Tính đa Nghĩa: - Phân Loại Ngữ Cố định - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu Hình vị cũng là đơn vị nhỏ nhất có âm, có nghĩa nhưng không được sử dụng độc lập để tạo câu, chúng chỉ là các
d. Phân loại ngữ cố định:
4.2.2. Tính đa nghĩa:
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn.
Nếu là một từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp tổ chức theo những cơ cấu tổ chức nhất định.
Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ: Chạy: - chuyển động rời chỗ, vận tốc cao. - Khẩn trương tìm kiếm
- Tiến hành công việc thuận lợi.
Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho thấy rằng: từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên cho cả đối tượng khác; từ chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác.
Từ: - Đối tượng 1 ---- Nghĩa 1 - Đối tượng 2 ---- Nghĩa 2
- …….
- Đối tượng n ---- Nghĩa n
Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là những lưỡng phân quan trọng như sau:
- Nghĩa gốc- nghĩa phái sinh: Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.
Ví dụ: chân: 1- Bộ phận thân thể động vật ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc chuyển động dời chỗ.
2 - Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong ban quản lý)
Nghĩa 1 của từ chân là nghĩa gốc. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do; và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác.
Nghĩa 2 lànghĩa phái sinh. Là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc; và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do; và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.
- Nghĩa tự do- nghĩa hạn chế: Lưỡng phân này một mặt dựa vào mối liên hệ giữa từ (với tư cách là tên gọi) với đối tượng; mặt khác, là khả năng bộc lộ của nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện.
Nếu một nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh bắt buộc nào; thì nghĩa đó được gọi lànghĩa tự do.
Ví dụ: Xét từ SẮT trong tiếng Việt, nó có nghĩa: Kim loại; rắn; cứng; màu sáng xám, tỉ khối 7,88; nóng chảy ở nhiệt độ 1535oC. Nghĩa này là nghĩa tự do vì được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh: giường sắt, mua sắt, có công mài sắt có ngày nên kim,…
Ngược lại, nếu một nghĩa chỉ được bộc lộ trong một (hoặc vài) hoàn cảnh bắt buộc thì nghĩa đó được gọi là nghĩa hạn chế. Ví dụ: Ngoài nghĩa vừa nêu, từ SẮT còn bộc lộ nghĩa: nghiêm ngặt, cứng rắn và buộc phải làm theo trong hoàn cảnh hạn chế:kỉ luật sắt, bàn tay sắt…
- Nghĩa trực tiếp- nghĩa chuyển tiếp:
Hai loại nghĩa này được phân biệt dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng.
Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (cũng có khi gọi là nghĩa đen).
Nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng).
Ví dụ: Từbụng trong tiếng Việt. Từ này có một nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm tâm lí, ý chí của con người”. Nghĩa này là nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng). Người Việt thường nói: bụng bảo dạ, suy bụng ta ra bụng người, con người tốt bụng, …
Trong khi đó, nghĩa trực tiếp của từ bụng phải là: “bộ phận cơ thể người, động vật, trong đó chứa ruột, dạ dày,…”: mổ bụng moi gan, bụng mang dạ chửa, no bụng đói con mắt,…
- Nghĩa thường trực- nghĩa không thường trực:
Lưỡng phân này dựa vào tiêu chí: nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa.
Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn dịnh, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ: Các nghĩa đưa ra xét của từ chân, bụng, sắt,.. đã nêu bên trên, đều là nghĩa thường trực. Chúng đã nằm trong cơ cấu nghĩa của các từ đó một cách rất ổn định, thường trực.
Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh ra tại một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa từ, thì nghĩa đó được gọi là nghĩa không thường trực của từ. Loại nghĩa này còn được gọi là nghĩa ngữ cảnh.
Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của các từ trong ngôn ngữ có nhiều cách. Tuy nhiên, có hai cách quan trọng nhất thường gặp trong các ngôn ngữ là:
chuyển nghĩa ẩn dụ vàchuyển nghĩa hoán dụ.
Một phần của tài liệu Bài giảng Cơ sở ngôn ngữ - CĐ Công nghiệp và xây dựng (Trang 35 - 37)
Từ khóa » Từ đơn Nghĩa Và Từ đa Nghĩa
-
Ví Dụ Về Từ đa Nghĩa - Luật Hoàng Phi
-
Từ đa Nghĩa Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Cho Ví ... - LADIGI Academy
-
Từ đa Nghĩa Và Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ - Trần Thị Lam Thủy
-
[PDF] Sự Phát Triển Nghĩa Và Tính Đa Nghĩa Của Từ Công Cụ Trong Tiếng
-
Từ Nhiều Nghĩa Là Gì? Cho Ví Dụ - Toploigiai
-
Từ đa Nghĩa Là Gì? - Hoc24
-
Bàn Thêm Về Từ đồng âm Và Từ đa Nghĩa | .vn
-
Từ đa Nghĩa | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
-
Từ đa Nghĩa Trong Tiếng Anh - IELTS Vietop
-
Nghiên Cứu Từ đa Nghĩa Từ Vựng Trong Tiếng Việt, 2011 — Trang 11
-
Trình Bày Các Kiểu ý Nghĩa Của Từ đa Nghĩa.
-
Cơ Cấu Nghĩa Của Từ
-
CÁC TỪ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG TRUNG