Tính Cách Thương Hiệu Là Gì? Tất Tần Tật Về Brand Personality - Matbao

Tính cách thương hiệu là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó tác động đến hình ảnh thương hiệu cũng như ảnh hưởng không nhỏ đối với sự yêu mến và lòng trung thành của khách hàng.

Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu có ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Vậy thế nào là một cá tính thương hiệu hoàn hảo và đâu là cách để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh đẹp cho mình? Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) chính là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận. Những đặc điểm này có thể bao gồm uy tín, thân thiện, trách nhiệm, thú vị…

Bất kỳ thương hiệu nào cũng cần có tính cách cụ thể và rõ ràng. Điều đó không chỉ đóng vai trò quyết định đến các chiến dịch truyền thông mà còn có tác động đến sự yêu mến thương hiệu của người dùng. Thương hiệu nào xây dựng tính cách thương hiệu càng tốt thì càng chiếm nhiều lợi thế trong cuộc đua chinh phục khách hàng.

2. Giá trị của tính cách thương hiệu trong chiến lược truyền thông

Tính cách thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược truyền thông và định hình thương hiệu trong mắt người dùng. Khi khách hàng ngày càng trở nên khó tính thì việc cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ thôi là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải mang đến họ nhiều hơn về yếu tố cảm xúc. Nếu bạn mang đến cho người dùng cảm xúc phù hợp, họ sẽ thêm yêu mến và đồng hành lâu dài.

tính cách thương hiệu

Cần xem xét nhiều yếu tố khi xây dựng chiến lược truyền thông.

Xây dựng tính cách thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông cần đảm bảo sự nhất quán. Doanh nghiệp cần đảm bảo cá tính được thể hiện xuyên suốt toàn bộ chiến dịch truyền thông, các phát ngôn và hành động thực tế.

Đây là chiến dịch lâu dài, và bạn cần tốn nhiều sức lực để có thể định vị cá tính này trong nhận thức khách hàng. Tuy nhiên, kết quả mà nó mang lại là vô cùng giá trị.

3. Các yếu tố của một tính cách thương hiệu hoàn hảo

Để có thể tạo ra tính cách thương hiệu hoàn hảo, bạn cần quan tâm đến nhiều vấn đề:

Đặc điểm lý tưởng của thương hiệu là gì?

Để định hình tính cách thương hiệu đối với khách hàng bạn cần để khách cảm nhận tất cả những gì mà bạn mong muốn. Từ nhận bộ diện thương hiệu, sản phẩm, hoạt động truyền thông cần đảm bảo sự nhất quán.

Cá tính này có tạo ra sự khác biệt hay không?

Thương hiệu của bạn có gì khác biệt so với thương hiệu khác? Hãy để cá tính thương hiệu giúp bạn thể hiện điều đó.

Có sự tương hỗ giữa những cá tính được lựa chọn?

Sau cùng, những tính cách thương hiệu phải đảm bảo có tính tương hỗ lẫn nhau. Bạn có thể lựa chọn nhiều tính cách cho thương hiệu. Tuy nhiên, hãy đảm bảo những cá tính này hài hòa với nhau, tạo ra một tổng thể hoàn hảo.

4. 2 mô hình giúp xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp

Bạn có thể xác định tính cách thương hiệu dựa theo 2 mô hình được đánh giá cao sau đây:

4.1 Mô hình định hướng tính cách của Jennifer Aaker

Mô hình này bao gồm 5 cá tính chính với những đặc điểm cụ thể của từng nhóm như sau:

Mô hình của Jennifer Aaker

5 cá tính chính trong mô hình của Jennifer Aaker.

4.2 Sự chân thật (sincerity)

Những thương hiệu chân thật, thân thiện và hào hứng sẽ gây thiện cảm và giành nhiều sự yêu mến từ người dùng. Đặc biệt là những công ty về bảo hiểm, dịch vụ rất xem trọng yếu tố này. MetLife, Amazon và Disney… là một số thương hiệu đi theo mô hình này.

4.3 Sự hào hứng (excitement)

Nỗ lực mang đến làn gió mới tươi trẻ, khuyến khích khách hàng sáng tạo và tận hưởng cuộc sống. Những thương hiệu như Nike, MTV và TikTok… đã và đang áp dụng rất thành công tính cách thương hiệu này.

4.4 Năng lực (Competence)

Đối với những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Microsoft và Volvo… thì cá tính năng lực là sự lựa chọn thông minh. Nhờ đó, người dùng sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm của đơn vị này khi họ cần tìm kiếm một giải pháp uy tín, đủ sức giúp họ giải quyết vấn đề hay làm thỏa mãn nhu cầu.

