Tín Ngưỡng Thờ Thành Hoàng - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn hóa - Lịch sử
Tín ngưỡng thờ thành hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.23 KB, 19 trang )

MỤC LỤCA. MỞ ĐẦU: 2B. NỘI DUNG: 21.Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng1.1.Giới thiệu Thành hoàng 21.2.Nguồn gốc và phân loại 31.3.Nơi thờ phụng Thành hoàng 41.4.Ý nghĩa thờ Thành hoàng 42.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở hai miền Bắc – Nam2.1.Thời gian hình thành tục thờ 52.2.Đối tượng thờ cúng 52.3.Nơi thờ tự Thành Hoàng 82.4.Nghi lễ 113.Ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời sống dân cư hiện nay 16C.KẾT LUẬN 17DANH SÁCH NHÓM 191A. MỞ ĐẦUThần làng ấp Việt Nam là thần hộ mệnh hay phúc thần, bảo vệ sinh mệnh đem lại hạnh phúc cho mỗi cộng đồng người làng ấp. Chỗ ở của thần là các đình, đền, miếu, đặt trên đất làng ấp, được che chở bởi lũy tre làng. Thần làng người Việt là một vị thần được dân thờ từ trước, sau đó mới được vua phong tước với chức danh Thành Hoàng.Dân ta vẫn lưu truyền câu “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” đã nói lên rằng không thần làng nào giống thần làng nào, cho dù hai làng có ở cạnh nhau. Có thể nhận ra trong hàng nghàn vị Thành Hoàng có các loại như sau: Các thiên thần; Các sơn thần; Các thủy thần; Thành hoàng là thần động vật hay hiện vật; Thành hoàng là người nước ngoài; Những tạp thần khác… Tiềm thức về thờ cúng thần Thành hoàng đã in sâu vào tâm thức của mỗi người Việt, trong từng thôn xóm, làng ấp. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng thần Thành Hoàng có sự giống và khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng thần Thành Hoàng của từng địa phương trên khắp đất nước Việt Nam.B. NỘI DUNG1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng1.1. Giới thiệu Thành hoàngThành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Do vậy hầu hết ở mọi nơi trên đất nước ta đều lập đình (hoặc đền, miếu) thờ vị Thành hoàng có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề).Theo chữ Hán: “ thành ” là cái thành, “ hoàng ” là hào bao quanh cái thành. Vậy Thành hoàng dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Như thế, ở Trung Quốc, tín ngưỡng Thành hoàng là sinh hoạt văn hóa thị dân, bao gồm kinh thành, tỉnh thành và quận, huyện thành. Nhưng ở xứ ta, tín ngưỡng Thành hoàng là sinh hoạt văn hóa của làng, nơi không hề có thành hoàng (thành, hào lũy) bảo vệ. 2Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng cả nơi thôn xóm, vì vẫn có điếm canh bố trí bao quanh 1.2. Nguồn gốc và phân loại• Nguồn gốcTục thờ Thành hoàng hay thần hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Tuy nhiên, theo Phan Kế Bính thì trước đó nhân dân ta cũng đã có những tín ngưỡng dân gian rồi. Sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Tôn thờ Thành hoàng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành hoàng làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được, là phương tiện, là động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.Sử sách cho biết Thành hoàng đầu tiên ở nước ta là thần Tô Lịch – Thần Thành hoàng của thành Đại La, trụ sở của phủ đô hộ Đường tại nước ta (thế kỷ thứ IX). Thần Tô Lịch là do Lý Nguyên Gia và Cao Biền tôn vinh là "Đô phủ Thành hoàng thần quân", chữ Thành hoàng bắt đầu có từ đó.Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh.• Phân loạiThành hoàng làng có thể là nhân thần, có thể là nhiên thần, nhưng tựu trung lại là các vị thần đã được lịch sử hóa hay huyền thoại hóa. Tuy nhiên các thành hoàng được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thần ) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị Thành hoàng thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, 3giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị Thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.Nhưng có khi Thành hoàng chỉ là một người dân mà theo quan niệm, là người được các vị thần ban cho sứ mệnh để sau này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành hoàng sống.1.3. Nơi thờ phụng Thành hoàngTheo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lệnh và huấn dụ của nhà vua Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu.Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu Thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ hoành hành Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh; bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.1.4. Ý nghĩa thờ Thành hoàngTín ngưỡng Thành hoàng gắn bó chặt chẽ với làng xã như một thành tố, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu vắng trong đời sống tâm linh của con người. Do vậy, tín ngưỡng Thành hoàng có ý nghĩa sâu sắc về mọi mặt. Trước hết, tín ngưỡng 4Thành hoàng thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của con người, cầu cho người an vật thịnh, hướng con người đến một lý tưởng chân, thiện, mỹ. Vì thế, thờ cúng Thành hoàng không chỉ có ý nghĩa phồn thực mà còn có ý nghĩa về mặt đạo đức, giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, biểu lộ sự nhớ ơn của cộng đồng đối với Thành Hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền và tổ tiên. Ngoài ý nghĩa trên, thờ cúng Thành hoàng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Thờ thần, mời thần giúp mình tập hợp dân chúng để dễ cai trị, vương quyền kết hợp với thần quyền. Ngày nay, thông qua thờ cúng Thành hoàng có thể giúp chính quyền địa phương phát động nhiều phong trào thi đua, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, tinh thần cộng đồng được khơi xa, xiết lại. 2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở hai miền Nam – Bắc2.1. Thời gian hình thành tục thờ Miền BắcTục thờ Thành hoàng ở nước ta xuất hiện đầu tiên tại miền Bắc do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường vào khoảng năm 833. Và sau đó tiếp tục phát triển và phổ biến ở khắp các vùng miền trên cả nước.  Miền NamTục thờ Thành hoàng ở miền Nam được hình thành là do những cư dân người Việt ở miền Bắc di cư vào phương Nam khai khẩn đất đai nên thời gian xuất hiện muộn hơ so với miền Bắc. Họ cũng lập làng, dựng đình và thờ Thành Hoàng. Tuy nhiên, cũng giống như trong các nét văn hoá khác trong vùng ĐBĐNCL, họ đã tạo ra những biến đổi trong văn hoá Việt về phương diện tín ngưỡng.2.2. Đối tượng thờ thầnThành Hoàng là vị Thần bảo hộ một thành lũy, là vị Thần linh làm chủ trong thành, cai quản thôn xã, chở che và phù hộ cho dân làng được an bình, thịnh vượng. Ở miền Bắc:Người dân cho rằng thần Thành Hoàng có thể là vị thần có nguồn gốc là thiên nhiên hay nhân thần.Thành hoàng của các làng không chỉ là và không phải là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà đó là người – theo truyền thuyết – có công với dân với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoặc là người có công lập ra làng, có công truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt.5Tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hầu hết các làng đều thờ hai loại thành hoàng, trong đó một vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có công với làng.Các vị Thành hoàng được phân chia thành:1. Thiên thầnCó các vị thần thánh là các hiện tượng tự nhiên được nhân hoá, thánh hoá (sấm, chớp, mưa gió…), những vị thần có "lý lịch" là những yếu tố thiên nhiên (thần cây, thần đá, thần nước, thần núi, thần biển, thần động vật…).2. Nhiên thần:Các vị thần có nguồn gốc Nhiên thần thường là các thần có xuất thân từ tự nhiên như: thần Cây, thần núi, thần sông, thần đá,… các vị thần Thành hoàng có nguồn gốc từ Nhiên thần khá được người dân tin tưởng và thờ phụng.3. Nhân thầnCác vị thần có nguồn gốc Nhân thần chiếm số lượng lớn trong tập hợp các thần được thờ.+ Về mặt lịch đại, nếu phân theo thần tích thì có:- Thời kỳ Hùng Vương, An Dương Vương: Cao Sơn, Quý Minh, Thục An Dương Vương.- Thời kỳ chống Bắc thuộc: Công chúa Thục Côn, Mai Hồng, Đỗ Thị Dung, Phan Thị Trâm, Tiền Lý Nam đế, Triệu Việt Vương, Đinh Lôi, Hoàng Tề… - Thời kỳ Ngô - Đinh, Tiền Lê: Kiều Công Hãn, Trần Lãm, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tấn, Tạ Hùng Ly, Lã Đường- Thời Lý - Trần: Đoàn Thượng, các vua Trần, Trần Thủ Độ, Phụng Dương công chúa, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Nguyễn Hiền, Bùi Khiết, Bùi Tuyết, Trương Long - Thời chống Minh: Đăng Dung, Lương Minh Nguyệt (Kiến Quốc phu nhân) - Thời Lê sơ: Nguyễn Phục, Lương Thế Vinh - Thời Lê - Trịnh: Điền Quận công.