơng Hương, thuộc làng NgọcHồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế.Ảnh 3: Ngày trước, người ta kết 2-3 chiếc đò lạivới nhau, gọi là “bằng”, vừa làm phương tiện dichuyển, vừa để hầu đồng. Nay đã có các thuyềnrồng du lịch cỡ lớn thay thế. Trong ảnh là “bằngẢnh 2: Các thuyền rồng tập trung dưới chân núi án” của Ban tổ chức.Ngọc Trản tham gia lễ vía Thánh Mẫu.Ảnh 4: Minh Kính Đài - điện thờ chính tại điện Ảnh 5: Tín hữu chiêm bái tại các ban thờ TriềuHịn Chén.quận Triều cơ. 14Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017Ảnh 6: Khách thập phương chiêm bái trước Ảnh 7: Tín hữu dâng lễ bái tại am thờ Cơ ngoại cảnh.chánh điện điện Hòn Chén.Ảnh 8: Giá chầu Tam Động Hỏa Phong Thần Nữ. Ảnh 9: Giá chầu ngài Đệ nhị Trung Thiên Tơn Ơng.Ảnh 10: Giá chầu ngài Đệ tam Giám Sát Thượng Ảnh 11: Các công văn trong buổi hầu đồng trênThiên Tơn Ơng.thuyền rồng.

Tài liệu liên quan

  • Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam
    • 53
    • 703
    • 1
  • bóng rỗi và chặp địa nàng trong tín ngưỡng thờ mẫu cửa người việt Nam bộ bóng rỗi và chặp địa nàng trong tín ngưỡng thờ mẫu cửa người việt Nam bộ
    • 28
    • 860
    • 1
  • Ảnh hưởng của phật giáo và đạo giáo đến tín ngưỡng thờ mẫu ở đồng bằng bắc bộ Ảnh hưởng của phật giáo và đạo giáo đến tín ngưỡng thờ mẫu ở đồng bằng bắc bộ
    • 119
    • 673
    • 1
  • Tín ngưỡng thờ mẫu ở lễ hội phủ dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định Tín ngưỡng thờ mẫu ở lễ hội phủ dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định
    • 85
    • 1
    • 15
  • Đánh giá kiến thức và thực hành trong điều trị sốt rét tại một số cơ sở y tế nhà nước và tư nhân ở thừa thiên huế Đánh giá kiến thức và thực hành trong điều trị sốt rét tại một số cơ sở y tế nhà nước và tư nhân ở thừa thiên huế
    • 101
    • 290
    • 0
  • Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ mẫu ở Hà Nội Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại một số điểm tín ngưỡng thờ mẫu ở Hà Nội
    • 157
    • 457
    • 2
  • Luận văn: Tín ngưỡng Thờ Mẫu ở tỉnh Thái Bình hiện nay Luận văn: Tín ngưỡng Thờ Mẫu ở tỉnh Thái Bình hiện nay
    • 90
    • 1
    • 11
  • Đền sòng và tín ngưỡng thờ mẫu liễu hạnh Đền sòng và tín ngưỡng thờ mẫu liễu hạnh
    • 62
    • 790
    • 8
  • Tín ngưỡng thờ mẫu ở hưng yên hiện nay ( qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự) Tín ngưỡng thờ mẫu ở hưng yên hiện nay ( qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự)
    • 106
    • 697
    • 2
  • Tín ngưỡng thờ Mẫu và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Tín ngưỡng thờ Mẫu và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
    • 78
    • 833
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.54 MB - 12 trang) - Tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cậu đệ Nhị Ngoại Càng