TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP - Thích Minh Tuệ - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 163 trang )
TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁPThích Minh TuệChùa Tịnh Luật Ấn TốngFree DistributionNot For Sale2011---o0o--Nguồn />Chuyển sang ebook 16-12-2011Người thực hiện : Nam Thiên – Link Audio Tại Website Mục LụcNHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNGLỜI NGỎPHẦN I - VẤN ĐÁPA- THỰC HÀNH1- Hỏi: Chư Tổ dạy: “Hành giả Tịnh nghiệp phải tín sâu, nguyện thiết, hành chuyên”. Tín làtin, mà tin những gì và tin sâu là sao?2- Hỏi: Làm sao để nguyện thiết?3- Hỏi: Hạnh là sao?4- Hỏi: Trong ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh, điều nào quan trọng nhất?5- Hỏi: Bí quyết của niệm Phật là gì?6- Hỏi: Sao con niệm Phật quá chừng chừng, mà không nhập tâm? Còn ông xã con niệm Phậtlai rai mà được nhập tâm?7- Hỏi: Niệm A-di-đà Phật và niệm A-mi-đà Phật cách nào đúng?8- Hỏi: “Niệm Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) và niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ) cách nàotốt hơn?9- Hỏi: Niệm “Nam Mô” hoặc niệm “Mô Phật” hoặc niệm “Phật” mà có Tín và Nguyện cóđược vãng sanh Cực Lạc không?10-Hỏi: Niệm Phật và tu các công hạnh khác có cần hồi hướng không?11- Hỏi: Hành giả Tịnh nghiệp có bắt buộc phải lần chuỗi để niệm Phật không?12- Hỏi: Con bận rộn quá, vừa phải đi làm, vừa phải lo việc nhà, cơm nước cho chồng cho con,làm sao có thì giờ rảnh để niệm Phật, thưa Thầy?13- Hỏi: Con cũng muốn niệm Phật cho nhiều, ngặt nỗi loay hoay công việc nhà suốt ngày, nênkhông nhớ niệm Phật. Vậy con phải làm sao?14- Hỏi: Niệm Phật sao cho mau tiến bộ, thưa Thầy?15- Hỏi: Tịnh tọa niệm Phật như thế nào?16- Hỏi: Kinh hành niệm Phật như thế nào?17- Hỏi: Lễ bái trì danh như thế nào?18- Hỏi: Con đi làm ở xí nghiệp về còn phải lo việc nhà, quá bận rộn nên con không có thì giờđể niệm Phật nhiều theo định khóa. Vậy con phải làm sao để được nhập tâm?19- Hỏi: Con chưa nhập tâm, tham dự nhiều đạo tràng niệm Phật bốn chữ, sáu chữ, âm điệukhác nhau có gì trở ngại không?20- Hỏi: Con để máy niệm Phật suốt đêm ở phòng ngủ, có tội không Thầy?21- Hỏi: Thường ngày vào định khóa niệm Phật rất hứng thú, nhưng thỉnh thoảng lại cảm thấyniệm Phật một cách lạt lẽo không vô, vậy là sao?22- Hỏi: Con vừa giải phẫu, quì đứng không được, vậy con ngồi lễ Phật được không, thưaThầy?23- Hỏi: Con vừa giải phẫu ngồi, quì, đứng không được, chỉ nằm thôi. Con nhớ Phật, con niệmPhật mà còn muốn lạy Phật nữa, vậy con phải làm sao, thưa Thầy?24- Hỏi: Hôn trầm là gì, phải đối trị cách nào?25- Hỏi: Con vọng niệm quá nhiều làm sao diệt trừ, thưa Thầy?26- Hỏi: Thầy nói vậy, nhưng ngay lúc miệng con đang niệm Phật, vọng niệm vẫn khởi dậy?27- Hỏi: Con đã thực hành như vậy mà vọng niệm vẫn khởi lên liên tục, con cố gắng lắm nhưngđè nó không được. Vậy phải làm sao, thưa Thầy?28- Hỏi: Con lần chuỗi niệm Phật cả chục năm rồi, thế mà vọng niệm vẫn tuôn trào không dứt,là sao thưa Thầy?29- Hỏi: Con thực hành pháp Thập niệm ký số, ban đầu có kết quả tốt, thời gian sau vọng niệmvẫn dậy khởi, nhưng ít hơn trước. Vậy là sao thưa Thầy?30- Hỏi: Hành pháp Thập niệm ký số, đếm xuôi rồi đếm ngược nói trên có kết quả tốt, nhưngthời gian sau vọng niệm vẫn dậy khởi là sao, thưa Thầy?31- Hỏi: Cách thứ ba rất tốt nhưng rất tiếc là chỉ niệm được chừng bốn mươi phút hoặc sáumươi phút là mõi mệt. Khi đó niệm theo không nổi thì vọng niệm lại tái khởi dậy. Vậy con phảilàm sao, thưa Thầy?32- Hỏi: Thỉnh thoảng con bị như sau: Trong lúc đang ngồi niệm Phật, miệng niệm, tai nghe, ýghi nhận rành rẽ, rõ ràng từng chữ từng câu Phật hiệu, tâm con rất sáng suốt. Bỗng dưng tâmcon sinh khởi các ý tưỏng vọng động song hành với câu Phật hiệu. Sao kỳ lạ vậy, có hại không,thưa Thầy?33- Hỏi: Phan duyên là gì, đối trị cách nào?34- Hỏi: Vô ký là gì, đối trị cách nào?35- Hỏi: Kim cang trì và mặc trì là sao, thưa Thầy?36- Hỏi: Tại sao ý trì hiệu quả cao?37- Hỏi: Cách tập ý trì như thế nào?38- Hỏi: Sao con ý trì mà bị nhức đầu và đau quai hàm quá, thưa Thầy?39- Hỏi: Ý trì có thể nhịp ngón tay hoặc lần chuỗi được không, thưa Thầy?40- Hỏi: Xin thầy nói rõ hơn sự phân biệt giữa ba cách trì danh: kim cang trì, mặc trì và ý trì,và sự lợi ích của ý trì.41- Hỏi: Ý trì có phải trụ tâm ở đâu không? Có nhiều Thầy dạy trụ ở nhiều nơi khác nhau trênthân, hoặc trên hình tượng Phật. Kính xin Thầy minh xác việc này.42- Hỏi: Biết rằng ý trì hiệu quả cao, nhưng khó tập quá, con tập lâu thường bị nhức đầu. Vậyphải làm sao để được nhập tâm?43- Hỏi: Thầy nói niệm Phật trụ ở nhịp đập của tim sẽ bị đau tim. Xin hỏi vì sao?44- Hỏi: Liên hữu ấy đã bị bệnh tim như vậy, phải chữa trị thế nào?45- Hỏi: Nhập tâm lộn lạo Đà Phật A Di là sao?46- Hỏi: Niệm Phật cách nào gọi là “Lão Thật niệm Phật”?47- Hỏi: Khi ngồi tịnh tọa niệm Phật, để nhiếp nhãn căn, con nhắm mắt, thời gian ngắn, bỗngcon thấy những người và thú rất xa lạ với con, con mất chánh niệm. Con mở mắt ra thì khôngcòn thấy gì nữa. Trước kia, con thường thấy vậy nhiều hơn, sau khi con được nhập tâm tìnhtrạng này ít dần. Như vậy những hình người và thú này từ đâu mà có? Tình trạng này tốt hayxấu, và con phải làm sao, thưa Thầy?48- Hỏi: Vậy, con nên nhiếp nhãn căn bằng cách nào, thưa Thầy?49- Hỏi: Nhiếp sáu căn là sao?50- Hỏi: Hành giả niệm Phật phải đạt tiêu chuẩn nào để được vãng sanh Cực Lạc?51- Hỏi: Hành giả phải niệm Phật thế nào để được bảo đảm vãng sanh?52- Hỏi: Chuyên tu chánh hạnh là sao?53- Hỏi: Triệu chứng trước khi nhập tâm là thế nào?54- Hỏi: Làm sao biết được mình đã nhập tâm?55- Hỏi: Niệm Phật đến mức nhập tâm rồi, sao con nghe khi lớn khi nhỏ, như xa như gần, lúc ởđầu, lúc ở ngực, đủ thứ giọng khác nhau, nhiều khi chỉ nghe âm điệu Niệm Phật chứ không phảitiếng niệm Phật. Tại sao như thế?56- Hỏi: Trạng thái nhập tâm và Bất niệm tự niệm có khác nhau không? Nếu có, thì khác nhaunhư thế nào?57- Hỏi: Người mới nhập tâm, sao nghe tiếng của máy, hoặc tiếng của quý thầy, chứ không phảitiếng của mình?58- Hỏi: Hành giả nhập tâm rồi, muốn nuôi lớn nó phải hành trì cách nào?59- Hỏi: Có người nói nhập tâm được rồi mà nói ra sẽ bị mất. Điều này lý giải ra sao?60- Hỏi: Ông xã con niệm Phật lai rai mà đã nhập tâm mấy tuần trước như Thầy đã biết, trưanay đang tịnh tọa niệm Phật, lại nhiều lần thấy Quán-thế-âm Bồ-tát. Vâng lời thầy, Ổng niệmPhật A-di-đà, càng niệm Phật, hình Quán-thế-âm Bồ-tát càng sáng tỏ hơn, như vậy là sao, thưaThầy?61- Hỏi: Con được nghe tự niệm (nhập tâm) hơn một tuần, nay bị mất (không còn nghe nữa).Vậy là tại sao, và làm sao lấy lại (nghe lại)?62- Hỏi: Phải nuôi lớn mức nhập tâm bao