Tính Chất Hóa Học Của Axit, Bazơ, Muối Và Cho Phương Trình Ví Dụ
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- ngocphuong
- Chưa có nhóm
- Trả lời
8
- Điểm
715
- Cảm ơn
4
- Hóa Học
- Lớp 11
- 10 điểm
- ngocphuong - 21:07:33 01/09/2019
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- huynhtrungcip
- Chưa có nhóm
- Trả lời
518
- Điểm
5470
- Cảm ơn
733
- huynhtrungcip
- 01/09/2019
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Đáp án:
Tính chất hóa học của axit
1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:
- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.
2. Axit tác dụng với kim loại:
- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2
- Điều kiện phản ứng:
Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu
- Ví dụ:
2Na + 2HCl = 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) = MgSO4 + H2
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)
3. Tác dụng với bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa
- Ví dụ:
NaOH + HCl = NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2+ 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
- Ví dụ:
Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O
FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
5. Tác dụng với muối:
- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
- Điều kiện:
Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra
Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi
Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.
- Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)
Tính chất hóa học của bazơ
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 t0→→t0 CuO + H2O
2Fe(OH)3 t0→→t0 Fe2O3 + 3H2O
Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 t0→→t0 2KCl + 3O2
CaCO3 t0→→t0 CaO + CO2
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 2
- tinhyeutrongeva
- Chưa có nhóm
- Trả lời
24
- Điểm
1064
- Cảm ơn
29
- tinhyeutrongeva
- Câu trả lời hay nhất!
- 01/09/2019
Đáp án:
1. Axit
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng sau H
vd: 2HCl + Fe -> FeCl2 + H2
8HNO3 + 3Cu -> 3Cu(NO3)2 +2NO + 4H2O
- Tác dụng với oxit bazơ
Vd: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với bazơ
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
- Tác dụng với muối
H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 (kết tủa trắng) + 2HNO3
2. Bazơ
-Làm quỳ tím hóa xanh
- Tác dụng với axit: đã vd ở trên
- Tác dụng với muối
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 (kết tủa xanh lam) + Na2SO4
- Tác dụng oxit axit
CO2 + NaOH → NaHCO3
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
3. Muối
- Tác dụng kim loại
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
- Tác dụng axit
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
-Tác dung bazơ
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
-Tác dụng với muối
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 (kết tủa trắng) + 2NaCl
- Phản ứng phân hủy muối
2KClO3 -> 2KCl + 3O2
CaCO3 -> CaO + CO2
Giải thích các bước giải:
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Tính Chất Hóa Học Axit Bazo Muối
-
Tính Chất Hoá Học Của Oxit, Axit, Bazo Và Muối - Hoá Lớp 9
-
Tính Chất Hóa Học Của Oxit Axit Bazơ Muối
-
Tính Chất Hoá Học Của Oxit Axit Bazo Muối Dễ Hiểu - Soạn Bài Tập
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Axit, Bazơ, Muối Lớp 11
-
Bazơ Tác Dụng Với Muối. Tính Chất Hoá Học Của Axit Và Bazơ.
-
Đặc điểm Tính Chất Của Oxit Axit Bazơ Muối
-
Các Phương Pháp Nhận Biết Axit Bazơ Muối - Hóa 8
-
Tổng Hợp Kiến Thức Hóa 9: Oxit, Axit, Bazo Và Các Kim Loại Quan Trọng
-
Axit Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Axit - Marathon Education
-
Lý Thuyết & Bài Soạn Bài 37: Axit - Bazơ - Muối - Hóa Học 8
-
THCS - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT, AXIT, BAZƠ
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Bazơ Muối - .vn
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Hóa Học Của Muối Axit - TopLoigiai