Tin Tuyển Sinh Đại Học Luật Hà Nội Năm 2022 - Exam24h Wiki

TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NHANH NHẤT

Đại học Luật Hà Nội (HLU) là trường đại học công lập của Việt Nam. Có chương trình đào tạo uy tín và chất lượng, đặc biệt là đào tạo về ngành Luật với quy mô lớn nhất cả nước. Đã lọt top 10 các trường đại học hàng đầu Việt Nam. Chính vì thế, thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội đang được đông đảo các bạn học sinh quan tâm.

Hình ảnh trường Đại học Luật Hà Nội

Hình ảnh trường Đại học Luật Hà Nội

I. Giới thiệu trường Đại học Luật Hà Nội

Giới thiệu Đại học Luật Hà Nội - HLU

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tên tiếng anh: HaNoi law university

Tên viết tắt: HLU

Số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà nội

Điện thoại: 04. 38352630

Fax: 04.38343226

Website: www.hlu.edu.vn

Email:  [email protected]

 

Bản đồ trường Đại học Luật Hà Nội

Bản đồ trường Đại học Luật Hà Nội

 

Logo - Trường Đại học Luật Hà Nội

Logo - Trường Đại học Luật Hà Nội

 

II. Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội

    1. Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2016 cao nhất là 30,25 ( Tiếng Anh nhân 2) - ngành Luật thương mại quốc tế (D01). Thấp nhất là 21,25 - ngành Luật (D00).

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2016

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2016

    2. Điểm chuẩn  Đại học Luật Hà nội năm 2017

Năm 2017, điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội cao nhất là 28,75 - ngành Luật kinh tế (C00), thấp nhất là 23,5 - ngành Luật (D01).

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2017

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2017

    3. Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2018

Năm 2018 điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội cao nhất là ngành Luật kinh tế (C00) với mức điểm là 26,00 ngành thấp nhất là ngành Luật (A01).  Nhìn chung, điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội so với các trường khác hiện vẫn đang đứng top đầu.

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2018

Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội 2018

 

III. Tổ chức đào tạo trường Đại học Luật Hà Nội  

Đại học Luật Hà Nội có cơ cấu tổ chức như sau: Đứng đầu là Đảng Ủy, Ban giám hiệu; tiếp đến là Hội đồng Khoa học và Đào tạo; các khoa, bộ môn:

1. Khoa Hành chính - Nhà nước;

2.Khoa Pháp luật Dân sự;

3.Khoa Pháp luật Hình sự;

4.Khoa Pháp luật Kinh tế;

5.Khoa Pháp luật Quốc tế;

6.Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế;

7.Khoa Lý luận chính trị;

8.Khoa sau Đại học;

9.Khoa tại chức;

10.Bộ môn Ngoại ngữ;

11.Bộ môn Giáo dục thể chất;

12.Viện Luật So sánh;

13.Trung tâm Tư vấn pháp luật và Đào tạo ngắn hạn;

14.Trung tâm Tin học;

15.Trung tâm Bảo đảm chất lượng đào tạo

16.Trung tâm pháp luật Đức;

17.Trung tâm pháp luật Nhật Bản;

18.Trung tâm thông tin thư viện.

 

Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Luật Hà Nội

Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Luật Hà Nội

IV. Học phí trường Đại học Luật Hà Nội  năm 2018-2019

    1. Hệ đại học chinh quy

Mức thu: 810.000 đồng/tháng/sinh viên (thu 5 tháng/kì; 40 tháng/khóa học tương đương với 240.000 đồng/tín (thu theo số môn học sinh viên đăng ký trong kỳ ).

    2. Hệ đại học VHVL

      Mức thu: 1.215.000 đồng/tháng/sinh viên (thu 5 tháng/kì; 50 tháng/khóa học) tương đương với 240.000 đồng/tín (thu theo kỳ học hoặc số môn học sinh viên đăng ký trong kỳ ).