lâu mới đạt Bất niệm tự niệm?63- Hỏi: Hành giả phải tu đến trình độ nào để chắc chắn được vãng sanh?64- Hỏi: Hành giả đạt Bất niệm tự niệm, muốn huân trưởng nó, phải hành trì cách nào?65. Hỏi: Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm và Thành một khối giống hay khác nhau, giống vàkhác chỗ nào?66- Hỏi: Còn tên gọi “nhập tâm” thì sao?67- Hỏi: Người đạt Bất niệm tự niệm sâu, có còn vọng niệm không? Bao giờ mời trừ hết vọngniệm?68- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp phải đến trình độ nào mới được vãng sanh theo ý muốn?69- Hỏi: Con quyết niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm, bảo đảm vãng sanh, để thành Phật độchúng sanh, nhưng vì phước mỏng, nghiệp dày, chướng sâu, huệ cạn, bệnh hoạn liên tục, có thểcon chết sớm chưa đạt Bất niệm tự niệm, vậy con có được vãng sanh không?70- Hỏi: Bạch Thầy, trước đây con khỏe mạnh, làm chủ điều hành một cửa tiệm, công việcsuông sẻ, gia đình hạnh phúc, các con học hành thành đạt. Con đi chùa nghe quí Thầy giảngnào là: Ta-bà vô thường, khổ… bố thí tài thì kiếp sau được giàu có. Bố thí vô úy sẽ không bệnhtật, được sống lâu... Cực Lạc vui sướng, không già, không bệnh, không chết… Một đời thànhPhật... Con ngộ được con đường phải đi, nên phát tâm ăn chay trường, hành bố thí cúng dường,tinh tấn dõng mãnh niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc.71- Hỏi: Tu Tịnh nghiệp có cần diệt tham, sân, si không? Nếu cần thì làm sao?72- Hỏi: Người chuyên tu Tịnh nghiệp có cần tụng Kinh sám hối như Lương Hoàng sám vàThủy sám không?73- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp tụng Kinh A-di-đà và các Kinh Đại thừa khác được không?74- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp có bắt buộc phải thọ Tam qui, ngũ giới không?75- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp có bắt buộc phải ăn chay trường không?76- Hỏi: Chúng sanh có thể niệm danh hiệu của các đức Phật khác, có thể cầu sanh về các cõikhác. Cần gì riêng niệm đức Phật A-di-đà cầu sanh về Cực Lạc?77- Hỏi: Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy tu Tam phước. Phước thứ ba là Phát bồ-đề tâm. Vậy,làm sao Phát bồ-đề tâm?78- Hỏi: Bồ-đề tâm hạnh là gì?79- Hỏi: Hành giả chuyên tu khi lâm bệnh, có cần niệm Phật Dược Sư hay tụng Kinh Dược Sưđể trị bệnh không?80- Hỏi: Hành giả chuyên tu Tịnh nghiệp khi bị đau ốm, khổ nạn, có cần Niệm Quán Thế ÂmBồ-tát để được cứu khổ cứu nạn không?81- Hỏi: Thầy nói vậy, sao những vị niệm Phật công phu đắc lực vẫn còn bị những thứ bệnh tật,hoạn nạn hoành hành vậy?82- Hỏi: Mấy hôm rồi, sau mười giờ đêm, trong lúc mọi người trong nhà ngủ hết, con đang tịnhtọa niệm Phật, bỗng dưng nghe tiếng lộp cộp khi lớn khi nhỏ ở trong nhà, có khi tiếng ấy phátra từ ngoài cửa sổ, làm con mất chánh niệm. Lên giường nằm lắng lòng nghe tiếng niệm PhậtcủaTự tánh, con lại cũng nghe tiếng động như trước. Tình trạng này làm con niệm Phật khôngđược và mất ngủ, nên con mệt nhọc, bơ phờ quá! Một vài bạn của con cũng bị như vậy. Vậyphải làm sao, thưa Thầy?83- Hỏi: Vài ngày trước, con ngồi tịnh tọa niệm Phật, khoảng hơn sáu mươi phút, bỗng nhiêncon cảm nhận như có con rận hay rệp gì bò ở ngực, rất ngứa ngáy khó chịu. Con xả niệm Phật,cởi giũ áo, không thấy gì hết, mấy đêm liên tiếp như vậy. Kính xin Thầy giải thích giúp con.84- Hỏi: Xin Thầy nói rõ cho chúng con biết sáu loại khảo là nội, ngoại, thuận, nghịch, minh,ám khảo là thế nào?85- Hỏi: Ý nghĩa, mục đích của Phật thất là gì?, vì hoàn cảnh sinh sống, con không đến chùa dựPhật thất được, vậy lập Phật thất ở nhà có được không? Nếu được, phải tổ chức thế nào?86- Hỏi: Lúc lâm chung, niệm mười câu Phật hiệu đã có thể vãng sanh, thế thì chúng tôi cứ loviệc khác, chờ lúc lâm chung niệm mười câu. Ðiều đó thế nào?87- Hỏi: Hạnh khởi giải tuyệt là thế nào?88- Hỏi: Hành giả Tịnh nghiệp tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, mà hằng ngày bịngười bạn đời ngăn cấm, cản trở, gây khó khăn mọi điều, lại đốt phá Kinh sách, hình tượngPhật. Vậy phải làm sao đây?89- Hỏi: Con trường chay, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc trên mười năm rồi, tháng rồi đủphước duyên, con được đọc quyển sách “Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm VãngSanh” của Thầy, con vui mừng vô hạn, không khác kẻ bần cùng được gặp của báu. Con cố gắnghành trì đúng như Thầy chỉ dạy, ngặt vì con quá bận rộn sinh kế, gia duyên ràng buộc. Sáng,trưa, chiều, tối, cả ngày phải đối diện với việc làm ăn, với vợ con, quyến thuộc, mắt thấy tainghe đều là việc chướng đạo. Do đó, con niệm Phật không nhập tâm được. Con nhất quyết đờinày phải vãng sanh Cực Lạc, liễu sanh thoát tử, nên con định xuất gia, thoát tục để được rảnhrang, công phu đắc lực hơn, hầu đạt Bất niệm tự niệm như Thầy chỉ dạy, nhưng bà xã conkhông đồng ý, vậy con phải làm sao?, kính xin thầy từ bi chỉ dạy con.90- Hỏi: Ba má con nay trên bảy mươi tuổi rồi, không tin Phật. Con khuyên niệm Phật, chẳngnhững ông bà không theo, mà còn mắng con, Vậy con phải làm sao?91- Hỏi: Hai vợ chồng con và các con của con đều niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, duy cómột đứa làm ăn khá giả, lại không chịu niệm Phật cầu vãng sanh. Con khuyên không được, vậyphải làm sao, thưa Thầy?92- Hỏi: Theo thông tin mới, các quan chức Nasa (Mỹ), chính thức thông báo năm 2013 trái đấtchúng ta sẽ bị chấn động bởi một vụ nổ mặt trời. Nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ.93- Hỏi: Nếu đại nạn bão mặt trời xảy ra khủng khiếp vào năm 2013, người niệm Phật đạt Bấtniệm tự niệm có chắc chắn được vãng sanh không?94- Hỏi: Vậy con muốn vãng sanh trước khi đại nạn xảy ra được không?95- Hỏi: Con hiện đang làm việc ở một Công ty, con cảm nhận đi làm phải động não (lo nghĩ,tính toán việc làm) bị áp lực của ông chủ, không có thì giờ rảnh để tu hành, nhưng có điểm lợilà có tiền để cúng dường Phật, bố thí, phóng sanh…96- Hỏi: Tu Tịnh nghiệp có cần phá ngã chấp không, nếu cần thì phá bằng cách nào?97- Hỏi: Chân tướng người niệm Phật không được vãng sanh là sao?B- KIẾN GIẢI1- Hỏi: Niệm Phật Vô tướng là sao?2- Hỏi: Niệm Phật Vô tướng là niệm Pháp thân Phật, còn quán tưởng niệm Phật thì sao?3- Hỏi: Còn trì danh niệm Phật thì sao?4- Hỏi: Tại sao người niệm Phật cầu vãng sanh mà không được vãng sanh?5- Hỏi: Biên địa là gì? Vì sao sanh Biên địa?6- Hỏi: Đức Phật tiếp dẫn vãng sanh bằng cách nào?7- Hỏi: Người chết thiêu có xá-lợi, nói chắc là người ấy đã được vãng sanh, có đúng không?8- Hỏi: Hành giả đạt Bất niệm tự niệm sâu, trước giờ lâm chung bị hôn mê (stroke), bị kinhhoàng trước mọi tai nạn, thân nhân quấy phá, xúc chạm cơ thể, oan gia trái chủ lôi kéo … nhưvậy có chắc chắn được vãng sanh không?9- Hỏi: Phản văn, văn tự tánh là sao?10- Hỏi: Người tu Tịnh Độ trước khi chết có những điềm lành gì không?11- Hỏi: Trung ấm thân là gì?12- Hỏi: Con quy y với vị Thầy, Thầy con tu chứng được vãng sanh Cực Lạc, vậy con có đượcvãng sanh theo Thầy con không? Và bạn con lầm lỡ quy y với tà sư. Khi tà sư bị đọa, vậy bạncon có bị đọa theo vị tà sư đó hay không?13- Hỏi: Tu Tịnh Độ thuộc Tiểu thừa hay Đại thừa?14- Hỏi: Vậy sao Kinh nói ở cõi Cực Lạc có Thanh văn, Duyên giác nhiều vô số kể?15- Hỏi: Tại sao Phật giáo có nhiều Tông phái vậy?16- Hỏi: Vì sao Thầy tu Tịnh Độ?17- Hỏi: Thế nào là cực trọng nghiệp và ảnh hưởng việc tái sanh ra sao?18- Hỏi: Thế nào là tích lũy nghiệp, ảnh hưởng ra sao?19- Hỏi: Cận tử nghiệp là gì?20- Hỏi: Người tu hành có bị cận tử nghiệp chi phối không?21- Hỏi: Người ăn thịt mà niệm Phật và người ăn chay mà không niệm Phật, ai hơn ai?22- Hỏi: Công danh, sự nghiệp tột đỉnh. Giàu sang, phú quý nhất đời. Đài sen chín phẩm ở CựcLạc. Nên chọn cái nào?23- Hỏi: Người chuyêntucó nên đọc thêm nhiều Kinh sách hay nghe băng thuyết pháp để mởrộng thêm kiến thức không?24- Hỏi: Một người suốt đời làm ác, lúc lâm chung niệm A-di-đà Phật, có được vãng sanhkhông?25- Hỏi: Tổ thứ chínNgẫu Ích đại sư dạy: “Vãng sanh hay không là do có Tín, Nguyện haykhông. Còn phẩm vị cao hay thấp là do công phu sâu hay cạn”. Vậy thì hành giả chỉ có Tín,Nguyện mà không có Hạnh thì có được bảo đảm vãng sanh hay không?26- Hỏi: Hành giả có Hạnh (niệm Phật A-di-đà đạt Bất niệm tự niệm) mà không có Tín, Nguyệncó được bảo đảm vãng sanh hay không?27- Hỏi: Niệm Phật được vãng sanh Cực Lạc là việc đời sau. Không biết hiện đời có lợi ích gìkhông?28- Hỏi: Người niệm Phật mới nhập tâm, để nuôi lớn mức nhập tâm nên quyết đóng cửa tịnh tu,cắt đứt mọi quan hệ bên ngoài như: không tiếp xúc bạn đồng tu, không làm những Phật sự lặtvặt hằng ngày… Như vậy có lỗi là chấp pháp, ích kỷ, thiếu trí huệ không?29- Hỏi: Nói rằng Tịnh Độ môn là pháp môn cực viên đốn, thù thắng, vi diệu vô thượng, là thếnào?30- Hỏi: Từ ý trì ở sách này nói và tâm niệm ở sách khác nói, có khác nhau không? Nếu không,tại sao phải dùng hai từ khác nhau vậy?31- Hỏi: Nhất tâm, Nhất niệm, Thành Khối giống hay khác nhau?32- Hỏi: Niệm Phật là huân tập chủng tử vào tạng thức cho đến khi nào nó đầy tràn sẽ khởihiện hành. Khi tiếp tục huân tập thêm mãi mãi cho nó tràn mãi để nó khởi hiện hành liên tục,phải không thưa Thầy?33- Hỏi: có người nói: “Người tu niệm Phật phần đông tu trên các căn, phải tu trên linh hồnmới thật tốt”. Vậy cách tu đó như thế nào?34- Hỏi: Vậy, sự trì và lý trì là thế nào?35- Hỏi: Nhất tâm bất loạn là thế nào?36- Hỏi: Cổ đức dạy: “Muốn được vãng sanh, niệm Phật phải chuyển được chỗ chín thành chỗsống, chỗ sống thành chỗ chín” là như thế nào?37- Hỏi: Người được vãng sanh Cực lạc được bất thoái là sao?38- Hỏi: Người vãng sanh Cực Lạc đắc Vô sanh pháp nhẫn là gì?39- Hỏi: Người vãng sanh Cực Lạc đều trụ trong Chánh định tụ là sao?40- Hỏi: “Chư tổ dạy: “Pháp môn Tịnh độ là pháp môn tha lực”. Vậy việc Vãng sanh hoàntoàn do Đức Phật quyết định phải không thầy?41- Hỏi: Phật tử có bị bắt buộc phải tham dự tất cả các buổi giảng pháp của pháp sư không?42- Hỏi: Thầy nói vậy, thì hạnh “Hằng thuận chúng sanh” thế nào?43- Hỏi: Luận vãng sanh nói “Người nữ, kẻ khuyết tật và hàng nhị thừa không được vãng sanh”là sao?44- Hỏi: Tội ngũ nghịch là gì, chịu hình phạt thế nào?45- Hỏi: Người niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm có được chứng đắc gì chưa? Lợi ích thế nào?46- Hỏi: Bất niệm tự niệm và Vô niệm mà niệm là một hay khác? Nếu khác thì khác chỗ nào?47- Hỏi: Nguyện thứ 19 nói: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề Tâm, tucác công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến khi lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúnghiện trước người đó, thời tôi không thủ ngôi Chánh Giác”. Như vậy thì con phát Bồ-đề Tâm,thỉnh thoảng chủ nhật con đến chùa làm công quả, cúng dường Tam bảo, tụng Kinh, niệm Phật,bái sám gọi là tu công đức. Nếu công đức nhiều thì sanh vào phẩm vị cao, công đức ít thì vãngsanh ở phẩm vị thấp, phải không thưa Thầy?48- Hỏi: Thường Tịch Quang là thế nào?49- Hỏi: Thật Báo Trang Nghiêmlà thế nào?50- Hỏi: Phương Tiện Hữu Dư là thế nào?51- Hỏi: Phàm Thánh Đồng Cư là thế nào?52- Hỏi: Nói hào quang của Phật A-di-đà luôn chiếu khắp mười phương để nhiếp thọ ngườiniệm Phật, tại sao ta không thấy?53- Hỏi: Vậy, con hết thắc mắc. Nay kính xin Thầy nói rõ mười hai danh hiệu Quang minh củaPhật A-di-đà cùng sự lợi ích của những quang minh ấy.54- Hỏi: Trong Kinh sám hối, lạy Pháp giới tạng thân A-di-đà Phật. Vậy Pháp giới tạng thân Adi-đà Phật là gì?55- Hỏi: Trong Kinh A-di-đà yếu giải, Tổ thứ chín Ngẫu Ích đại sư nói: “Mỗi tiếng niệm Phậtcủa mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi”. Câu này thật khó hiểu?C-GIẢI NGHI1- Hỏi: Pháp niệm Phật cầu vãng sanh quá dễ tu, là con đường thẳng tắt vi diệu, thù thắng, viênđốn, mau chứng đắc như vậy, tại sao lắm người không tin, là thế nào, thưa Thầy?2- Hỏi: Kinh A-di-đà đã nói rõ: “Chẳng khá thế nào lấy chút ít thiện căn, phước đức, nhânduyên mà được sanh sang bên nước kia đâu!”. Do đó, cư sĩ tại gia chúng con niệm Phật vàichục năm, có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để vãng sanh, hay phải mấy chục năm khổhạnh như quý Thầy mới có kỳ vọng? Kính xin Thầy giải thích.3- Hỏi: Pháp niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm, có phải là ngoài pháp môn Tịnh Độ không, thưaThầy?4- Hỏi: Bất niệm tự niệm, nó niệm hoài, mình muốn ngưng, nó không ngưng. Mình là chủ, điềukhiển không được nó, nó là tớ mà tự tung tự tác như vậy, nó quậy mãi, sẽ làm hư mình, phải vậykhông, thưa Thầy?5- Hỏi: Niệm Phật phải niệm ra tiếng, niệm thầm là tà niệm, có phải vậy không, thưa Thầy?6- Hỏi: Xe không người lái mà xe tự chạy là xe bất bình thường. Người không niệm mà nó tựniệm là người điên, phải vậy không, thưa Thầy?7- Hỏi: Những người đạt Bất niệm tự niệm, niệm đó là ma nhập, ma dựa, ma niệm chứ khôngphải mình niệm. Điều này có phải không, thưa Thầy?8- Hỏi: Mình không niệm mà nó niệm suốt ngày đêm, vậy là tẩu hỏa nhập ma rồi. Như vậy cóđúng không, thưa Thầy?9- Hỏi: Bạch thầy, Pháp Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh, ý trì là một pháp tu mới mẻ, dovài thầy mới đặt ra mấy năm nay thôi. Có phải vậy không?10- Hỏi: Kính bạch Thầy, con niệm Phật lâu rồi, sao vẫn chưa thấy Phật quang?11- Hỏi: Con đạt Bất niệm tự niệm từ lâu rồi, sao không thấy Đức Phật ấn chứng cho con?12- Hỏi: Con ngồi tịnh tọa lắng lòng nghe tiếng niệm Phật