Tin Tuyển Sinh Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2022

ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM - THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019 KHÔNG THỂ BỎ QUA

Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh là trường đào tạo luật hàng đầu ở khu vực phía Nam, đạt chất lượng cao trong giảng dạy và nghiên cứu để góp phần xây dựng cộng đồng, phát triển đất nước và hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Có rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm tới ngôi trường này, đặc biệt là điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM. Bài viết dưới đây sẽ đem lại rất nhiều thông tin bổ ích và hấp dẫn.

 

Trường Đại học Luật Tp.HCM

Trường Đại học Luật Tp.HCM

I. Giới thiệu trường Đại học Luật Tp.HCM

Đại học Luật TP.HCM - HCMULAW

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Law

Tên viết tắt: HCMULAW

Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ trường Đại học Luật Tp.HCM:

  • Cơ sở 1: Số 2 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028) 39400989 - Số fax: (028) 38265291

  • Cơ sở 2: 123 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (028) 62838141

  • Cơ sở 3: Phường Long Phước, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Bản đồ trường Đại học Luật Tp.HCM

Bản đồ trường Đại học Luật Tp.HCM

Trang web trường Đại học Luật Tp.HCM: http://www.hcmulaw.edu.vn

Fanpage trường Đại học Luật Tp.HCM: https://www.facebook.com/hcmulaw/

Logo:

Logo  Đại học Luật Tp.HCM

Logo Đại học Luật Tp HCM

II. Các ngành Đại học Luật Tp HCM  

STT

Ngành đào tạo

1

Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý)

2

Quản trị kinh doanh

3

Quản trị - Luật

4

Luật

5

Luật Thương mại quốc tế

 

III. Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp.HCM năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM năm 2016

       => Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM năm 2016 cao nhất là 24 điểm (theo hệ số 30) khối C - ngành Luật, thấp nhất là 20,3 điểm (theo hệ số 30) khối D - ngành Quản trị kinh doanh.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp.HCM  2017

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM  2017

       => Nhận xét: Đại học Luật Tp HCM điểm chuẩn 2017 cao nhất là 24,7 điểm (theo hệ số 30) khối D66 - ngành luật thương mại quốc tế, thấp nhất là 20 điểm (theo hệ số 30) khối A, A1, D1, D84 ngành Quản trị kinh doanh.

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp.HCM năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM năm 2018

     Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM có hai ngành cao trong hai năm gần đây như Luật Thương mại Quốc tế, Quản trị - Luật, Ngôn ngữ Anh và Luật, điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM năm nay vẫn ở mức cao, mặc dù kết quả THPT quốc gia có mức điểm trung bình thấp hơn nhiều so với 2017.

    => Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Luật Tp HCM năm 2018 cao nhất là 24,5 điểm (theo hệ số 30) ngành luật thương mại quốc tế, thấp nhất là 19 điểm khối A, A1, C, D1, D3, D6, D84, D87, D88 - ngành Quản trị kinh doanh.

 

IV. Học phí trường Đại học Luật Tp HCM  năm 2018-2019

    1. Mức thu học phí

Học phí năm học 2018-2019 là 17.000.000đ/sinh viên/năm học, nếu so với các trường khác tại Tp HCM thì mức học phí của trường ở mức trung bình khá. Do trường mới được phê duyệt hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính nên có cao hơn so với các năm học trước.

    2. Hình thức nộp

Sinh viên có thể nộp trực tiếp tại phòng B.101 trụ sở Nguyễn Tất Thành, trường Đại học Luật Tp.HCM (Ngân hàng Agribank, chi nhánh trung tâm Sài Gòn, Tp.HCM), trước 16h mỗi ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, hoặc sinh viên có thể nộp học phí bằng chuyển khoản theo thông tin như sau:

  • Đơn vị thụ hưởng: Trường đại học luật Tp.HCM

  • Số tài khoản: 1900 201 255 418.

  • Tại ngân hàng: Agribank, chi nhánh trung tâm Sài Gòn, tp.HCM.