- Thời Nguyễn: Phạm Văn Nghị, Vũ Hữu Lợi + Còn nếu quy chiếu theo thánh tích, công huân của các vị thần, thì trong tập hợp trên có:- Những vị thần có công huân với đất nước, có công với các triều đình phong kiến (đánh giặc, dẹp loạn, phò tá triều chính, hoặc "âm phù" nhà vua ) như Đinh Bộ Lĩnh, Trần Minh Công, Hưng Đạo Vương, Trần Quang Khải, Lương Nguyệt, Đăng Dung - Những vị là tiền hiền khai khẩn, mở đất, lập làng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập (Hải Anh, Hải Hậu), Ngô Miễn (An Cư - Xuân Trường), Phạm Văn Nghị, Nguyễn Điển, Phạm Thanh (Hải Lạng - Nghĩa Hưng) 6- Những vị là những nhà khoa bảng tài danh (Trạng nguyên, Tiến sĩ) mở đầu cho truyền thống khoa bảng của làng, của họ, danh tiếng cho làng: Phạm Bảo, Phạm Đạo Phú (Dương Phạm - Nghĩa Hưng) - Có thần là các vị tổ nghề, như Tô Trung Tự nghề trồng Hoa (Vị Khê-Nam Trực), Lê Công Hành (Hàng Thêu- thành phố Nam Định), Lục Vị tổ sư (Vân Chàng- Nam Trực )  Ở Miền Nam: Đối tượng thờ tự có vài nét tương đồng như đối tượng thờ tự của miền bắc. Tuy nhiên, theo sách “Việt Nam phong tục”, mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: *Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo Các vị này lúc sinh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bậc ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.*Trung đẳng thần là những vị thần ân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.*Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bậc chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm hạ đẳng thần.Ngoài ba bậc thần ấy, còn nhiều nơi thờ các vị tạp thần khác, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Sơn Nam thì các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng chỉ là vài am miếu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; cúng sơ sài, không tế lễ.Tuy nhiên, điểm khác biệt trong đối tượng thờ Thành hoàng của nhân dân miền Nam là người ta chú trọng vào Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thần hơn các vị Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần hay Nhiên thần. Điều này được hình thành từ trong quá trình di dân của cư dân miền bắc vào miền nam khai khẩn đất đai, lập nghiệp định cư.72.3. Nơi thờ tự Thành hoàng Ở miền BắcVề vị trí xây đình làng: Đình thường nằm ở vị trí trung tâm làng theo quan điểm “tụ thủy”. Về hướng xây đình: Được xây hướng về hướng Nam vì về mặt lý thuyết, theo Kinh Dịch, hướng Nam, biểu tượng bởi quẻ Ly, là Lửa, là Dương (2 Dương, 1 Âm), tượng trưng cho cái tốt, cái lành. Về mặt thực tiển, hướng Nam là “hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh gió rét vào mùa đông”. Về cảnh quan đình làng: Người ta thường trồng các loại cây có tán rộng như cây đa, cây gạo, cây si.Về bố cục: Đình làng miền Bắc có bố cục khá giống với đình làng miền Nam nhưng người ta thường thấy chúng có khá nhiều kiến trúc quanh tòa đại đình. Thực ra, các kiến trúc phụ đó được bổ sung dần về sau. Mở đầu, với các đình thời Mạc (thế kỷ XVI), dấu vết cho thấy, chúng có kết cấu mặt bằng hình chữ nhật (chữ nhất), ba gian hai chái, dựng trên nền cao vừa phải, có sạp để dân đình ngồi và có sàn cao nối hai cột cái phía sau gian giữa với hai cột hàng nhì để thờ Thành hoàng làng. Ban đầu đình không có tường cao, đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII trong xu hướng thâm nghiêm hóa thần linh nói chung, đình làng khẳng định thêm chức năng đền thờ thì kiến trúc đình nảy sinh thêm phần hậu cung. Cuối thế kỷ XVII, bắt đầu có cổng trụ, rồi sang thế kỷ XIX hình thành dần nhà tiền tế, tả vu và hữu vu. Về kiến trúc điêu khắc: Khi bước vào bên trong đình, không khí mát dịu làm ta như trút bỏ vướng mắc của đời sống, chìm vào không gian tâm linh bao bọc xung quanh để tĩnh trí mà chiêm bái trước đức Thành Hoàng làng, nhìn ngắm những hình chạm khắc trên kiến trúc. Và ta hiểu rằng ngôi đình đang ôm vào bên trong, thầm lặng giữ gìn một di sản nghệ thuật vô giá, mà đến ngày hôm nay nhìn ngắm nó vẫn thấy hiển hiện, xôn xao đời sống xã hội mấy trăm năm về trước và để lại những giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Nhìn