Tính Chất Hóa Học Của Oxit Axit, Oxit Bazơ, Khái Quát Về Sự Phân Loại ...

Vậy tính chất hóa học của Oxit Axit và Oxit Bazơ là gì? làm sao để phân loại oxit? chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài viết Tính chất hóa học của Oxit, Khái quát về sự phân loại oxit dưới đây.

I. Tính chất hóa học của Oxit

1. Tính chất hoá học của Oxit Bazơ

a) Oxit bazo tác dụng với nước

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2

- PTPƯ: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

 * Ví dụ: Na2O + H2O → NaOH

  CaO + H2O → Ca(OH)2

  BaO + H2O → Ba(OH)2

b) Oxit bazo tác dụng với axit

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.  

- PTPƯ: Oxit bazơ + axit  → muối + H2O

* Ví dụ: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

- PTPƯ: Oxit bazơ + oxit axit  → Muối

* Ví dụ: Na2O + CO2 → Na2CO3

  CaO + CO2 → CaCO3

  BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hoá học của oxit axit

Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: AnHiDric của axit tương ứng.

 * Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

a) Oxit axit tác dụng với nước

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5 , SO2 , SO3 , NO2, N2O5 , CO2 , CrO3 ,... tạo ra axit tương ứng như: H3PO4 , H2SO3 , H2SO4 , HNO3 , H2CO3 , H2Cr2O7 ,...

* Ví dụ: 2NO2  + H2O + ½O2 → 2HNO3.                 

  CO2 + H2O → H2CO3

  CrO3  +  H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.            

  N2O5  +  H2O → 2HNO3.

> Lưu ý: NO , N2O , CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

b) Oxit axit tác dụng với bazơ (Oxit axit + bazo)

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ  tạo thành muối và nước.       

* Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O       

  P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

  SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)

  NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)

  SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ (Oxit axit + Oxit Bazo)

- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO , BaO , Na2O , K2O ,...) tạo thành muối.     

* Ví dụ: Na2O + SO2 → Na2SO3                

  CO2( k)  + CaO → CaCO3

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3 , ZnO , SnO , Cr2O3 ,...

* Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO , N2O , CO ,...

II. Phân loại Oxit

- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ,...

- Các oxit được chia thành 4 loại:                             

+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Na2O, CuO, BaO ,FeO,...

+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: SO2 ,SO3 ,CO2 ,P2O5,...

+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Al2O3, ZnO,...

+ Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

 Ví dụ: CO, NO,...

 

 

Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Chất Hóa Học Của Oxit Axit