【TIN】Những Lưu ý Khi Chụp X-quang Chẩn đoán Bệnh đại Tràng

Chụp X – quang đại tràng là một trong những phương pháp dùng để xác định bệnh đại tràng. Phương pháp này không chính xác bằng nội soi, thường dùng khi người bệnh không nội soi được. Cùng tìm hiểu xem có những điều gì cần lưu ý khi chọn phương pháp khám bệnh này.

Đại tràng không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng lại gây khó chịu và bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán căn bệnh này. Trong đó, chụp x – quang là một biện pháp an toàn và được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh đại tràng hiện nay

Theo sự phát triển của y học, càng ngày càng có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng được phát minh, bao gồm:

  • Xét nghiệm mẫu phân và máu
  • Công thức máu (CBC): theo dõi, đánh giá số lượng hồng cầu, bạch, số lượng tiểu cầu.
  • Điện giải đồ
  • Chức năng thận: Đánh giá bằng các đo nồng độ ure và creatinine trong máu

Nội soi đại tràng như thế nào? - Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng ống mềm có gắn camera có thể được đi từ miệng hay hậu môn để quan sát tình trạng trong lòng đại tràng cho phép phát hiện các tổn thương của đại tràng như viêm, u, polyp.

  • Màng hoặc phim X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp X – quang đại tràng là gì?

Chụp X – quang là phương pháp chẩn đoán bệnh đại tràng bằng hình ảnh truyền thống. Phương pháp này có thể hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tại đại tràng như viêm đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng. Tuy nhiên, không phảỉ trường hợp nào cũng được chỉ định chụp X-quang. Nó chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và tình trạng cũng như sức khỏe, tuổi tác của người bệnh.

Khi nào thì người bệnh nên chụp X – quang đại tràng?

Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân được áp dụng biện pháp chụp X- quang:

  • Triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng, bao gồm tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân sống lẫn máu, nhầy, ăn không tiêu…
  • Không bị trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhưng vẫn đi ngoài ra máu.
  • Bác sĩ nghi ngờ trong đại tràng bệnh nhân có u lành tính hoặc ác tính
  • Có biểu hiện mắc các bệnh lý ở đại tràng như phình hoặc teo đại tràng, lao đại tràng, viêm túi thừa…

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp không được áp dụng biện pháp này:

  • Người bệnh có dấu hiệu bị thủng ruột, xoắn ruột, nhồi máu mạc treo
  • Người bệnh từng bị dị ứng với chất cản quang ở những lần chụp X quang trước đó.

Hai kỹ thuật chụp X – quang đại tràng:

  • Chụp cản quang đơn

Ký thuật này thường được sử dụng cho người cao tuổi, mức độ bệnh nặng hoặc sức khỏe yếu không đáp ứng được phương pháp nội soi. Ngoài ra, những ai bị chẩn đoán tắc đại tràng hoặc rò đại tràng cũng có thể dùng cách này. Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được bác sĩ bơm vào đại tràng khoảng 2 lít nước pha chung với baryte. Sau lần chụp đầu tiên bệnh nhân đi vệ sinh và chụp thêm 1 lần nữa lấy phim xả.

  • Chụp X quang đại tràng sử dụng thuốc cản quang tan trong nước

Bệnh nhân nghi ngờ bị thủng đại tràng, đại tràng gặp vấn đề viêm nhiễm sẽ được áp dụng kỹ thuật này. Ngoài ra, X-quang đại tràng có cản quang còn giúp cho bác sĩ chẩn đoán được các bệnh như tăng co thắt đại tràng, dài đại tràng, phình đại tràng, phình trực tràng…, mà việc nội soi không thể chẩn đoán được.

Chuẩn bị gì trước khi chụp X – quang đại tràng?

Trước khi chụp x – quang đại tràng, điều đầu tiên cần làm là làm sạch đại tràng. Bước này có thể được tiến hành trước đó 1 ngày bằng cách thụt tháo qua hậu môn hoặc dùng thuốc thụt.

Về chế độ ăn, người bệnh chỉ nên ăn đồ ăn nhẹ, ít chất xơ trong vòng 2 ngày trước khi chụp. Về quần áo, chỉ nên mặc quần áo mỏng, bỏ phụ kiện như kính, kẹp tóc, thắt lưng… khi chụp X- quang. Với những thông tin hữu ích về chụp X – quang bệnh đại tràng trên đây, hi vọng người bệnh sẽ có 1 quá trình chẩn đoán bệnh suôn sẻ, an toàn và hiệu quả.

Từ khóa » Xq đại Tràng Cản Quang