  • Nội dung: Ghi rõ họ tên, MSV, lớp, khóa học, kỳ nộp học phí.

 

V. Tuyển sinh Đại học Luật Tp.HCM năm 2019

    1. Lịch tuyển sinh năm 2019

- Đăng ký xét tuyển (theo hệ thống của Sở Giáo dục và Đào tạo và trên trang thông tin điện tử của Nhà trường): từ ngày nộp hồ sơ thi THPT quốc gia đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2019.

- Kê khai thông tin: từ ngày nộp hồ sơ thi THPT cho đến khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cập nhật điểm học bạ: từ ngày 15/5/2019 đến ngày 30/6/2019.

- Cập nhật điểm thi THPT quốc gia năm 2019: 3 ngày, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi THPT quốc gia năm 2019;

- Kết quả xét tuyển sơ bộ và số báo danh của những thí sinh đủ điều kiện tham gia làm bài kiểm tra năng lực: sau 2 ngày, kể từ khi kết thúc thời hạn cập nhật điểm THPT quốc gia năm 2019;

- Thời gian kiểm tra năng lực: sau 3 ngày, kể từ khi công bố kết quả xét tuyển sơ bộ;

- Công bố kết quả kiểm tra năng lực và kết quả trúng tuyển: sau 2 ngày, kể từ khi tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực;

- Xác nhận nhập học: trong thời hạn 7 ngày, kể từ khi Nhà trường công bố kết quả trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 cho Nhà trường thông qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên) hoặc tại trường. Quá thời hạn này, thí sinh không nộp để xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

    3. Phương thức tuyển sinh

Tuyển sinh dựa trên xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực. Theo đó, phương thức tuyển sinh được trường thực hiện qua 2 bước (bước 1: xét tuyển, bước 2: kiểm tra năng lực) với 03 tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).

Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn Đại học Luật Tp.HCM xét tuyển theo từng ngành và từng tổ hợp.

    4. Tổ hợp các môn xét tuyển năm 2019

Tổ hợp các môn xét tuyển trường Đại học Luật Tp.HCM 2019

Tổ hợp các môn xét tuyển trường Đại học Luật Tp.HCM 2019

    5. Cách đăng ký xét tuyển

  • Hình thức duy nhất: đăng ký trực tuyến (online).

  • Các bước đăng ký:

+ Đăng nhập vào địa chỉ: dangkyxettuyen.hcmulaw.edu.vn, tại mục “Đăng ký xét tuyển” chọn mục “Xét tuyển Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh hệ chính quy năm 2019”.

+ Hệ thống sẽ mở ra cho thí sinh một Phiếu đăng ký (form) để kê khai thông tin cá nhân và đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

+ Điền đầy đủ thông tin ở các ô có đánh dấu *. Nếu thiếu thông tin ở bất kỳ ô nào có đánh dấu * thì việc đăng ký xét tuyển được xác định là chưa hoàn tất.

+ Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết, bấm vào ô “Tôi xin chịu mọi trách nhiệm và hậu quả do việc điền thông tin sai theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định tuyển sinh của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”, hiện lên ô có chữ “Lưu”, khi đó bấm vào nút “Lưu”.

+ Hệ thống sẽ gửi và qua tin nhắn SMS vào số điện thoại và email đã khai báo (cung cấp) trong Phiếu đăng ký.

+ Thoát ra và đăng nhập lại để kiểm tra các thông tin đã kê khai cũng như các nguyện vọng đã đăng ký xét tuyển;

+ Thí sinh dùng và được cấp để chỉnh sửa thông tin cá nhân và nguyện vọng xét tuyển (nếu có) và cập nhật điểm thi THPT quốc gia năm 2019.

+ Để hoàn tất quá trình đăng ký xét tuyển, trong 3 ngày, kể từ khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, thí sinh dùng và đã được trường cung cấp để điền kết quả thi THPT quốc gia của 3 môn thuộc Tổ hợp đã đăng ký xét tuyển.