từ Tự tánh phát ra khoảng bốn mươilăm phút, cố gắng ngồi lâu lắm là sáu mươi phút, tê chân quá chịu không nổi. Như vậy làm saonhập định để đạt Nhất tâm bất loạn, thưa Thầy?13- Hỏi: Y cứ vào đâu mà Thầy nói người niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh?14- Hỏi: Kinh nói từ Thập tín trở lên phải tu hai đại A tăng kỳ kiếp (vô số kiếp) mới đạt giai vịBát địa Bồ-tát (Bất động địa Bồ-tát) đắc Tam bất thoái (Vị bất thoái, Hạnh bất thoái và Niệmbất thoái). Kinh A-di-đà lại nói: “Này Xá lợi phất! Những chúng sanh sanh về Cực Lạc là hàngA-bệ-bạt-trí”. A-bệ-bạ-trí là Bất thoái chuyển. Vậy hai Kinh đó có trái ngược nhau không?15- Hỏi: Quán Kinh dạy hành giả tu tam phước. Quý Thầy cũng khuyến khích Phật tử tu tamphước. Vậy tu tam phước có bảo đảm vãng sanh không?16- Hỏi: Thầy nói tam phước là nghiệp phụ, nhưng con nghĩ trong tam phước, phước đầu tiên là“hiếu dưỡng phụ mẫu” đây là hạnh tối ư quan trọng. Cổ đức dạy: “Bách hạnh hiếu vi tiên”,“cha mẹ là thế gian phước điền bậc nhất”. Do vậy con nghĩ, là con người, tu bất kỳ tông pháinào vẫn phải hành hạnh hiếu làm đầu. Bất hiếu tử là ngang hàng cầm thú rồi, đâu xứng đáng làcon người bình thường nữa, chớ nói chi đến người tu. Hiểu vậy, nhưng con vẫn chưa rõ làm thếnào cho hoàn hảo hạnh hiếu. Kính xin Thầy từ bi khai thị cho con!17- Hỏi: “Tâm vốn lìa niệm, pháp vốn không sanh”. Nay dạy người niệm Phật cầu sanh là tạisao?18- Hỏi: Chư Phật, Bồ-tát lấy tâm đại bi làm sự nghiệp, đáng lẽ phải ở cõi xấu ác để cứu khổchúng sanh. Tại sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ, chỉ vì lợi ích của riêng mình?19- Hỏi: Chúng con tin sâu lời chư Tổ và Thầy dạy: “Niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm bảo đảmvãng sanh, nhưng con không biết: “Hàng cư sĩ chúng con có được sanh về bậc Thượng phẩmkhông, thưa Thầy”?20- Vậy, chúng con nguyện cầu và mong cầu được vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh thì cóbị quỉ, ma dựa và khuấy phá không Thầy?21- Hỏi: Nguyện cầu Thượng phẩm thượng sanh quá cao như vậy, có mắc tội tham hoặc mangtội dối trá (trường hợp mình không đạt được) không?22- Hỏi: Chúng ta đới nghiệp vãng sanh, sau này có phải trả nghiệp không?23- Hỏi: Người tỏ ngộ Tông môn, không trải qua thứ bậc, vượt lên địa vị Phật, cần gì nguyệnsanh về Tịnh Độ?24- Hỏi: Phân chia, Uế Độ, bỏ uế lấy tịnh, đều thuộc vọng tưởng, đâu đáng gọi là chân tu?25- Hỏi: Tâm chính là Phật, thì quán xét ngay nơi tâm mình là được, cần gì niệm Phật nàokhác?26- Hỏi: Tịnh độ ở nơi tâm, cần gì cầu sanh Cực Lạc?27- Hỏi: Có người bảo rằng: “Ta chỉ tự thanh tịnh tâm mình thì tự nhiên vãng sanh, cần gìniệm Phật cầu vãng sanh?28- Hỏi: Kẻ phàm phu chịu đủ mọi ràng buộc, tuy có niệm Phật, nhưng tham sân chưa dừng,tâm thật sự chẳng thanh tịnh, thì làm sao vãng sanh?29- Hỏi: Những người tạo năm tội nghịch, có được vãng sanh, không?30- Hỏi: Người phạm tội phỉ báng chánh pháp có được vãng sanh không?31- Hỏi: Những người tạo mười nghiệp ác, chỉ niệm mười câu Phật hiệu được vãng sanh, điềunày thật khó tin.32- Hỏi: “Kinh nói niệm một câu Phật hiệu trừ được tội nặng của sự sanh tử trong tám mươi ứckiếp”. Điều này thật khó tin.33- Hỏi: Còn mang nghiệp được vãng sanh, điều đó tôi có thể tin, nhưng vì sao được khôngthoái chuyển?34- Hỏi: Người đời đều nghi ngờ cõi Cực Lạc ở xa ngoài mười muôn ức cõi nước, lúc lâmchung chỉ trong khoảnh khắc e khó đến được. Làm sao hiểu được điều này? Kính xin Thầygiãng rõ cho chúng con biết.35- Hỏi: Kinh nói: “Người sanh về trời Đâu-suất, theo Bồ-tát Di Lặc sanh xuống ba hội, tựnhiên được đạo quả”. Vậy cần gì phải bỏ Đâu-suất gần, để cầu Cực Lạc nơi xa xôi?36- Hỏi: Liên tôngThập tam Tổ Ấn Quang đại sư dạy: “Hành giả tu Tịnh nghiệp luôn luôn phảigiữ câu Phật hiệu hiện tiền. Nên dù ở đâu, bất cứ lúc nào cũng phải niệm Phật, nhưng nơiphòng vệ sinh, nhà tắm, chỗ này bất tịnh nếu niệm ra tiếng, sẽ mang lỗi bất kính, nên phải niệmthầm”, “Sản phụ, đang lúc sanh sản thập tử nhất sanh này thì phải niệm Phật lớn tiếng để dễđược chư Phật gia bị”. Con xin hỏi, phòng sanh đẻ cũng bất tịnh vậy, sao lại không sợ mang lỗibất kính như trên. Hai lời dạy này có mâu thuẫn, chống trái nhau không?37- Hỏi: Niệm Phật lai rai, Như Lai cũng độ. Niệm Phật tà tà Di Đà cũng rước. Có đúng vậykhông, thưa thầy?38- Hỏi: Chúng sanh có thể niệm danh hiệu của các đức Phật khác, có thể cầu sanh về các cõiTịnh độ khác. Cần gì riêng niệm đức Phật A-di-đà cầu sanh về Cực Lạc?39- Hỏi: Con niệm Mẹ hiền Quán-Thế-Âm Bồ-tát mấy chục năm rồi, nay bỏ để niệm Phật A-diđà, vậy con có lỗi với Quan Thế Âm Bồ-tát không?40- Hỏi: Có người nói hàng Nhị thừa Thanh văn tu đắc quả A-la- hán có khả năng bay qua Tâyphương thế giới Cực Lạc. Phải vậy không, thưa Thầy?41- Hỏi: Bạch Thầy, cùng một pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, tại saomỗi Thầy lại dạy mỗi cách khác nhau, chúng con nghe Thầy nào giảng cũng hay hết. Thầy nàocũng nói pháp của Thầy là số một (hạng nhất). Chúng con nhiều khi điên đầu không biết phảihọc, hành theo ai. Người xưa nói: “Đa sư hư bệnh” phải không, thưa Thầy?42- Hỏi: Bạch Thầy, chư Tổ Tịnh độ ca tụng một câu Nam-mô A-di-đà Phật bao gồm:43- Hỏi: Trong đĩa DVD Vãng sanh bằng cách nào? Thầy nói là quang minh của Phật A-di-đàchiếu khắp mười phương để tiếp dẫn người niệm Phật vãng sanh Cực Lạc. Tại sao chúng conkhông thấy?44- Hỏi: Căn cứ vào sách, hai vị Tổ Tịnh Độ là: Pháp Nhiên thượng nhơn (Sơ Tổ Tịnh Độ tôngNhật Bản), và Ấn Quang đại sư, Tổ thứ mười ba của Tịnh độ tông Trung Hoa đều là Đại-thế-chíBồ-tát hóa thân. Hai Ngài đều hoằng dương Tịnh Độ, nhưng tại sao hai lối giáo hóa của haiNgài không giống nhau?45- Hỏi: Kinh A-di-đà nói: “Người sanh về Cực Lạc nghe tiếng chim kêu, nước chảy, gió reođều vui mừng phát lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, muốn nghe Kinh gì thì được ngheKinh nấy, không muốn nghe thì không nghe (dù là có tiếng). Những điều này sao lạ vậy, thưaThầy?46- Hỏi: Con theo đạo Chúa, tình cờ con được đọc sách của Thầy, con muốn niệm Phật cầuvãng sanh Cực Lạc. Không biết Phật có rước con không, và con có cần qui y Tam Bảo không,thưa Thầy?47- Hỏi: Chúng con vừa lần chuỗi niệm Phật vừa nghe quý Thầy giảng pháp, có được không,thưa Thầy?48- Hỏi: Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Người vãng sanh Hạ phẩm hạ sanh phải mười hai đạikiếp hoa sen mới nở”. Một đại kiếp là một triệu ba trăm bốn mươi bốn ngàn (1. 344.000) năm,mà mười hai (12) lần như vậy, là mười sáu tỷ một trăm hai mươi tám triệu (16.128.000. 