Tính Chất Hóa Học Của Axit - Học Tốt Hóa 9 Cùng Toppy
Có thể bạn quan tâm
Axit là một trong 2 phần học chính mà chúng ta được tìm hiểu trong môn Hóa học. Sẽ có nhiều loại axit khác nhau và tính chất hóa học của chúng cúng không hề giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của axit xem chúng có những điểm chung gì.
Table of Contents
- Axit là gì?
- Phân loại axit
- Tính chất hóa học của axit
- Axit làm đổi màu giấy quỳ tím
- Axit tác dụng với kim loại
- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với oxit bazơ
- Tác dụng với muối
- Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
- Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy
Axit là gì?
Axit là hợp chất hóa học có công thức HxA. Đặc điểm của axit là chúng sẽ có vị chua. Hầu hết đều sẽ tan được trong nước và tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit của chất đó càng yếu và ngược lại.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thêm một cách định nghĩa axit khác là: Axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo.
>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12
Phân loại axit
Tiêu chí để phân loại axit như sau:
Dựa vào tính chất hóa học của axit
- Axit mạnh: axit sulfuric H2SO4, Axit clohidric HCl, axit nitric HNO3,…
- Axit yếu: axit cacbonic H2CO3, Hydro sunfua H2S…
Dựa vào nguyên tử oxi
- Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…
- Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…
Phân loại khác
- Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…
- Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…
Tính chất hóa học của axit
Tính chất hóa học của axit lớp 9 sẽ gồm có 5 đặc điểm cơ bản sau đây:
Axit làm đổi màu giấy quỳ tím
Giấy quỳ tím sẽ có màu tím trong điều kiện thường. Tuy nhiên khi chúng được đặt trong môi trường khác nhau thì sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Đối với môi trường axit thì giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn trong môi trường kiềm thì giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh.
Như vậy tính chất hoá học của axit axetic cũng như các loại axit khác nói chung sẽ là làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ. Như vậy, khi muốn phân biệt dung dịch axit, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cách thức đơn giản nhưng hiệu quả này.
Toppy – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam
Axit tác dụng với kim loại
Tính chất tiếp theo của axit đó là khi tác dụng với kim loại, chúng sẽ biến đổi theo nguyên tắc là:
Axit + kim loại -> muối + H2
Điều kiện phản ứng sẽ là:
- Axit: Thường sẽ dùng HCl, H2SO4 loãng bởi tính chất hóa học của axit sunfuric và tính chất hóa học của axit clohiđric sẽ dễ giải phóng H2 hơn các chất khác.
- Kim loại: Sử dụng các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
Dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là:
K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Cách để ghi nhớ dãy kim loại này là:
Khi nào cần may áo Záp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng á phi âu
Ví dụ của tính chất này như sau:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
>> Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Toppy
Tác dụng với bazơ
Nguyên tắc khi kết hợp axit và bazơ như sau:
Axit + Bazơ -> muối + Nước
Tất cả các axit đều sẽ tác dụng với bazơ. Các phản ứng này sẽ xảy ra mãnh liệt và chúng được gọi là phản ứng trung hòa.
Ví dụ cho phản ứng này như sau:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O
Tác dụng với oxit bazơ
Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ theo nguyên tắc đó là:
Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
Ví dụ như sau:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Tác dụng với muối
Nguyên tắc là:
Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
Điều kiện thực hiện phản ứng:
- Muối tham gia phải tan
- Axit mạnh
- Sản phẩm muối sau khi tạo thành sẽ không tan trong axit mới sinh ra.
- Các chất tạo thành phải có ít nhất 1 chất kết tủa hoặc một chất khí bay hơi.
- Trường hợp sau phản ứng mà muối mới tan thì đây là axit mới yếu và ngược lại.
Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)
Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
Làm thế nào để chúng ta có thể xác định được độ mạnh và yếu của axit? Câu trả lời đó là dựa vào sự linh động của nguyên tử Hidro trong axit đó. Nếu H của axit càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.
Khi axit có oxy trong cùng một nguyên tố, nếu càng ít oxy thì axit càng yếu và ngược lại. Ví dụ: HClO4 > HClO3> HClO2> HClO
Còn đối với những axit của nguyên tố trong cùng một chu kỳ, khi các nguyên tố này ở hóa trị cao nhất thì nguyên tố trung tâm nếu có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu. Ví dụ: HClO4> H2SO4> H3PO4
Với axit của nguyên tố cùng nhóm A
- Axit có oxy: Tính axit tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4
- Axit không có oxy: Tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF
Với axit hữu cơ RCOOH
- Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm
HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH.
- Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit sẽ mạnh.
Trên đây là tính chất hóa học của axit và một vài những kiến thức cơ bản có liên quan. Hy vọng đã có thể giúp được cho bạn trong việc học tập của mình.
Xem thêm:
Tính chất hóa học của Clo lớp 9 – Toppy
Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hóa học – Toppy
Tính chất hóa học của Axit – Học tốt hóa 9 cùng Toppy
Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy
Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.
Kho học liệu khổng lồ
Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.
Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả
Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!
Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất
Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.
Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập
Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.
Từ khóa » Tính Chất Hóa Học Của Axit
-
Axit Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và ứng Dụng Quan Trọng Trong Cuộc Sống
-
Axit Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Axit - Marathon Education
-
Lý Thuyết Tính Chất Hóa Học Của Axit. | SGK Hóa Lớp 9
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit, Cách Xác định Thứ Tự Axit Mạnh Axit Yếu ...
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Dễ Nhớ Nhất
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit
-
Tính Chất Hóa Học, Vật Lý Của AXIT Và Cách Xác định độ Mạnh Yếu ...
-
5 Tính Chất Hóa Học Đặc Trưng Chung Của Axit - Hanimexchem
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Và Các Dạng Bài Tập Có Lời Giải Từ A -Z
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Và Cách Cách Phân Loại Theo Cấu Tạo - VOH
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit. Cách Xác định Thứ Tự Axit Mạnh Axit Yếu ...
-
Lý Thuyết Tính Chất Hóa Học Của Axit Hóa 9