Tính Chất Hóa Học Chung Của Phi Kim (Có Bài Tập áp Dụng)
Có thể bạn quan tâm
TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I) Tính chất vật lý:
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, ...); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2...).
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.
II) Tính chất hóa học:
1) Tác dụng với kim loại:
a) Nhiều phi kim + kim loại → muối:
Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Oxi + kim loại → oxit:
Ví dụ: 2Cu + O2 → 2CuO
2) Tác dụng với hiđro:
a) Oxi + khí hiđro → hơi nước
Ví dụ: 2H2 + O2 → 2H2O
b) Clo + khí hiđro → khí hiđro clorua
Ví dụ: H2 + Cl2 → 2HCl
c) Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, ...) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.
3) Tác dụng với oxi:
Nhiều phi kim + khí oxi → oxit axit
Ví dụ: S + O2 → SO2
4P + 5O2 → 2P2O5
4) Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:
- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).
Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Ở đk thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. Lỏng và khí
B. Rắn và lỏng
C. Rắn và khí
D. Rắn, lỏng, khí
Bài 2. Dãy gồm các phi kim thể khí ở đk thường
A. S, P, N2, Cl2
B. C, S, Br2, Cl2
C. Cl2, H2, N2, O2
D. Br2, Cl2, N2, O2
Bài 3. Dãy gồm các nguyên tố phi kim là
A. C, S, O, Fe
B. Cl, C, P, S
C. P, S, Si, Ca
D. K, N, P, Si
Bài 4.
Ở đk thường phi kim ở thể lỏng là:
A. Oxi
B. Brom
C. Clo
D. Nitơ
Bài 5. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit
A. S, C, P
B. S, C, Cl2
C. C, P, Br2
D. C, Cl2, Br2
Bài 6. Dãy phi kim tác dụng với nhau là:
A. Si, Cl2, O2
B. H2, S, O2
C. Cl2, C, O2
D. N2, S, O2
Bài 7. Độ tan của chất khí tăng nếu:
A. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất
B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất
C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất
D. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất
Bài 8. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:
A. Hiđro hoặc với kim loại
B. Dung dịch kiềm
C. Dung dịch axit
D. Dung dịch muối
Bài 9. Để các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là:
A. C, Br2, S, Cl2
B. C, O2, S, Si
C. Si, Br2, P, Cl2
D. P, Si, Cl2, S
Bài 10. Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. Br, Cl, F, I
B. I, Br, Cl, F
C. F, Br, I, Cl
D. F, Cl, Br, I
Bài 11. Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần
A. Cl, S, P, Si
B. S, P, Cl, Si
C. Cl, Si, P, S
D. S, Si, Cl, P
Bài 12. X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:
A. C
B. N
C. S
D. P
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
D | C | B | B | A | B | C | A | A | B | A | B |
Từ khóa » B Là Kim Loại Hay Phi Kim
-
Nhóm Bor – Wikipedia Tiếng Việt
-
[ĐÚNG NHẤT] Bo Là Kim Loại Hay Phi Kim - Top Lời Giải
-
Phi Kim – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Kim Loại, Phi Kim? - Hong Van - HOC247
-
Boron Là Kim Loại Hay Phi Kim?
-
Nhóm Bo Là Kim Loại Hay Phi Kim Duy Nhất, Training Manual
-
Bo (B) Là Một Phi Kim Duy Nhất... - HOÁ HỌC Cho Mọi Người
-
Phi Kim Là Gì? Tính Chất Vật Lý Và Tính Chất Hóa Học Của Chúng - Monkey
-
Bo Là Kim Loại Hay Phi Kim
-
Kim Loại Nhóm B Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo, Đặc điểm Và Tính Chất Hóa Học
-
Nguyên Tố Lưu Huỳnh Là Kim Loại Hay Phi Kim, Lưu Huỳnh Là Gì
-
Sulfur Là Kim Loại Hay Phi Kim . Giải Thích ? - Hoc24
-
Những Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Phi Kim - Các Phản ứng đặc ...
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim Và Bài Tập Vận Dụng Có Đáp Án
-
Kim Loại Kiềm Thổ - Thầy Dũng Hóa
-
Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim, Giải Bài Tập Phi Kim - THPT Sóc Trăng