000)năm. Thời gian quá ư là dài, đó là cách tính ở Cực Lạc hay ở Ta-bà?49- Hỏi: Kinh Quán Vô lượng Thọ nói: “Quang minh của Phật A-di-đà soi khắp các cõi ở mườiphương, thâu nhiếp tất cả chúng sanh niệm Phật”. Như vậy người không niệm Phật, quangminh của Phật có thâu nhiếp không?50- Hỏi: Chúng sanh ở các cõi trong mười phương đồng vãng sanh cùng một lúc, nhiều vô sốkể, làm sao Phật A-di-đà tiếp dẫn một lúc cho kịp, rồi về Cực Lạc chỗ đâu ở cho đủ?---o0o---Tịnh Luật Tùng Thư1- Kinh A-di-đà - Thích Tịnh Trí dịch.2- Kinh Duợc-Sư - Thích Tịnh Trí dịch.3- Đại-Thừa Vô-lượng-thọ KinhPháp sư Tịnh Không biên soạn, Nguyên Trừng dịch.4- Kệ niệm Phật - Hòa thượng Thích Trí Tịnh biên soạn.5- Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng SanhThích Minh Tuệ biên soạn (2010).6- Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển TậpCư sĩ Lý Bỉnh Nam biên soạn.7- Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật TậpPháp Nhiên Thượng Nhân biên soạn, Thích Tịnh Nghiêm dịch - 2006Niệm Phật Tông YếuPháp Nhiên Thượng Nhân biên soạn, Nguyễn Văn Nhàn dịch – 1997.8-Vạn Đức Pháp Ngữ -Hòa Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn.9-Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ biên soạn (2011).---o0o---NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNGKhi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều cósố, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bịnạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhất ở hiện tại có thể tựcứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật,buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ cóniệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa!Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.Ngày 12 tháng 04 năm 2011---o0o---LỜI NGỎNam-Mô A-Di-Đà Phật.Vâng lệnh thầy Trụ trì và thầy Giáo thọ, Minh Tuệ tôi ra thất chia sẻ kinhnghiệm niệm Phật cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ năm 2009. Sau hai năm làm Phật sự,tôi nhận thấy Phật tử nắm vững phương pháp hành trì, riêng bản thân tôi bị khựng lại.Do đó tôi ngỏ ý với Phật tử, sẽ vô thất trở lại. Phật tử nói: “Thầy vô thất, chúng con cókhó khăn trở ngại đường tu, chúng con biết hỏi ai?”. Tôi trả lời không được. Dù rằngchùa Tịnh Luật còn lắm thầy giỏi hơn tôi nhiều, nhưng mỗi thầy có pháp tu riêng,không ai giống ai, nên có thể giải đáp không thỏa đáng chăng? Phật tử nói tiếp: “Vậythầy giải đáp sẵn những khó khăn trở ngại, chướng nạn mà chúng con có thể gặp, đểchúng con nương theo đó mà hành trì”. Đề nghị này rất có lý, mặc dù đối với khả nănghạn hẹp của tôi, thì đây không phải việc dễ làm. Trước tình thế không thể từ chối, tôinói: “Vậy thì quý vị đặt những câu hỏi, tập trung lại đưa tôi trả lời”. Đây là lý doquyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” ra đời.Một lần nữa, hằng ngày tôi khấn cầu đức Từ phụ A-di-đà và chư Phật mườiphương gia bị cho tôi giải đáp đúng như pháp. Được sự nhiệt thành cộng tác đắc lựccủa chư liên hữu đã nhập tâm, đạt Bất niệm tự niệm, cộng thêm sự khích lệ và giúp đỡquý báu của quý Thầy, Sư cô, quý liên hữu gần xa, tôi hoàn thành được quyển sáchnhỏ bé này.Nhân đây, chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, (việnchủ chùa Vạn Đức), Đại đức Thích Tịnh Trí (Trụ trì chùa Tịnh Luật), Đại đức ThíchPháp Quang (Giáo thọ chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Thiện Niệm (Chùa KhuôngViệt, Pháp), Đại đức Thích Phước Tánh (C0), Sư cô Thích nữ Đồng Từ (chùa TịnhLuật), Sư cô Thích nữ Thanh Phi (PA) cùng chư liên hữu: Phạm Khanh (KT Printing),Hoằng Minh, Hoằng Huệ, Tịnh Ngọc (Houston), Diệu Tiên, Diệu Hải, Minh An, ChúcLượng, Minh Phúc, Diệu Thanh (CA), Quảng Âm (CA), Minh Trung (CA), Bạch Liên(KS), Phương Đoan (VA), Diệu Chánh (VA), Huệ Tâm (CA), Quảng Sa (Úc), QuảngDiên, Diệu Hiển (Canada), Thiện Tường (Canada), Minh Giác (Canada), Huệ Đức(VN), Huệ Tài (VN), Huệ Ngọc (Pháp), Huệ Tâm (Pearland), Hoàng Thái, Huệ Quang(VN), Ngọc Minh (CA), Diệu Tịnh (CO), Huệ Hạnh (C0), Diệu Hạnh (CT), Tịnh Lạc(PA), Chân Lạc (PA),Thiện Châu (MD), Thiện Duyên (MD), Đồng Huệ (FL), DiệuThuận (IA), Nguyên Hương (GA), Diệu Huyền (MD), Diệu Phước (VA), Thanh Nhan(MD), Nguyên Châu (MA), Minh Huệ (VN), cô Ngọc Tâm (VN), cô Tú Trinh, ôngHùng Thanh, ông Nam Dương, cô Uyên Đinh, cô Tâm Lý, cô Tuyết Mai (Pháp), côQuảng Thái (Pháp), cô Kim Nga (Canada) và nhiềuliên hữu khác đã khuyến khích, tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành quyển sách này.Chúng tôi ước mong quyển sách này được phổ biến rộng rãi, hy vọng những aicó duyên được đọc, áp dụng đúng lời giải đáp, chắc chắn sẽ thỏa chí nguyện là đạt Bấtniệm tự niệm bảo đảm vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.Tôi vẫn biết: “Trực ngôn nghịch nhĩ”, “lời thật mích lòng”, nhưng với bổn phận,trách nhiệm, tư cách người hướng dẫn chuyên tu Tịnh nghiệp, bằng Bồ-đề tâm, vì đạopháp, vì lợi ích chúng sanh, bắt buộc tôi phải nói thẳng, nói thật theo thiển ý của tôi.Vì bất đồng pháp tu, nên quyển sách này có thể có những điều không đúng ý của mộtsố ít quí vị, tôi thành khẩn đê đầu chịu lỗi, ngưỡng mong chư liệt vị từ bi rộng lượngtha thứ. Thành kính tri ân chư liệt vị.Tự thiết nghĩ đức trí hạ liệt, với kinh nghiệm nhỏ nhoi hạn hẹp, không sao tránhkhỏi những lỗi lầm sai sót. Chúng con thành tâm kính đê đầu đảnh lễ, ngưỡng mongcác bậc Tôn túc từ bi hoan hỉ chỉ dạy cho.Chúng tôi cũng hết lòng cầu mong các liên hữu gần xa tự nguyện hoan hỉ góp ýxây dựng để tài liệu này ngày càng phong phú hơn, hầu thật sự đem lại nhiều lợi íchcho hành giả.Việc làm này nếu có chút ít công đức, con nguyện hồi hướng cho tất cả chúngsanh trong mười phương pháp giới đồng phát khởi, trưởng dưỡng, thành tựu Tín,Nguyện, Trì danh để cùng con đồng vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.Nam-mô A-di-đà PhậtMùa an cư năm 2011Tu viện Tịnh LuậtThích Minh Tuệ kính ghiNiệm Phật không khóKhó ở bền lâuBền lâu không khóKhó ở Nhứt tâmNhứt tâm không khóKhó ở QUYẾT TÂMNam Mô A Di Đà PhậtNiệm Phật Thành PhậtNiệm Ma Thành Ma“Muốn, thì Được”---o0o---Lời Phật dạy:*-Kinh Hoa Nghiêm dạy:“Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, nhưng vì bịvọng tưởng, phân biệt, chấp trước che lấp nên Phật tánh không thể hiện bày”.*-Kinh Viên Giác dạy: “Dứt Vọng, Hoàn Chơn”.*-Chư Tổ dạy: “Một câu Phật hiệu dẹp trừ muôn vọng niệm”.Vậy, niệm Phật là con đường dễ đi, thẳng tắt nhất, mau chóng dẹp trừ vọng niệm, vọng tưởngđể thành Phật.*-Trong “Quán niệm môn” Liên Tông Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “Hành giả , mỗi ngàyniệm Phật A-di-đà ba vạn câu trở lên là hành nghiệp Th ợng phẩm thượng sanh”.