4.5 Sự tinh tế (Sophistication)

Cá tính này thường được ưa chuộng bởi những thương hiệu cao cấp như Gucci, Rolex. Mercedes-Benz… Cái họ cung cấp đến người dùng không chỉ là sản phẩm mà còn là trải nghiệm cao cấp của cuộc sống thượng lưu và phong cách sống sang trọng, đẳng cấp.

4.6 Sự thô kệch (ruggedness)

Trái ngược với sự tinh tế, mềm mại thì nhiều doanh nghiệp lại hướng đến sự nam tính, mạnh mẽ, bền bỉ. Timberland, Land Rover và Levi’s… là một số cái tên ưa chuộng cá tính này.

5. 12 hình mẫu giúp định hình thương hiệu phổ biến

Carl Jung - Một nhà tâm lý học nổi tiếng chính là “cha đẻ” của mô hình này. Nó được xây dựng với 12 hình mẫu mang những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt.

12 hình mẫu tính cách thương hiệu

Carl Jung đã xây dựng nên mô hình 12 hình mẫu đang được nhiều thương hiệu lớn sử dụng.

The Regular Guy (Người bình thường)

Hình mẫu này thân thiện, tốt bụng, biết lắng nghe và chia sẻ. Nhờ đó nó dễ dàng tạo cảm giác thân thiện và kết nối khách hàng hiệu quả. IKEA, Levi’s, eBay… là những thương hiệu đi theo mô hình này.

The Lover (Tình nhân)

Chanel, Victoria’s Secret, Dior… nổi bật của tính cách thương hiệu The Lover. Họ sở hữu sự lãng mạn và ấm áp và mong muốn chia sẻ những điều này đến tất cả mọi người.

The Jester (Chú hề)

Để mang tới niềm vui và tiếng cười cho khách hàng M&M’s, IKEA, Fanta đều cố gắng xây dựng một mô hình hài hước, tinh nghịch và vui tươi.

The Creator (Người khởi tạo)

Những thương hiệu lớn như Dobe, Lego, Apple đều sở hữu sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp trong hình ảnh, nhằm xây dựng những giá trị bền vững trong mắt người dùng.

The Ruler (Người kiểm soát)

Để tạo ra cảm giác ổn định và an toàn cho khách hàng thì những “ông lớn” như Microsoft, Rolex, Mercedes-Benz đều cố gắng xây dựng hình ảnh cá nhân đậm tính tổ chức và trách nhiệm.

The Caregiver (Người chăm sóc)

Johnson & Johnson, UNICEF, Heinz… là những thương hiệu đi theo mô hình này với những đặc điểm như chu đáo, dịu dàng, vị tha… tạo cho người dùng cảm giác an toàn và được thấu hiểu.

Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu liên quan mật thiết đến mục đích mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng.

The Magician (Ảo thuật gia)

Với mong muốn đưa ước mơ của người dùng trở thành sự thật, Disney, TED, MAC Cosmetics… đều cố gắng thổi sự lãng mạn, mộng mơ vào trong hình ảnh của mình.

The Hero (Người hùng)

Phải làm sao để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề của họ? Hãy nhìn cách mà Nike, Sneaker, BMW đang làm với tính cách thương hiệu của mình. Tự tin, mạnh mẽ… những thương hiệu này đã và đang gây ấn tượng đặc biệt với đông đảo người dùng.

The Rebel (Kẻ nổi loạn)

Phóng khoáng, nổi loạn, dẹp bỏ mọi quy tắc… Virgin, Vans, MTV đã thổi bùng lên ngọn lửa khao khát tự do nơi khách hàng, khuyến khích họ phá vỡ những giá trị vốn được coi là khuôn mẫu truyền thống.

The Innocent (Kẻ ngây thơ)

Đây là tính cách thương hiệu thường thấy ở Coca-Cola, Dove, Volkswagen. Những thương hiệu này đang cố gắng đem lại cảm giác hạnh phúc cho khách hàng bằng cách tạo ra sự trẻ trung, tích cực và đầy hoài niệm.

The Explorer (Người khai phá)

Nếu nói về sự độc lập, ưa mạo hiểm và khơi gợi sự yêu thích trải nghiệm, khám phá cho khách hàng thì chúng ta cần nhắc đến The North Face, Red Bull, NASA…

The Sage (Người khôn ngoan)

The Sage cung cấp sự hiểu biết và nguồn kiến thức vô hạn đến khách hàng thông qua sự thông minh, sâu sắc, hiểu biết rộng. Google, Quora, The Economist chính là những cái tên nổi bật.

Xây dựng tính cách thương hiệu hoàn hảo là cách để doanh nghiệp nâng cao lòng yêu mến, sự trung thành thương hiệu từ khách hàng. Hi vọng với những chia sẻ từ Mắt Bão, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng và biết cách xây dựng tính cách thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » đặc Tính Thương Hiệu Là Gì