một cách khái quát, nghệ thuật điêu khắc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển từ những bước đầu tiên ở thế kỷ XVI, đạt dấu ấn rực rỡ đỉnh cao ở thế kỷ XVII, chững lại, chín muồi ở thế kỷ XVIII và thoái trào ở thế kỷ XIX. Có thể nói, 8giá trị nhiều mặt mà điêu khắc đình làng để lại tập trung ở di sản điêu khắc đình làng thế kỷ XVI - XVII. Điêu khắc đình làng của 2 thế kỷ này đại diện điển hình nhất cho toàn bộ nghệ thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ. Các thủ pháp tạo hình của điêu khắc đình làng: Cái nhìn trẻ thơ, Đồng hiện, Cường điệu, Nhiều điểm nhìn, Kết hợp huyền thoại và hiện thực, trang trí và tả thực, Biểu tượng hóa.Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đình làng: Hồn nhiên, mộc mạc, sinh động trong phản ánh hiện thực; Khái quát cao trong thủ pháp tạo hình; Giàu tính nhân bản; Tính lưỡng nguyên trong nghệ thuật tạo hình,  Ở miền NamVề vị trí xây đình làng: Do địa hình tương đối bằng phẳng, ít đồi núi, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đình thường được xây cất trên những khu đất cao ráo. Về sau, trong thời Pháp thuộc, nhiều đường bộ được làm ra, một số kênh rạch bị lấp đi để làm đường bộ thì một số Đình cũng phải thay đổi chính diện cho phù hợp với hoàn cảnh mới.Về hướng xây đình: Người dân Miền Nam không hoàn toàn lệ thuộc vào truyền thống chọn hướng Nam này. Ở Miền Nam, Đình thường được xây trên các khu đất cao ráo, cạnh bờ kênh rạch, nên phần nhiều hướng theo dòng chảy của các kênh rạch này, chứ không nhất thiết phải theo hướng Nam như truyền thống ở Miền Bắc. Và trên thực tế, người dân Miền Nam lưu tâm nhiều hơn đến chuyện tránh hướng của gió mùa và mưa nắng hắt tạt vào bên trong Đình. Vì thế một số Đình trong Miền Nam đã chọn hướng Đông hoặc Đông Nam, thay vì hướng Nam như truyền thống. Về cảnh quan đình làng: Chung quanh Đình thường có trồng các loại cây có thân cao vút, dáng đẹp và tán gọn như cây dương, cây sao, cây dầu. Các loại cây nầy được trồng để làm “một điểm nhấn cho cảnh quan ngôi đình nhằm cuốn hút sự chú ý của khách từ xa ”. Về bố cục: Đình của Miền Nam, trên tổng thể, cũng giống như các Đình ở Miền Bắc, với kiến trúc mặt bằng hoặc theo hình chữ Công hoặc theo hình chữ Môn. Tuy nhiên cách sắp xếp các bộ phận kiến trúc thì có nhiều khác biệt so với Đình ở Miền Bắc, thậm chí còn có những phần kiến trúc mà Đình ở Miền Bắc hoàn toàn 9không có. Một cách tổng quát, bố cục một ngôi đình ở Miền Nam, từ trước ra sau, thường gồm những bộ phận kiến trúc sau đây: • Cổng Đình, hay còn gọi là Nghi Môn. • Sân Đình, ngay ở giữa là bình phong có đấp hình cọp, gọi là Bia Ông Hổ. • Hai bên sân Đình, là các Miếu nhỏ hình vuông thờ các thần phụ của Đình, thường là thờ Bạch Hổ, Thần Ngũ Hành, Cửu Thiên Huyển Nữ, Thổ Thần, Ông Tà (thần Neakta của người Khmer), vv • Nhà Vỏ Ca, một ngôi nhà trống, dùng làm chổ tập hợp những chức sắc có nhiệm vụ tế lễ, và cũng là nơi diễn tuồng hát bội trong các dịp lễ hội.• Nhà Vỏ Quy, thường dùng làm nơi tụ họp cho dân chúng trước khi vào lể bái ở Chánh Điện. • Chánh Điện, nơi thờ thần Thành Hoàng của làng và các thần phụ. • Nhà Túc, hay Nhà Khách, nơi khách sau khi lễ thần xong tụ tập lại đây để uống nước, hàn huyên; loại nhà nầy có hai cách sắp đặt; một cách là xây ngay bên sau Chánh Điện; cách thứ hai là xây thành hai căn dọc theo hai bên hông của Chánh Điện, trong trường hợp nầy thì được gọi là Đông Lang (bên phải) dành cho nữ giới, và Tây Lang (bên trái) dành cho nam giới. • Nhà Trù, thường xây ngay sau Chánh Điện, bên cạnh Nhà Túc, chính là nhà bếp, nơi chuẩn bị thức ăn để cúng thần cũng như để đãi khách. • Nhà Cối, bên cạnh Nhà Trù, chính là kho để chứa vật dụng của Đình. Nhà Vỏ Ca là một ‘kiến trúc đặc biệt chỉ tồn tại các đình Nam Bộ’. Trong Chánh Điện, ở giữa và trong cùng là bàn thờ thần. “Đình làng Nam Bộ không bao giờ thờ tượng mà chỉ thờ một chữ “thần”. Và thần ở đây là thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, một danh xưng gọi chung có nghĩa là “Thành Hoàng của vùng đất này”, không chỉ định một danh tánh cụ thể nào cả. Chính vì vậy mà Đình Miền Nam thường không có thờ thần tượng như vừa nói ở trên. Ngoài việc