*-Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư dạy: “Niệm Phật A-di-đà mỗi ngày ba vạn câu trở lên,lấy cái chết làm kỳ hạn, mà không vãng sanh thì ba đời chư Phật đều nói dối”.Muốn được tiêu chuẩn trên, phải niệm Phật đạt Niệm Lực Tương Tục tức Bất Niệm TựNiệm.Kinh Đại Tập dạy: “Niệm Phật ra tiếng có mười công đức:-Đánh tan tâm hôn trầm mê ngủ.-Thiên ma kinh sợ.-Tiếng vang khắp mười phương.-Ba đường ác được dứt khổ.-Tiếng bên ngoài không xâm nhập.-Niệm tâm không tán loạn.-Mạnh mẽ tinh tấn.-Chư Phật vui mừng.-Tam muội hiện tiền.-Vãng sanh về Tịnh Độ”.---o0o---PHẦN I - VẤNĐÁPA- THỰC HÀNH1- Hỏi: Chư Tổ dạy: “Hành giả Tịnh nghiệp phải tín sâu, nguyện thiết, hànhchuyên”. Tín là tin, mà tin những gì và tin sâu là sao?Đáp: Tín là lòng tin.- Liên tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư dạy trong Kinh A-di-đà Yếu Giải, có sáu thứ tin là:tin tự, tin tha, tin nhân, tin quả, tin sự và tin lý.- Liên tông Thập Tổ Hành Sách đại sư dạy phải có ba điều tin như sau:a. Phải tin tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai khác.b. Phải tin tánh giác không hai.c. Phải tin ta là Phật lý tánh, Phật danh tự, A-di-đà là Phật cứu cánh. (Xin đọc sách“Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Phần II -Tư lương TịnhĐộ”).Tóm lược là phải tin như sau:a. Tin có Phật A-di-đà, có cõi Cực Lạc.b. Tin Phật Thích-ca không nói dối (trong ngũ Kinh).c. Tin Phật A-di-đà không nguyện suông (bốn mươi tám đại nguyện của Phật A-di-đà).d. Tin niệm Phật nhất định được vãng sanh, thành Phật.e. Phải tin sâu: giá như tất cả chúng sanh trong mười phương thành bậc A-la-hán,thành Bồ-tát đồng khuyên ta bỏ, thậm chí Đức Phật Thích-ca hiện thân bảo ta bỏ phápmôn niệm Phật cầu sanh Cực Lạc để quý Ngài chỉ dạy ta pháp khác vi diệu hơn, ta vẫnbái lạy quý Ngài mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Bạch quý Ngài, từ trước đến naycon vẫn tin lời dạy trước đây của Thế Tôn, niệm Phật A-di-đà cầu vãng sanh Cực Lạc,nay con không thể trái lại bản nguyện này”.---o0o--2- Hỏi: Làm sao để nguyện thiết?Đáp: Nguyện là nguyền, là thề, là nói lên lòng khát khao ao ước của mình, muốnsanh về, muốn thấy Phật A-di-đà.Nguyện phải chí thành tha thiết với đức từ phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõiCực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương. Cổ đức dạy: “Cho dù mỗi ngày niệmmười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát nguyện thì hét cho bể cuống họng cũng uổngcông mà thôi”.Từ Chiếu đại sư nói: “Luôn luôn phát nguyện ưa thích vãng sanh, ngày ngày nguyệncầu chớ cho thoái thất. Nếu không có tâm phát nguyện thì căn lành chìm mất”.Kinh Hoa-nghiêm nói: “Không phát đại nguyện, đó là việc làm của ma”. “Nguyệnrộng thì hành sâu, hư không không lớn, tâm vương mới lớn. Kim cang chẳng cứng,nguyện lực cứng nhất”.Muốn có nguyện thiết tha, chúng ta hãy tự quán xét lại chính mình, tìm đối tượngmình nhàm chán ghét bỏ; hoặc mình đang tha thiết mong muốn điều gì, việc gì, khíacạnh nào đó mà ở Ta-bà này không thực hiện được, chỉ ở Cực Lạc mới có thể thỏamãn được lòng mong muốn ấy, thì lấy đối tượng, sự việc ấy làm động cơ thúc đẩy tathiết tha phát nguyện vãng sanh.Thí dụ:- Thật sự nhàm chán, ghét bỏ sự hiểm nguy của sanh tử luân hồi.- Nhận rõ, ghê sợ nổi khổ đau của ba đường ác.- Người mắc bệnh nan y, chờ chết. Ở Cực Lạc thì không bệnh, không già, không chết,được sống lâu vô hạn.- Con em ngỗ nghịch, xì ke ma túy… mình khuyên lơn, nhắc nhở không được, sợ họ bịsa địa ngục, mình càng cần phải vãng sanh Cực Lạc để cứu độ họ.- Hoặc cần báo đáp tứ trọng ân…Nếu ta còn ở Ta-bà sẽ bị đau khổ mãi mãi, phải bó tay, không thể cứu độ được mọingười như ý muốn. Vậy chỉ còn cách vãng sanh Cực Lạc để tránh khổ đau, được anvui, hoặc để rồi trở về Ta-bà cứu độ thân nhân. Tùy mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗivấn đề, mỗi đối tượng khác nhau, có ý nguyện khác nhau, lấy đó làm động cơ thúc đẩyta phát nguyện. Lời phát nguyện này phải xuất phát tận đáy lòng, chân thành mongmuốn, ao ước thì lời phát nguyện mới thật sự thiết tha được.Chư Tổ dạy: “Nguyện bất thiết, bất sanh Cực Lạc”.Tổ thứ chín, Ngẫu Ích đại sư dạy: “Vãng sanh hay không là do có Tín, Nguyện haykhông? Còn phẩm vị cao hay thấp là do công phu sâu hay cạn (tức Hạnh)”.Lời nguyện phải chân thật, chí thành khẩn thiết, không phải trả bài thuộc lòng, càngkhông phải là việc làm lấy lệ. Dù cho biển cạn, núi tan, thời gian cùng tận, nguyệnvãng sanh này quyết không hề thoái thất.---o0o--3- Hỏi: Hạnh là sao?Đáp: Hạnh là thực hành, hành trì thực tế để làm sao đạt được sự nhập tâm (bước đầucủa Bất niệm tự niệm).Hạnh có hai: Chánh hạnh (nội công) và trợ hạnh (ngoại công).Chánh hạnh là niệm Phật, lễ Phật A-di-đà, là chuyên tu niệm Phật (xin xem mụcChuyên tu chánh hạnh, trang 75-77, sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo ĐảmVãng Sanh).Trợ hạnh có rất nhiều, chủ yếu là ba hạnh: đoạn ác tu thiện là giữ giới, không sát sanh(ăn chay) và phóng sanh.Nếu chúng ta giữ trọn vẹn năm giới thì tương lai nhất định không bị đọa ba đường ác,địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, ít nhất cũng được trở lại làm người. Ta dùng công đứcnày hồi hướng sẽ được vãng sanh Cực Lạc ở phẩm vị cao.Liên tông Bát Tổ Liên trì đại sư dạy: “Ăn mặn, ăn thịt, cá, ăn thịt chúng sanh là ăn thịtcha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của mình, là ăn thịt chư Phật vị lai (cực ác)”, “Chuộcmạng phóng sanh, cứu mạng chúng sanh là cứu mạng cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp củamình, là cứu mạng chư Phật vị lai (cực thiện)”.Tuy là trợ hạnh nhưng ba hạnh này tích cực đóng góp vào sự thành tựu Tịnh nghiệpcủa hành giả. Ba việc này không ngoài tầm tay, không ngoài khả năng của mọi người.Điều quan trọng là chúng ta có quyết tâm thực hiện hay không mà thôi. Chúng tôithiết nghĩ, là Phật tử, chúng ta nên luôn luôn làm theo lời Phật dạy (y giáo phụnghành).---o0o--4- Hỏi: Trong ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh, điều nào quan trọng nhất?Đáp: Ba món tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh là ba chân của cái đảnh, thiếu một, đảnh sẽngã, có nghĩa là bắt buộc phải có đủ cả ba.Kinh Hoa-nghiêm dạy: “Lòng tin là gốc vào đạo, là mẹ đẻ mọi công đức. Lòng tin haynuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt qua các đường ma. Lòng tin có thể đượcvào định. Lòng tin có thể thoát biển sinh tử luân hồi. Lòng tin có thể thành tựu đạoGiác ngộ của Phật”.Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư dạy: “Vãng sanh hay không do có Tín, Nguyệnhay không, phẩm vị cao hay thấp tùy theo công phu sâu hay cạn”.Chư Tổ cũng dạy: “Nguyện bất thiết, bất sanh Cực Lạc” hoặc “Niệm bất chánh, bấtsanh Cực Lạc”.Có tin sâu mới nguyện thiết, nguyện thiết rồi hành chuyên. Hành chuyên, chứng tỏ cótin sâu, nguyện thiết. Ba món này liên hệ hỗ tương lẫn nhau. Trong Tín có Nguyện, cóHành, trong Nguyện có Tín có Hành, trong Hành có Tín có Nguyện. Một là ba, ba làmột (tương tức). Không cái nào quan trọng hơn cái nào cả.Tuy nhiên phải biết tùy duyên:a- Đối với liên hữu sơ cơ, gia duyên ràng buộc, quá bận rộn thế sự, thì lấy Tín Nguyệnlàm đầu, nghĩa là tinh luyện Tin sâu, Nguyện thiết, Hành pháp “Thập Niệm” để đượcvãng sanh là tốt rồi.b- Đối với liên hữu túc căn sâu dày, duyên vãng sanh chín mùi, đã có tin sâu, nguyệnthiết rồi thì hãy kiên trì, dõng mãnh chuyên tu chánh hạnh, chánh định nghiệp,quyết đạt Bất niệm tự niệm sâu để vãng sanh Thượng phẩm thượng sanh, hầu sớm trởvề Ta-bà cứu độ chúng sanh.---o0o--5- Hỏi: Bí quyết của niệm Phật là gì?Đáp: Liên tông Bát Tổ Liên Trì đại sư dạy: “Bí quyết niệm Phật là niệm nhiều”.Nhiều ở đây phải hiểu là nhiều câu và nhiều thời gian.Liên tông Thập Nhất Tổ Tĩnh Am đại sư và Liên tông Thập nhị Tổ Triệt Ngộ thiền sưđồng dạy: “Niệm Phật phải niệm không xen tạp và không gián đoạn”. Không xen tạpnghĩa là không hoài nghi, không mong cầu, không xen thêm bất cứ gì khác (không xenvào danh hiệu Phật, Bồ-tát khác như Thích-ca, Dược Sư, Quán Âm…, tham, sân, si,…tạp niệm), để niệm được nhiều câu “A-di-đà Phật” hơn. Không gián đoạn là niệmliên tục suốt thời thời khắc khắc, không có kẽ hở (để được nhiều thời gian).Tóm lại, xin nói rõ, bí quyết niệm Phật là: “Niệm nhiều, không xen tạp, không giánđoạn”. Muốn hành được bí quyết này, điều tối yếu là phải “Buông xả vạn duyên, chítâm Lão thật niệm Phật”.---o0o--6- Hỏi: Sao con niệm Phật quá chừng chừng, mà không nhập tâm? Còn ông xã conniệm Phật lai rai mà được nhập tâm?Đáp: Niệm Phật muốn đạt nhập tâm và những bước kế tiếp, phải chuyên tu chánhhạnh, chánh định nghiệp. Muốn vậy, phải đáp ứng những yếu tố sau đây:1- Niệm Phật phải đúng cách:- Niệm chắc thật nghĩa là miệng niệm, tai nghe, ý nghĩ phải là một. Miệng niệm Phậtmà ý nghĩ lung tung (tán loạn), đó là miệng niệm Phật mà tâm không có Phật. Tổ ĐứcNhuận nói: “Niệm như vậy, thét cho bể cuống họng cũng vô ích”. Thật vậy, niệm nhưthế suốt đời cũng chẳng được gì.- Niệm phải không xen tạp nghĩa là không hoài nghi, không mong cầu, không xen lẫnbất cứ gì khác (như không niệm Thích-ca, Dược Sư, Quán Âm…, cũng không cótham, sân, si, ngũ dục, lục trần, thế sự…). Không gián đoạn nghĩa là liên tục ngàyđêm không có kẽ hở.- Niệm phải chuyên nhất, nghĩa là phải tinh ròng duy nhứt một thứ, không thể nayniệm sáu chữ, mai niệm bốn chữ, mốt niệm sáu chữ, lúc niệm giọng (âm điệu) hải triềuâm, lúc giọng người Việt, giọng người Hoa, giọng ca hát (ca niệm Phật), nay giọngcủa Thầy này, mai giọng của Thầy khác, lúc niệm trầm, lúc niệm bổng (thay đổi mãi),v.v…Trường hợp nghe máy vẫn phải nghe tiếng và giọng duy nhứt của chính mìnhmới thật tốt.Phải chuyên nhất mới đúng nghĩa “Nhất hướng chuyên niệm” mà Kinh Vô Lượng Thọđã dạy.Có nhiều liên hữu mới nhập tâm mà luôn thay đổi giọng niệm (âm điệu) nên khôngtiến được mà bị khựng lại (đứng chựng), tệ hại hơn đôi khi còn bị tạm chìm. Trườnghợp này muốn mau hồi phục (được nghe lại) tốt nhứt nên niệm lại giọng cũ (giọng lúcnhập tâm).2- Buông xả ngũ dục lục trần, tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, tham, sân, si, mạn.3- Đoạn ác, tu thiện, thanh tịnh hóa thân tâm. Đoạn ác tu thiện không gì hơn ănchay và phóng sanh. Thanh tịnh hóa thân tâm không gì hơn giữ giới, niệm Phật.(Xin đọc thêm sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh).4- Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-môA-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật,không mõi mệt, quyết giữ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời.Bốn yếu quyết nói trên tùy mức độ thực hiện, có khả năng đưa hành giả đạt từ Nhậptâm đến Bất niệm tự niệm, (Thành một khối), Sự Nhất tâm bất loạn và Lý Nhất tâmbất loạn (Lý niệm Phật tam-muội).Trường hợp ông xã của liên hữu là cá biệt, muôn người chưa có một. Vị này có túc cănsâu dầy, niệm ít mà nhập tâm, ví như lu nước sắp đầy, chỉ nhỏ một ít là tràn trề.Còn trường hợp của liên hữu là vì hoặc hành trì không đáp ứng bốn yếu quyết kể trên(không như pháp), hoặc túc căn cạn mỏng, ví như lu nước còn quá lưng. Vậy, hãy cốgắng thường xuyên nhỏ nước vào lu, nhất định có ngày phải đầy. Đã đầy thì quyếtđịnh phải tràn, dù không muốn tràn nó vẫn cứ tràn, tự nhiên đơn giản thế thôi.Kính xin liên hữu hãy tự kiểm rồi sẽ biết mình phải làm gì?Phụ chú: Kinh nghiệm thực tế cho thấy:1- Bản thân tôi ngu dốt, mò mẩm hành trì rất nhiều năm mà không kết quả. Cuối cùngbiết cách (ý trì, lão thật niệm Phật), quyết tâm hành trì miên mật mười hai ngày đêmđược nhập tâm.2- Có tám Phật tử, hai nam, sáu nữ ở các nơi (Việt Nam: Đà lạt; Mỹ: Colorado,Pennsylvania, Maryland) về tu Phật thất tại tu viện Tịnh Luật (Texas), nói chung, từngày 1 tháng 6 đến ngày 13 tháng 7 năm 2011. Có một ưu bà tắc lão thật niệm Phật (ýtrì) hai ngày liền nhập tâm, hai ưu bà di hành trì ba ngày nhập tâm, còn lại năm vị kianhập tâm vào ngày thứ tư và thứ năm sau khi nhập Phật thất.Tóm lại, tất cả tám vị này đều nhập tâm trong vòng năm ngày lão thật niệm Phật. Đặcbiệt trong số này có một vị nam đạt Bất Niệm Tự Niệm (nghe tiếng niệm Phật khôngxen tạp, không gián đoạn, suốt thời gian còn thức) sau bảy ngày miên mật hành trì.Thời gian Phật thất còn lại là huân trưởng mức Nhập tâm và Bất Niệm Tự Niệm.Đây là một thành quả hết sức khích lệ, chứng minh rằng hành trì như pháp (đáp ứngbốn yếu quyết đã trình bày trên) sẽ mang lại kết quả nhanh chóng không tưởng nghĩnổi, và cũng là gương tốt cho hành giả chuyên tu Chánh hạnh, Chánh định nghiệp, Lãothật niệm Phật, tu Phật Thất tại tu viện Tịnh Luật (Texas).Nam-mô A-di-đà Phật.---o0o--7- Hỏi: Niệm A-di-đà Phật và niệm A-mi-đà Phật cách nào đúng?Đáp: Hai cách đều được cả.“Nam-mô A-di-đà Phật” vốn là từ tiếng Phạn, đọc là “Namo Amitabha Buddha” đượcphiên âm, khác nhau như sau:- Người Việt Nam niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”. Cách niệm này đã có từ xưa.- Người Trung Hoa niệm “Namo Amituofo”.- Người Nhật niệm “Namu Amida Butsu”.- Các dân tộc khác dĩ nhiên niệm khác nữa.