* Lưu ý:

- Mỗi số điện thoại di động chỉ được dùng để đăng ký duy nhất một tài khoản.

- Bắt buộc phải nhập tối thiểu 01 nguyện vọng trong phần “Nguyện vọng” để hoàn tất việc đăng ký xét tuyển.

- Nếu thí sinh chưa có email sẽ được Nhà trường tạo tài khoản với tên đăng nhập là “số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân” của thí sinh và tên miền là “hcmulaw.edu.vn”. Ví dụ: [email protected].

- Thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đăng ký xét tuyển. Nhà trường sẽ từ chối tiếp nhận nhập học hoặc buộc thôi học (khi thí sinh đã nhập học) nếu thí sinh không đảm bảo tính xác thực thông tin đăng ký xét tuyển.

    6. Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ trường Đại học Luật Tp.HCM

Thông tin liên hệ trường Đại học Luật Tp.HCM

VI. Quy mô trường

Trường Đại học Luật TP.HCM

Trường Đại học Luật TP.HCM

    1. Lịch sử hình thành

Ngày 16 tháng 10 năm 1982, sau khi tái thành lập Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trường trung học pháp lý tp.HCM trên cơ sở trường cán bộ tư pháp trước đây, đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý.

Từ 1983 - 1988, phối hợp trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở lớp đại học pháp lý.

Ngày 25 tháng 12 năm 1987, thành lập Đại học Pháp lý tp.HCM trực thuộc Bộ Tư pháp, nhiệm vụ phối hợp với trường Đại học Pháp lý Hà Nội đào tạo cán bộ có trình độ đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam.

Ngày 6 tháng 7 năm 1993, đổi tên Đại học Pháp lý tp.HCM thành phân hiệu Đại học Luật tp.HCM.

Ngày 30 tháng 3 năm 1996, Bộ giáo dục và đào tạo thành lập trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập phân hiệu Đại học luật tp.HCM và Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM.

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, thủ tướng chính phủ tách trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM thành trường Đại học Luật thành phố HCM cho đến nay.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

Mục tiêu đào tạo

- Trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đạt tiêu chuẩn và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội, đặc biệt các tỉnh phía Nam.

- Trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, phù hợp với các loại hình đào tạo khác nhau, góp phần giải quyết vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý của cả nước và địa phương.

- Trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo ra môi trường sư phạm tốt cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng được thành tựu và phương tiện mới vào đào tạo và nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học và đào tạo với phục vụ cộng đồng, có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò nòng cốt, đầu tàu, chỗ dựa đáng tin cậy trong quan hệ với các cơ sở đào tạo luật ở các tỉnh phía Nam.

- Đạt chất lượng cao việc dạy và nghiên cứu, xây dựng cộng đồng, phát triển đất nước, hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và các quốc gia trong khu vực.

Sứ mệnh

Xây dựng trường ĐH Luật TP. HCM trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý có uy tín trong cả nước và trong khu vực, nhằm cung cấp nguồn lực có trình độ từ trung cấp đến đại học và sau đại học trong lĩnh vực pháp lý cho các địa phương và các bộ ngành; góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý của cả nước nói chung và của các tỉnh phía Nam nói riêng.

     3. Thành tích 

TT

Năm khen thưởng

Hình thức khen thưởng

Quyết định số (ngày, tháng, năm)

Cấp ký quyết định

1.

2000

Huân chương lao động hạng nhì Quyết định Số 27 KT/CT, ngày 02/02/2000

Chủ tịch nước

2.

2001

Bằng khen của UBND Tp.Hồ Chí Minh Có nhiều thành tích trong công tác tổ chức, tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”

Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh

3.

2003

Bằng khen của UBND Tp.Hồ Chí Minh Tổ chức tốt cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lần II

Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh

4.

2004

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Giải khuyến khích cuộc thi chung khảo toàn quốc Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.

2010

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2009-2010 theo Quyết định số 3759/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2010

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.

2011

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 2307/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2011

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7.

2011

Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh vì có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thành phố theo Quyết định số 5501/QĐ-UBND ngày 15/11/2011

Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh

8.