thờ vị Thần chánh (thường là Thành Hoàng Bổn Cảnh), các Đình còn thờ rất nhiều vị thần linh phụ khác. Do đó, hai bên bàn thờ chánh còn có thêm 10từ 4 đến 8 bàn thờ phụ. Hai bàn thờ sát ngay hai bên cạnh của bàn thờ chánh, gọi là Tả ban và Hữu ban, là để thờ các vị thần hộ vệ cho Thành Hoàng. Về nghệ thuật điêu khắc: Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.2.4. Nghi lễ thờ Thành hoàngTrong việc thờ cúng thần Hoàng làng thì cúng lễ là 1 điều quan trọng; không có cúng lễ là không có sự phụng thờ. Tuy nhiên ở 2 miền Bắc – Nam cũng có những nét riêng biệt trong lễ hội thờ Thành hoàng.Phần lễ hội thờ Thành hoàng ở miền Nam được diễn ra vào những ngày nhất định trong năm mà Thần tích đã quy định tuy nhiên ở miền Nam lại tùy vào hoàn cảnh của từng địa phương mà thời gian tổ chức lễ hội thờ Thành hoàng nhưng thông thường diễn ra vào rằm tháng giêng đến rằm tháng ba âm lịch.Sau đây là sự đối chứng những nét khác nhau trong lễ hội thờ thần Hoàng làng ở 2 miền Nam – Bắc phần lễ có thể kể tới nghi thức cúng lễ, tế tự, đám rước… còn phần hội là cuộc thi tài, trò chơi, trình diễn văn hóa nghệ thuật…, thông qua phần lễ hội ở hai miền. Ở miền Bắc:- Trước ngày chính hội, làng tổ chức một đoàn người mang long ngai, bát bửu, chiêng chống, cờ quạt… từ đình đến đền để rước thành hoàng. Nếu nhiều làng cùng thờ một thành hoàng thì các làng phụ thuộc (làng em) phải rước long ngai, bát bửu… từ làng mình về làng chính (làng anh) để tế công đồng. Hết hội, dân làng lại rước thành hoàng từ đình về đền. Sở dĩ có hai cuộc rước là vì thành hoàng được thờ chính là ở đền, còn đình chỉ là nơi thờ vọng. Để ly kỳ hoá sự linh thiêng của thành hoàng làng mình, làng nào cũng có những truyền thuyết về sự khác thường của thời tiết hôm đó (chẳng hạn như: các làng xung quanh hôm đó đều có mưa - hay nắng to, chỉ duy có đám rước là trời dâm mát), hoặc sự quở phạt của thành hoàng đối với những ai dám có hành vi xúc phạm hay báng bổ ngài (chẳng hạn: có 11ai đó trong người không sạch sẽ đi trong đám rước, bỗng nhiên bị lăn ra bất tỉnh, hoặc ai đó chỉ trỏ, chê bai một chi biết, một nghi lễ nào đó liền bị hộc máu mồm…). Nghi lễ tế thành hoàng của làng là cả một chuỗi những quy định rất chặt chẽ của làng, từ khâu chọn người chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, cho đến các động tác, cử chỉ, y phục,… của những người được tham gia cuộc tế và tuần tự các động tác của những người này trong cuộc tế. Làng cũng quy định trong cuộc tế, bắt đầu từ tiết mục “Khởi chinh cổ” cho đến “Tế tất” có bao nhiêu động tác, vị đông xướng xướng câu gì, vị chủ tế xướng câu gì, mỗi chức danh trong cuộc tế đứng ở đâu,… Tất cả những điều này đều được ghi chép tỷ mỷ trong điển lễ của làng. Lễ cúng Thành Hoàng làng trong khi mở hội có quy trình như sau: Lễ trộc dục; Lễ tắm tượng thần hay thần vị.- Lễ tế Gia quan tức là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần. Nếu chỉ có thần vị thì đặt áo, mũ lên ngai.- Rước thân: Khi mở hội, người ta rước thần từ đền ra đình. Khi kết thúc hội thì lại rước thần về đền. Ở nhiều làng, người ta thờ Thành Hoàng làng ngay trong đình. Trong ngày hội, người ta rước thần đi vòng quanh làng và quay về đình. - Đại tế: Là lễ tế quan trọng nhất. Có một người đứng chủ trì lễ (chủ tế), còn gọi là mạnh bái. Ngoài ra còn có hai hoặc bốn người bồi tế, hai người đồng xướng, hai người nội tán, mười đến mười hai người chấp sự.  Ở miền Nam:Lễ Kỳ Yên: Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành Hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam.Cúng Kỳ yên: mỗi làng (ở Nam Bộ) có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về Hiện nay, lễ Kỳ yên cũng được tổ chức trong ba ngày, gồm nhiều lễ tế khá phức tạp nhưng cũng khá bài bản, trong đó có ba lễ chính là: Túc yết, Đàn cả (quan trọng nhất) và Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền. Tuy mỗi nơi có thể khác về giờ giấc, thứ tự & chi tiết, nhưng thường thì các lễ được tiến hành đại để như sau:Ngày thứ nhấtCó các lễ tế:12Lễ rước Tổ hát bội: Đến kỳ đáo lệ Kỳ yên (Đại lễ Kỳ yên), ngay từ sáng sớm, Ban quí tế cử người bưng một khai gỗ có trầu, rượu, hương, đèn, tiền lễ; cùng 4 quân hầu cầm 4 món