    3. Hệ đại học văn bằng 2

 Mức thu: 1.215.000 đồng/tháng/sinh viên (thu 5 tháng/kì; 25 tháng/khóa học) tương đương với 240.000 đồng/tín (thu theo kỳ học hoặc số môn học sinh viên đăng ký trong kỳ).

    4. Hệ chất lượng cao

Mức thu: 27.000.000 đồng/năm học.

    5. Hệ đào tạo thạc sĩ

Mức thu: 2.025.000 đồng/tháng (10 tháng/năm) tương ứng 405.000 đồng/tín.

    6.Hệ đào tạo tiến sĩ

-Đối với các nghiên cứu sinh trúng tuyển từ năm 2015 trở về trước đang học theo chương trình đào tạo 34 tín chỉ

Mức thu: 2.025.000 đồng/tháng (10 tháng/năm) tương đương 2.385.000 đồng/tín chỉ.

-Đối với các nghiên cứu trúng tuyển từ năm 2016 trở đang theo học chương trình đào tạo 90 tín chỉ

Mức thu: 2.025.000 đồng/tháng (10 tháng/năm) tương đương 900.000 đồng/tín chỉ.

    7.  Cách nộp học phí

Sinh viên hoặc người nhà chủ động nộp học phí vào tài khoản chuyên thu của Trường Đại học Luật Hà Nội tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Đông Đô theo hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản.

 

VII. Tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp.

- Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng phải học đủ các môn văn hóa theo bộ GD  & DT quy định.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong phạm vi cả nước

    3. Phương thức tuyển sinh

    Trường áp dụng 2 phương thức tuyển sinh, cụ thể như sau:

- Phương thức 1: 15% tổng số chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả học tập của học sinh các trường THPT chuyên quốc gia cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường THPT trọng điểm chất lượng cao.

- Phương thức 2: 85% tổng số chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018.

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Ngành học.

Mã ngành

Tổ hợp môn

thi/ xét tuyển

Chỉ tiêu

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

Luật

7380101

A00,A01,C00, D01

1.570

Luật Kinh tế

7380107

A00, A01, C00, D01

400

Luật Thương mại quốc tế (*)

7380109

A01, D01

120

Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) (*)

7220201

A01, D01

120

    5. Điều kiện ĐKXT

Tổng điểm các môn của tổ hợp môn dự kiến xét tuyển tối thiểu đạt 18.00 điểm trở lên.

    6. Các thông tin cần thiết khác

* Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT:

Trường HLU xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh các trường chuyên, năng khiếu cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và học sinh trường THPT trọng điểm quốc gia có xếp loại học lực giỏi 3 năm và điểm tổng kết trung bình lớp 12 tổ hợp môn xét tuyển từ 8,00 trở lên.

Tiêu chí xét tuyển

-Đáp ứng đủ điều kiện đối với đối tượng tuyển sinh của bộ GD  & DT.

- Đã tốt nghiệp THPT năm 2018;

- Điểm xét tuyển bằng tổng điểm trung bình chung cộng với điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển

Xét kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12

ĐXT = (ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3)/3 + ĐƯT (nếu có)

- ĐTB Môn 1 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 12 Môn 1)/3;

- ĐTB Môn 2 = (ĐTB cả năm lớp 10 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 12 Môn 2)/3;

    7. Tổ chức tuyển sinh

- Thời gian tuyển sinh theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nhận ĐKXT: Trực tuyến, chuyển phát nhanh qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trường;

- Tổ hợp bài thi (theo tổ hợp môn thi):

STT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp môn thi/ xét tuyển

Chỉ tiêu

1

Luật

7380101

A00, A01, C00, D01

1.570

2

Luật Kinh tế

7380107

A00, A01, C00, D01

400

3

Luật Thương mại quốc tế

7380109

A01, D01

120

4

Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý)

7220201

A01, D01

120

Tổng chỉ tiêu

2210

Ghi chú: Ngành Luật Thương mại quốc tế và Ngành Ngôn ngữ Anh,môn Tiếng Anh nhân hệ số 2

    8. Chính sách ưu tiên

    8.1. Đối tượng xét tuyển thẳng

- Trường Đại học Luật Hà nội tuyển thẳng các thí sinh là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.