2011

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có nhiều thành tích xuất sắc Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 24/03/2011

Thủ tướng Chính phủ

9.

2012

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc thực hiện chương trình công tác học sinh sinh viên giai đoạn 2009-2012 Quyết định số 2564/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo

10.

2013

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2013 Quyết định số 5831/QĐ-BGDĐT ngày 11/12/2013

Bộ Giáo dục và Đào tạo

11.

2013

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong năm học 2012-2013 Quyết định số 5378/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013

Bộ Giáo dục và Đào tạo

12

2016

Huân chương lao động hạng I

Chủ tịch nước

     4. Cơ sở vật chất

  • 74 phòng học/giảng đường chứa khoảng 8.000 sinh viên/ 1 ca học với tổng diện tích là: 8.461 m2, trang bị hiện đại. Trường đang có dự án 2015-2020 diện tích khoảng: 42.043 m2, sẽ có thêm 78 phòng học với tổng diện tích là 11.396 m2.

  • Hệ thống thư viện hiện đại đa dạng và phong phú về số đầu sách phục vụ cho độc giả, phục vụ học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Đồng thời xây dựng thư viện điện tử: sử dụng hệ thống quản lý bằng mã vạch, phần mềm quản trị thư viện, hệ thống internet hiện đại: trang bị hệ thống máy chủ, thiết bị kết nối, đường truyền đến từng trạm. hệ thống mạng không dây (wifi) cho cả 2 cơ sở đảm bảo cho việc cán bộ, giảng viên và sinh viên tra cứu thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Trường còn triển khai hệ thống email nội bộ đến từng giảng viên và sinh viên; Xây dựng diễn đàn (forum) trên internet để trao đổi kiến thức.

    5. Đội ngũ giảng viên

Giảng viên không chỉ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng mà còn rất nhiệt tình và tận tâm trong công việc giảng dạy. Các thầy cô nghiêm khắc, công bằng trong đánh giá chất lượng, tạo môi trường trao đổi thân thiện cởi mở trong giảng dạy cũng như các hoạt động giao lưu.

    6. Hoạt động sinh viên

Hoạt động sinh viên Đại học Luật Tp.HCM

Hoạt động sinh viên Đại học Luật Tp.HCM

Các hoạt động từ cấp trường cho đến cấp cơ sở đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho sinh viên như Hội trại truyền thống; cuộc thi “Tiếng hát sinh viên Luật”, “Tài năng quốc phòng”...

Chiến dịch tình nguyện lớn thường niên là “Mùa hè xanh” và “Xuân tình nguyện” cùng nhiều chương trình tình nguyện cấp Đoàn khoa, cấp chi đoàn hay Đội Công tác xã hội tạo môi trường cho các bạn sinh viên trải nghiệm và đóng góp công sức cho cộng đồng.

Phong trào nghiên cứu khoa học cũng đạt được nhiều thành tích NCKH cấp Thành, cấp Bộ cũng như đóng góp nhiều giải pháp có giá trị.

Đa dạng các cuộc thi học thuật về chuyên môn Luật học cũng như về tiếng Anh sáng tạo, sát với thực tiễn và kiến thức được học. Đặc biệt là các cuộc thi phiên tòa giả định cấp trường và cấp quốc gia Moot Court Competition được duy trì tổ chức thường niên, tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm vai trò luật sư tranh tụng trước Tòa án giả định hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức đa dạng như phiên tòa giả định, câu chuyện pháp đình, phát thanh tuyên truyền, chuyến xe pháp luật,…

=> Trên đây là tổng hợp rất nhiều thông tin bổ ích về trường Đại học Luật Tp.HCM: thông tin về trường, phương thức tuyển sinh,...đặc biệt là điểm chuẩn Đại học Luật Tp.HCM. Hy vọng quý phụ huynh và học sinh sẽ có những lựa chọn đúng đắn!

 

 

 

Từ khóa » đại Học Luật Tp Hcm Tên Tiếng Anh