thuộc bộ Lỗ bộ và Ban nhạc lễ ra tận cổng để rước Tổ hát bội vào đình, rồi đặt trang trọng sau hậu trường võ ca.Lễ Thỉnh sắc: Sau khi an vị Tổ hát bội xong, một đám rước với đầy đủ chiêng, trống, cờ, lộng, long đình cùng đội nhạc lễ, đội lân đi đến chỗ cất giữ sắc thần (thường thì để ở trong một ngôi nhà kiên cố của một vị chức sắc có uy tín). Đến nơi, người có trách nhiệm vào tế một tuần hương, ba tuần rượu, đọc một bài văn tế ngắn gọn (hay khấn cũng được), rồi đem sắc đặt vào long đình, rước về. Đến đình, phải cử hành thêm nghi thức an vị, gồm: một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà, rồi mới đưa tráp đựng sắc phong để trên bàn thờ thần nơi chính điện.Lễ này, Đình Châu Phú (An Giang) tiến hành vào 7 giờ sáng ngày mùng 10 tháng Năm âm lịch. Vào lúc ấy, một đoàn xe được trang hoàng đẹp đẽ chạy đến Nhà lớn cũng ở gần đó, làm lễ thỉnh sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh về đình. Lễ Nghinh: Một số làng, sau lễ thỉnh sắc thần Thành hoàng còn tổ chức Lễ Nghinh, tức đưa kiệu đến các đền miếu trong làng, dâng hương, khấn cung thỉnh mời chư vị thần về đình dự lễ. Xong, đem lư hương của các vị thần này lên kiệu trở về, đặt trên bàn hương án bày ở ngoài đình, hoặc trên bàn Hội đồng ngoại ở bên trong đình.Ở Đình Châu Phú, sau khi rước sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh về đình; tiếp theo là Lễ nghinh, tức lễ thỉnh sắc thần Thoại Ngọc Hầu tại phủ thờ của ông Nguyễn Khắc Mi (cháu nhiều đời của Thoại Ngọc Hầu), và sắc thần của hai ông là Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh.Tụng kinh cầu anCó một số đình có phần lễ này. Đây vốn là nghi thức của Phật giáo hội nhập vào đình miếu, mục đích cầu chư Phật, chư thần thánh ban cho dân làng sự an lành. Khởi đầu cử người thiết lập bàn thờ Phật Quan Âm, rồi tiến hành niệm hương tán Phật, tụng kinh Phổ môn; cuối cùng đọc sớ rồi đốt sớ gửi cho chư Phật và cho chư thần thánh.Ngày thứ hai & thứ baCó các lễ tế:Lễ Túc yết: Tức là lễ hương chức ra ra mắt thần. Theo cổ lệ mà sách Gia Định thành thông chí đã biên chép, thì lễ này được tiến hành vào buổi chiều cho đến hết đêm ngày thứ nhất. Nhưng giờ đây, tùy theo điều kiện của mỗi đình, mà giờ giấc có thay đổi đôi chút.13Theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam thì, sắp đến giờ hành lễ, các thành viên của Ban tế tự mặc áo thụng xanh, khăn đóng, mang giày đứng sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, các lễ sinh và đào thài (đào chuyên hát chúc tụng) trong tư thế sẵn sàng. Rồi một lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức và các hương chức được phân công tuần tự thực hiện những nghi thức như sau:Củ sát tế phẩm: kiểm lại đồ cúng.Tuần hương: dâng hương.Tuần rượu thứ nhất: dâng rượu lần nhất.Đọc văn tế chữ Hán: cầu nguyện thần Thành hoàng phù trợ sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, Tuần rượu thứ hai: dâng rượu lần hai.Tuần rượu thứ ba: dâng rượu lần ba.Hiến quả phẩm: dâng trái cây.Hiến bỉnh: dâng bánh.Tuần trà: dâng trà Ẩm phước: giống như lễ "thụ tộ" miền Bắc, tức Ban tế tự được thừa hưởng lễ vật đã dâng cúng, xem như đây như là lộc của thần ban. Hóa văn tế: có nghĩa đốt văn tế. Có đình giữ đến xong lễ đoàn cả mới đốt.Ở Đình Châu Phú, lễ Túc yết diễn ra vào lúc một giờ đêm ngày 11 tháng Năm âm lịch (tức ngày thứ hai của đại lễ) Ban quản trị đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông Chánh tế - cũng là trưởng ban quản trị đình. Lễ cúng gồm một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.Bắt đầu vào lễ, ông Chánh tế đến dâng hương trước bàn thờ, rồi lần lượt các thành viên trong Ban quản trị thay nhau vào lễ. Kế đến là phần "Khởi chinh cổ", sau khi đánh ba hồi trống và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu Sau cùng, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Người được cử quỳ xuống "đọc văn", trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc phụ họa. Dứt bài văn tế, ông Chánh tế đốt bản văn này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.Lễ Tỉnh sanh và lễ Đàn cả: Theo Sơn Nam thì Lễ Đàn Cả là quan trọng nhất. Nhà văn viết: trước đó có lệ Túc yết, tức là ban Tế lễ gom lại, trình diện, diễn