- Đối với trường hợp thí sinh đã trúng tuyển vào trường nhưng có lệnh đi nghĩa vụ quân sự khi đã hoàn thành nghĩa vụ sẽ được phục sinh.

- Thí sinh tham gia cuộc thi Olympic quốc tế, Khoa học kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành Luật.

- Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn  Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh đoạt giải Nhất, Nhì và cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đoạt giải Nhất, Nhì được tuyển thẳng vào trường.

- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh tốt nghiệp trung học năm 2018 được tuyển thẳng vào ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh.

- Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn  Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh đoạt giải Nhất, Nhì và cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đoạt giải Nhất, Nhì nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.

- Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Thí sinh là người nước ngoài thì Hiệu trưởng sẽ căn cứ vào kết quả học tập THPT và khả năng Tiếng Việt để xem xét quyết định cho vào học.

    8.2. Đối tượng ưu tiên xét tuyển

Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh và thí sinh đoạt giải nhất, nhì trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi tốt nghiệp trung học năm 2018 nếu không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, các thí sinh này phải ĐKDT theo quy định và tổng điểm thi của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển không dưới 18.00 điểm, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho vào học.

    9. Lệ phí xét tuyển

Theo quy định hiện hành của bộ GD & DT.

 

VI. Quy mô trường

    1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.

Trường Đại học Luật Hà Nội xác định mục tiêu phát triển theo các định hướng cơ bản sau đây:

    a. Về đào tạo

Không ngừng nâng cao và tiếp cận chất lượng đào tạo của của các trường Đại học chuyên ngành Luật khác trong khu vực Đông Nam Á và của các nước phát triển trên thế giới.

Xây dựng, phát triển và tiến tới toàn diện các chương trình đào tạo. Đảm bảo tính chính xác trong đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo cơ bản, nâng cao, đào tạo theo nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Triển khai phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường khả năng tự chủ động học tập của người học.

    b. Về nghiên cứu khoa học

Xây dựng Trường thành trung tâm nghiên cứu học thuật và trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lý có uy tín tại Việt Nam. Ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thực tế gắn với nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

    c. Về tổ chức cán bộ

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản trị tiên tiến, theo các mô hình phù hợp với các quy định của pháp luật theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

    d. Về hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường phát triển hợp tác trong nước và quốc tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Huy động toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Trường tham gia vào các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế với phương châm thiết thực, hiệu quả và cùng có lợi; có cơ chế thích hợp để thu hút được các chuyên gia pháp lý có trình độ cao của Việt Nam và của nước ngoài cộng tác với Trường.

    2. Thành tựu

    2.1. Về đào tạo

   Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 80.000 cán bộ pháp luật, trong đó có 118 tiến sĩ, 1.121 thạc sĩ, hơn 70.000 cử nhân đại học, hơn 500 cử nhân cao đẳng và gần 8.000 học viên trung cấp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đào tạo của cả nước đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Trường cung cấp trên 90% cán bộ giảng dạy pháp luật cho các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc.

    2.2. Về nghiên cứu khoa học

   Các cán bộ, giảng viên của Trường  HLU đã chủ trì và tham gia 17 đề tài khoa học cấp Nhà nước, 68 đề tài cấp Bộ và hàng trăm đề tài cấp Trường cùng hàng nghìn bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, góp phần giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác giảng dạy pháp luật, công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp.Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế.

     Trường đã biên soạn và xuất bản 122 bộ giáo trình hệ đại học, 26 bộ giáo trình hệ trung cấp, 33 sách tham khảo và nhiều ấn phẩm khác. Bộ giáo trình của Trường được xã hội đánh giá là hoàn chỉnh và có chất lượng nhất trong số các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.

