Tính Chất Của đường Trung Trực? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Đường trung trực là gì?
- Cách vẽ đường trung trực
- Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
- Cách viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng
- Các dạng toán thường gặp
- Định nghĩa đường trung tuyến
- Tính chất của đường trung tuyến trong tam giác
Đường trung trực là một trong những nội dung quan trọng trong môn toán học hình học, Tính chất của đường trung trực? là gì là một trong những nội dung được nhiều bạn học sinh quan tâm hiện nay.
Đường trung trực là gì?
Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
Định lý 1: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
Định lí 2: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Nhận xét: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Trong hình học phẳng, đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó và ngược lại, điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Đường trung trực của mỗi cạnh của tam giác gọi là đường trung trực của tam giác.
Trong tam giác, ba đường trung trực đồng quy tại một điểm, điểm đó cách đều 3 đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Trong tam giác vuông tâm đường tròn ngoại tiếp là trung điểm của cạnh huyền.
Trong tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao tương ứng của đỉnh đối diện với cạnh này.
Trong không gian 3 chiều, quỹ tích này mở rộng thành mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng.
Cách vẽ đường trung trực
Bằng compa: Quay 2 đường tròn có tâm là 2 đầu đoạn thẳng, bán kính bằng độ dài đoạn thẳng (hoặc ít nhất là lớn hơn nửa độ dài đoạn thẳng). Đường trung trực là đường nối giao điểm hai đường tròn này.
Bằng thước và eke: Kẻ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng cần vẽ đường trung trực tại trung điểm của nó.
Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
Định nghĩa: Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó.
Định lí 1: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.
Định lí 2: Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
MA=MBMA=MB ⇒⇒ M thuộc đường trung trực của AB.
Nhận xét: Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Tính chất ba đường trung trực của tam giác
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó
Điểm O là giao điểm các đường trung trực của ΔABC.
Ta có OA=OB=OC. Điểm O là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC.
Cách viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng
Khi tìm hiểu về định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng, ta cũng cần biết cách viết phương trình đường trung trực của đoạn thẳng như sau:
Bước 1. Ta tìm vectơ pháp tuyến của đường trung trực và một điểm mà nó đi qua.
Bước 2. Ta dựa vào định lý 1: “Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó. Nghĩa là nếu điểm M thuộc đường thẳng AB thì thì MA = MB.
Ví dụ 1: Gọi M là điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Nếu MA có độ dài 5cm thì độ dài MB bằng bao nhiêu?
Giải:
Vì điểm M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên theo định lí về tính chất của các điểm thuộc đường trung trực ta có MA = MB. Mà MA = 5cm (gt) suy ra MB = 5cm.
Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Chứng minh đường trung trực của một đoạn thẳng
Phương pháp: Để chứng minh dd là đường trung trực của đoạn thẳng ABAB, ta chứng minh dd chứa hai điểm cách đều AA và BB hoặc dùng định nghĩa đường trung trực.
Dạng 2: Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau
Phương pháp: Ta sử dụng định lý: “Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.”
Dạng 3: Bài toán về giá trị nhỏ nhất
Phương pháp: Sử dụng tính chất đường trung trực để thay độ dài một đoạn thẳng thành độ dài một đoạn thẳng khác bằng nó.
– Sử dụng bất đẳng thức tam giác để tìm giá trị nhỏ nhất.
Định nghĩa đường trung tuyến
Đường trung tuyến của đoạn thẳng là một đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó.
Đường trung tuyến trong tam giác là một đoạn thẳng nối từ đỉnh của tam giác tới trung điểm của cạnh đối diện. Mỗi tam giác sẽ có 3 đường trung tuyến.
Tính chất của đường trung tuyến trong tam giác
Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
Giao điểm của ba đường trung tuyến gọi là trọng tâm.
Vị trí của trọng tâm tam giác: Trọng tâm của một tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần biết về khái niệm đường trung trực, tính chất của đường trung trực để có thể áp dụng vào việc giải các bài toán có liên quan.
Từ khóa » Hai đường Thẳng Trung Trực
-
Lý Thuyết Tính Chất đường Trung Trực Của Một đoạn Thẳng
-
Đường Trung Trực: Định Nghĩa, Tính Chất Và Bài Tập - Ôn Tập Toán Lớp 7
-
Tính Chất đường Trung Trực Của Một đoạn Thẳng
-
Đường Trung Trực Của đoạn Thẳng Là Gì ? Tính Chất Và Bài Tập Toán ...
-
Lý Thuyết Tính Chất đường Trung Trực Của đoạn Thẳng, Của Tam Giác ...
-
Lý Thuyết định Nghĩa, Tính Chất Của đường Trung Trực, Kèm Bài Tập ...
-
Định Nghĩa đường Trung Trực Của đoạn Thẳng Và Tính Chất
-
Giải Toán 7 Bài 7. Tính Chất đường Trung Trực Của Một đoạn Thẳng
-
Đường Trung Trực Là Gì? Tính Chất, Dạng Bài Tập Có Lời Giải Từ A - Z
-
Lý Thuyết Tính Chất đường Trung Trực Của Một đoạn Thẳng Hay, Chi Tiết
-
Đường Trung Trực Là Gì?
-
Tính Chất đường Trung Trực Của đoạn Thẳng, Của Tam Giác