tập, 14có thể so sánh với dịp cúng giỗ ông bà, trước ngày giỗ chánh thức là buổi cúng Tiên. Đình nào khiêm tốn thì bỏ lễ Túc yết cho bớt kinh phí Vẫn chưa dứt khoát về tên gọi: Đàn hay Đoàn. Trên tấm thiệp mời ở ngôi đền sát chợ Biên Hòa, thấy ghi Đại Đàn. Đàn là nơi cử hành lễ (lập đàn, đàn Nam Giao) có lẽ đúng hơn. Về cơ bản, trong cả nước, nghi thức nhau nhưng "đại đồng tiểu dị".Lễ Tỉnh sanh thường diễn ra lúc 0 giờ (tức giờ Tý), với vật tế là một con heo còn sống, toàn sắc, bị cột bốn chân, đặt trên một chiếc ghế ngựa ngay trước bàn thờ Hội đồng ngoại. Sau khi heo bị thọc tiết, viên chánh tế dùng chén sạch hứng máu cùng một nhúm lông của con vật này, đặt lên bàn hương án. Chén huyết có ít lông này gọi chung là "mao huyết". Theo Sơn Nam, lễ này bắt nguồn từ lễ giết người để tế thần; sau dùng trâu, bò hoặc heo để thay thế. Tỉnh sanh (tỉnh là tịnh, gạn cho trong sạch; sanh mang ý nghĩa hy sinh. Con vật bị giết để tế gọi là hy sinh); nói nôm na, lễ tỉnh sanh là lễ đâm con heo để tế thần. Có nơi, như ở Đình Châu Phú dâng cúng một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết có một ít lông heo (gọi chung là "mao huyết"), một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trênLễ tế Tiền hiền, Hậu hiền: Đây là lễ tế các vị tiền nhân đã có công lập làng, lập đình; và các anh hùng liệt sĩ địa phương. Có đình tiến hành lễ này ngay sau khi lễ đoàn cả xong, nhưng cũng có đình để sang ngày thứ ba. Điều đặc biệt trong lễ này là cử nhạc lễ theo điệu Nhịp Bụa, nhưng hoàn toàn mang hơi Ai; khác với lễ Túc yết và lễ đoàn cả đều hoàn toàn mang hơi xuân. Lễ Xây chầu: Bài chính: Lễ Xây chầuTheo Sơn Nam, nét đặc trưng của đình miếu Nam Bộ xưa là mỗi lần có lễ Kỳ yên, thì phải có các lễ: Xây chầu, Đại bội và hát bội. Căn cứ vào lời chúc tụng, lễ Xây chầu có từ đời vua Gia Long.Thường thì lễ này được cử hành sau lễ tế Đàn cả. Về cách thức xây chầu, đại để chia làm ba loại: Xây chầu văn, Xây chầu võ, và Xây chầu bán văn bán võ. Lễ này bắt nguồn từ quan niệm dịch lý của đạo Nho: thuận đạo trời (âm dương), an đạo đất (nhu cương) và hòa đạo người (nhân nghĩa); ba đạo này có hòa hợp thì vạn vật mới hanh thông, tốt đẹp.Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì lễ Xây chầu vốn bắt nguồn từ Lễ Đại Bội trong cung đình nhà Nguyễn. Đây là một cảnh diễn lớn, gồm nhiều tiết mục liên hoàn nhằm thể hiện sự sinh thành vũ trụ và phát triển của vạn hữu. Bởi vậy, theo Sơn Nam, Muốn ổn định thời tiết, trật tự xã hội, theo quan niệm xưa, phải tuân 15theo sự vận hành của Trời Đất mà kim chỉ nam là Kinh Dịch với thuyết âm dương, Bát quái, Ngũ hành. Việc Xây chầu chính là để nhắc nhở nguyên tắc ấy.Như vậy trong phần lễ cúng thần Hoàng ở 2 miền Bắc – Nam có những sự khác nhau rõ rệt ở số lượng lễ, thời gian diễn ra lễ, nghi thức cúng lễ. Ở miền Bắc có sự phức tạp hơn trong sự chuẩn bị và các quan niệm về nghi lễ. Ở miền Nam việc cúng lễ thần Thành hoàng diễn ra ngay tại làng mình tuy nhiên ở miền Bắc lại phải diễn ra lễ rước Thành hoàng [Nếu nhiều làng cùng thờ một thành hoàng thì các làng phụ thuộc (làng em) phải rước long ngai, bát bửu… từ làng mình về làng chính (làng anh) để tế công đồng. Hết hội, dân làng lại rước thành hoàng từ đình về đền] . Tuy nhiên về mặt trang trọng, trang nghiêm và sự chuẩn bị cho lễ ở các làng đều tương tự nhau. 3.Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thành hoàng đến đời sống dân cưTrong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh.Có thể cho rằng, thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền. Vào mùa xuân, mùa bắt đầu của một năm mới, khi mưa bụi dát lên những nụ đào, nụ mận lớp áo mỏng manh óng ánh màu xanh bạc cũng là lúc mùa lễ hội diễn ra. Lễ hội, nhất là lễ hội thờ Thành hoàng làng thực chất là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hoá giữa các làng xóm với nhau, là nét văn hoá đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá làng, là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể - thờ Thành hoàng làng trong tâm thức dân gian, tâm thức truyền thống của người dân.16Hàng năm, ngày giỗ Thành hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành hoàng, tế lễ, rước kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người, hát chèo, diễn tuồng Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa, đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình.Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hoá truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá là trách nhiệm của mỗi người và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. C. KẾT LUẬNMang trong mình tiềm thức về quê hương và cội nguồn, từ các cuộc di cư của người Việt từ Bắc vào Nam. Cư dân Việt, họ đã mang theo phong tục tập quán, tín ngưỡng thờ tự của nhân dân trong nhiều giai đoạn bị ảnh hưởng và tiếp xúc văn hóa với một số vùng lân cận như Chămpa…, tiếp tục phát triển và có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội ở từng làng ấp.Tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng ở miền Nam vốn tồn tại và phát huy trên cơ sở tín ngưỡng vốn xuất phát từ miền Bắc, nhưng được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, từ xuất thân nguồn gốc thần để thờ, đến việc chọn nơi thờ tự và nghi lễ thờ cúng, cách thức tổ chức các trò chơi phần hội gắn liền với đời sống tín ngưỡng từng làng xã.17CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM SỐ 5Thời gian: 14h00 ngày 26 tháng 10 năm 2014Địa điểm: Khu nhà II, Kí Túc Xá Đại học Sư Phạm – ĐHĐNThành phần các thành viên của nhóm:1. Nguyễn Văn Thuật2. Bùi Lệ Thủy3. Nguyễn Thị Quỳnh Thương4. Huỳnh Thị Trang5. Lê Thị Thanh Tâm6. Nguyễn Ngọc Sơn7. Mai Thị Thuận8. Lê Thị Thu Thủy9. Trần Thị Phương Thùy10.Ngô Phi TiênNội dung: Diễn biến: trong quá trình thảo luận, nhóm đã phân chia mỗi bạn làm các công việc cụ thể như sau:1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng: Nguyễn Ngọc Sơn, Mai Thị Thuận2. Tín ngưỡng Thành hoàng ở hai miền Nam – Bắc: Huỳnh Thị Trang2.1.Tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng ở miền Bắc: Lê Thị Thanh Tâm, Lê Thị Thu Thủy.182.2.Tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng ở miền Nam: Nguyễn Thị Quỳnh Thương, Trần Thị Phương Thùy.2.3.Nét đặc trưng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng hai miền Nam – Bắc: Bùi Lệ Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Thương.3. Mở đầu và kết luận tóm tắt: Ngô Phi Tiên4. Tổng hợp và làm Word & SLIDE: Nguyễn Văn ThuậtKết thúc: Sau một thời gian làm việc, nhóm kết thúc vào lúc 19h cùng ngày.Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 2014Nhóm trưởngNguyễn Văn Thuật19

Tài liệu liên quan

  • về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong thời kỳ hiện nay về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong thời kỳ hiện nay
    • 7
    • 4
    • 122
  • Văn hóa-Tín ngưỡng thờ Mẫu Văn hóa-Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • 14
    • 944
    • 17
  • Tài liệu Văn hóa Việt trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần pptx Tài liệu Văn hóa Việt trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần pptx
    • 9
    • 501
    • 1
  • Niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
    • 25
    • 1
    • 19
  • văn hóa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn việt nam văn hóa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn việt nam
    • 22
    • 3
    • 17
  • MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG VỚI SỰ TỒN TẠI CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG VỚI SỰ TỒN TẠI CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ CÁC LOẠI HÌNH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM
    • 9
    • 878
    • 5
  • Tín ngưỡng thờ thành hoàng Tín ngưỡng thờ thành hoàng
    • 19
    • 3
    • 14
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
    • 17
    • 1
    • 0
  • bai tin nguong ve Thanh hoang lang bai tin nguong ve Thanh hoang lang
    • 28
    • 569
    • 5
  • Tín ngưỡng thờ thành hoàng ở thị xã từ sơn – bắc ninh và những vấn đề đặt ra hiện nay Tín ngưỡng thờ thành hoàng ở thị xã từ sơn – bắc ninh và những vấn đề đặt ra hiện nay
    • 15
    • 750
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(121 KB - 19 trang) - Tín ngưỡng thờ thành hoàng Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Thành Hoàng Làng Của Người Việt Nam