    2.3. Về hợp tác quốc tế

   Tính đến thời điểm hiện tại, Trường HLU đã có quan hệ hợp tác với hơn 20 cơ sở đào tạo luật của nước ngoài. Nhiều chương trình, dự án hợp tác đã và đang được triển khai hiệu quả, trong đó có các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ luật bằng tiếng Pháp với Đại học Paris II (Cộng hoà Pháp), liên kết đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ luật bằng tiếng Anh với Đại học Lund (Thụy Điển), liên kết đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế bằng tiếng Anh với Trường Đại học Tây Anh Quốc (UWE, Anh Quốc) và liên kết đào tạo cử nhân luật với Đại học Nagoya (Nhật Bản).

    3. Cơ sở vật chất

Tọa lạc tại địa chỉ số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội với tổng diện tích là 14.009,80m² trong đó diện tích sàn xây dựng là: 38.000 m²; có 90 phòng học, giảng đường; 02 hội trường lớn 400 và 700 chỗ ngồi, 02 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tin học, 05 phòng thư viện với 1.382m², 01 phòng đọc 389m².

Phòng học HLU

Phòng học HLU

Trung tâm hành chính HLU

Trung tâm hành chính HLU

Hội trường HLU

Hội trường HLU

Khu ký túc xá với diện tích 2.106 m² bố trí cho 60 lưu học sinh và 320 sinh viên của Trường, năm 2015 nhà trường đã cải tạo mở rộng diện tích này lên gấp đôi.

Kí túc xá HLU

Kí túc xá HLU

Thư viện đã tổ chức hệ thống phòng đọc, phòng mượn phục vụ cho các đối tượng bạn đọc. Diện tích phòng đọc dành cho sinh viên tự học/nghiên cứu/tra cứu tài liệu là 389 m². Thư viện Trường hiện có 103 đầu tạp chí, 16.327 đầu sách (191.569 cuốn), trong đó có: 178 đầu giáo trình; 10.697 đầu sách tham khảo; 5.062 luận văn, luận án; 203 đầu đề tài nghiên cứu khoa học; 187 đầu tài liệu hội thảo khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và người học.

Thư viện HLU

Thư viện HLU

    4. Đội ngũ giảng viên

   Đại học Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên gồm 451 cán bộ, giảng viên (tính tới năm 2016). Trong đó có 234 giảng viên, 13 giáo sư và phó giáo sư, 112 tiến sĩ, 70 thạc sĩ cùng nhiều nhà giáo ưu tú khác. Họ đều là những giảng viên không những giỏi về chuyên môn mà còn tận tình, là người truyền lửa cho lớp lớp thế hệ sinh viên của HLU.

 

Đội ngũ giảng viên Đại học Luật Hà Nội

Đội ngũ giảng viên Đại học Luật Hà Nội

    5. Hoạt động sinh viên

Sinh viên Đại học Luật Hà Nội năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, đam mê học tập cũng như các hoạt động tập thể. Điều này có thể thấy được là những hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ của trường như CLB tình nguyện, CLB thể thao, CLB Pháp luật học đường,...

Sinh viên trường HLU không khô khan như người ta vẫn thường nói mà ngược lại họ là những bạn trẻ vô cùng linh hoạt, nhạy bén. Đến với HLU bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị như tham gia các cuộc thi Sắc đẹp sinh viên Luật, Tôi-Luật sư tương lai, Sinh viên Luật lên tòa...và còn nhiều chương trình rất thú vị khác nữa.

     Hy vọng bài viết trên của mình có thể giúp các bạn học sinh, sinh viên và các đấng phụ huynh có thể tham khảo thêm thông tin, điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội qua các năm để chọn được ngôi trường phù hợp nhất cho riêng mình!

 

.

 

Từ khóa » Sơ đồ Trường Hlu