Tính Chất Hóa Học Của Oxit - Phân Loại Oxit

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC -  KHÁI QUÁT HOÁ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. ĐỊNH NGHĨA OXIT

- Định nghĩa:  Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một  nguyên tố là oxi.

VD:  Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?

GIẢI:    

- Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)

- Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:

+ Có 2 nguyên tố.                                       

+ 1 trong 2 nguyên tố là oxi.

*Cách gọi tên:

- Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”

VD:  Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .

- Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

Chỉ số    Tên tiền tố

1:  Mono (không cần ghi)

2 :  Đi

3:  Tri

4 :  Tetra

5:   Penta

…           …

VD:   

SO3: Lưu huỳnh trioxit.                  

N2O5:  Đinitơpentaoxit.

CO2: Cacbon đioxit.                        

 SO2:  Lưu huỳnh đioxit.

 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT

1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

a) Tác dụng với nước:

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2  , …       

Oxit bazơ + nước → Bazơ tương ứng

VD:

                Na2O + H2O → NaOH

                CaO + H2O → Ca(OH)2

                BaO + H2O → Ba(OH)2

Chú ý: Một số oxit không phản ứng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.                                   

b) Tác dụng với axit:

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.  

Oxit bazơ  + axit  → muối + nước

VD:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit axit:

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.   

Oxit bazơ  +  oxit axit  → muối

VD:

                Na2O + CO2 → Na2CO3

                CaO + CO2 → CaCO3

                BaO + CO2 → BaCO3

2. Tính chất hoá học của oxit axit:

Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.

VD:

                SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

a) Tác dụng với nước:

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.                                                                                         

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3… tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, …

VD:   

                2NO2  +  H2O  + 1/2O2 → 2HNO3.                 

                CO2 + H2O → H2CO3

                CrO3  +  H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.            

                N2O5  +  H2O → 2HNO3.

Chú ý: NO, N2O, CO   không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

  b) Tác dụng với bazơ:

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ  tạo thành muối và nước.       

VD:

                CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O       

                P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

                SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)

                NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)

hay          SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c) Tác dụng với oxit bazơ:

- oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tạo thành muối.     

VD:

                Na2O + SO2  Na2SO3                

                CO2( k)  + CaO  CaCO3

* Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

VD:

            Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

            Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

* Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ....                          

- Các oxit được chia thành 4 loại :                             

+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

                VD:    Na2O , CuO , BaO, FeO ….

+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

                VD: SO2 ,SO3, CO2 , P2O5 …

+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

                VD:   Al2O3 , ZnO , …

+ Oxit trung tính:  Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

                VD:    CO , NO …          

 

Từ khóa » Tính Chất Của Oxit Lớp 8