- Gần đây Hòa thượng Trí Tịnh cho rằng niệm chữ Di không được êm tai và bị trệtiếng. Vì thế, Ngài sửa lại là “Mi” nên thành ra “Nam-mô A-mi-đà Phật”.Nếu nói rằng niệm đúng nguyên âm tiếng Phạn “Namo Amitabha Buddha” mới đượcĐức Phật tiếp dẫn, thì người Nhật, người Hoa và nhiều dân tộc khác niệm không đúngâm ấy, chẳng lẽ Ngài không tiếp dẫn sao? Ngài có tha tâm thông, dù niệm cách nàoNgài đều biết cả, đâu phải Ngài chỉ nghe bằng thiên nhĩ thông không thôi!Kinh dạy: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, nghĩa là linh thiêng, hiệu nghiệm hay khônglà do ở mình. Do ở mình có tin, có chí thành, có nhất tâm niệmhay không. Bằng chứng là từ xưa đến nay vô số người Việt, Trung Hoa, Nhật…. đềuđược Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, chẳng sai.Vì những lý lẽ trên, tôi nghĩ niệm“Nam-mô A-di-đà Phật” hay “Nam-mô A-mi-đà Phật” đều được cả, tùy theo đức tinvà ý thích của mỗi người.Nam-mô A-di-đà Phật.---o0o--8- Hỏi: “Niệm Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) và niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ)cách nào tốt hơn?Đáp:1. Xét nghĩa:- Danh hiệu là A-di-đà Phật.- “Nam mô” là qui mạng, là quay về nương tựa.2. Thực hành:- Niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” (sáu chữ) là nói quay về nương tựa Phật A-di-đà, tỏlòng thành kính. Niệm sáu chữ như vậy dễ cảm ứng hơn.- Niệm “A-di-đà Phật” (bốn chữ), ngắn gọn dễ nhập tâm hơn. Còn việc thành kính làdo ở tâm mình.Liên Trì đại sư dạy đại chúng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, còn Ngài thì niệm “A-diđà Phật”.---o0o--9- Hỏi: Niệm “Nam Mô” hoặc niệm “Mô Phật” hoặc niệm “Phật” mà có Tín vàNguyện có được vãng sanh Cực Lạc không?Đáp:. Có ba trường hợp như sau:1-Người có tin sâu, nguyện thiết, thông suốt lý “một là tất cả, tất cả là một” thì tronglúc niệm “Mô Phật” hay niệm “Phật” tâm hành giả cho đó là “Nam-mô A-di-đàPhật”. Vậy là đủ Tín, Nguyện, Hạnh nên đ ợc vãng sanh.2- Người tin không sâu, nguyện không thiết, nếu niệm nhóm từ trên, chúng khôngphải danh hiệu của Phật A-di-đà, không đúng bổn nguyện của Ngài, nên sẽ khôngđược Ngài tiếp dẫn.3- Niệm “Nam Mô” không đủ nghĩa (Nam mô là qui mạng, vậy thì qui mạng với aimới được chứ?), không đúng bổn nguyện của Phật A-di-đà, nên không đ ợc vãngsanh.Kính xin quý liên hữu hãy thận trọng!Niệm Phật Thành PhậtNiệm Ma Thành Ma---o0o--10-Hỏi: Niệm Phật và tu các công hạnh khác có cần hồi hướng không?Đáp: Niệm Phật A-di-đà và tu tập hai hạnh chánh và phụ, thì không cần phải hồihướng riêng biệt (Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập, trang 25). Còn tu tập tạphạnh, cần phải hồi hướng mới thành nghiệp vãng sanh.---o0o---11- Hỏi: Hành giả Tịnh nghiệp có bắt buộc phải lần chuỗi để niệm Phật không?Đáp: Không bắt buộc. Mục đích lần chuỗi là để:- Cột tâm ý vào hạt chuỗi, không cho khởi vọng niệm, vọng tưởng.- Đếm được số câu niệm Phật, cố niệm cho đủ số đã ấn định, tránh lười biếng giải đãi.Vậy lần chuỗi rất cần cho những vị mới tập niệm Phật. Nhưng nếu không khéo, niệmlâu thành thói quen (tập khí) thì miệng niệm, tay lần chuỗi mà ý tự do phóng túng nghĩtưởng lung tung đủ thứ, hoặc vì muốn cho đủ số, cố gắng niệm quá nhanh, miệng niệmlia lịa, tay lần chuỗi liền tù tì, mà tâm không bắt kịp tiếng.Trường hợp này, miệng niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm không có Phật, gọi là hữukhẩu vô tâm. Tổ Đức Nhuận bảo: “Niệm như vậy thét cho bể cuống họng cũng vôích”. Vậy lần chuỗi phải chân thật, tránh làm lấy lệ, biểu diễn. Mặt khác, ý theo dõiđếm số là bị phân tâm. Tay lần chuỗi, làm thân động, thân động thì tâm động theo(không an định). Vì những lý lẽ trên, hành giả niệm Phật lâu rồi không cần dùng chuỗi.Nếu muốn tính số câu Phật hiệu đã niệm, thì tốt hơn nên dùng đồng hồ tính thời gianđã niệm.---o0o--12- Hỏi: Con bận rộn quá, vừa phải đi làm, vừa phải lo việc nhà, cơm nước chochồng cho con, làm sao có thì giờ rảnh để niệm Phật, thưa Thầy?Đáp: Đối với người mới tập niệm Phật, hoặc người quá bận rộn, nên hành pháp Thậpniệm như sau:- Sớm mai thức dậy phục sức xong rồi, chắp tay hướng về phương Tây, niệm: “Nammô A-di-đà Phật”. Nên lấy hơi dài, niệm liên tiếp một hơi, kể là một niệm, niệm đủmười hơi, là mười niệm. Nhưng đừng quá cố gắng, hơi dài hay ngắn, tiếng cao haythấp, niệm chậm hay mau, đều tùy theo sức mình.- Niệm xong, phát nguyện vắng tắt cầu sanh Tây phương Cực Lạc.- Nếu có thờ Phật, nên thắp hương cúng Phật xong, đối trước Phật mà niệm. Khi vàovà lui ra phải lễ Phật ba lạy.- Chỉ nên niệm mười hơi, vượt quá mười hơi, dễ sanh bệnh.Trên đây là định mức tối thiểu dành cho người mới tu tập (sơ cơ) và người quá bậnrộn. Tiến sâu hơn, hành giả nên tập niệm Phật “thành thói quen chođến trở nên ghiền” (sẽ đề cập ở phần kế tiếp). Ngày ngày chí thành khẩn thiết niệmPhật đều đặn, không thiếu sót (không bỏ sót ngày nào). Cộng thêm trợ hạnh ăn chay(ăn mặn đồng tội với sát sanh là tội cực ác) và phóng sanh (là cực thiện).Hành trì suốt đời như vậy thì chắc chắn vãng sanh Cực Lạc quốc, đúng như lời đứcPhật dạy: “Lánh ác (ăn chay), làm lành (phóng sanh), giữ tâm ý trong sạch (niệmPhật), tam nghiệp thanh tịnh đồng Phật vãng sanh Tây Phương”.---o0o--13- Hỏi: Con cũng muốn niệm Phật cho nhiều, ngặt nỗi loay hoay công việc nhàsuốt ngày, nên không nhớ niệm Phật. Vậy con phải làm sao?Đáp: Nên tập thành thói quen, niệm Phật năm, mười câu trước và sau trong nhữngtrường hợp sau:Ba bữa ăn (sáng, trưa, chiều), khi tắm, đi vệ sinh, sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ,trước khi ra khỏi nhà, sau khi về đến nhà, hay làm những việc gì có tánh cách cố địnhnhư rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.Chỉ cần tập một tuần lễ là quen, càng nhiều cho đến trở thành thói quen càng tốt. Tậpthành “ghiền” niệm Phật càng quý.---o0o--14- Hỏi: Niệm Phật sao cho mau tiến bộ, thưa Thầy?Đáp:1- Cần phải lập định khóa niệm Phật hằng ngày.Ở chùa hoàn cảnh thuận lợi hơn nên dễ lập định khóa. Quý vị là cư sĩ tại gia thì tùyhoàn cảnh sinh hoạt hằng ngày, tùy khả năng sức lực, khả năng hành trì mà lập địnhkhóa thích ứng.Định khóa không nên quá ít (uổng phí thời gian) cũng không nên quá nhiều (khi có,khi không).Chư Tổ dạy: “Định khóa có tiến, nhất định không có thoái. Thà chết chớ không bỏqua định khóa”. Lời dạy quý báu này, xin quý vị ghi nhớ cho!Định khóa niệm Phật có ba phần: Tịnh tọa niệm Phật, Lễ bái niệm Phật và Kinh hànhniệm Phật. Ba phần này, niệm Phật là chánh, tịnh tọa, lễ bái, kinh hành là phụ. Cónghĩa là danh hiệu Phật phải luôn luôn hiện tiền, không bị xen tạp, không bị giánđoạn.2- Phải chuyên tu Chánh hạnh, Chánh định nghiệp, Lão thật niệm Phật (ý trì) hành trìđúng bốn yếu quyết đề cập ở câu đáp 6A.---o0o--15- Hỏi: Tịnh tọa niệm Phật như thế nào?Đáp: - Tịnh tọa niệm Phật: là ngồi mà niệm Phật. Có nhiều cách ngồi:- Toàn già (kiết-già hay gọi là kim cang tọa): gác bàn chân trái lên đùi chân phải, gácbàn chân phải lên đùi bên trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.- Bán già, có hai cách:* Hàng ma tọa: gác bàn chân phải lên đùi trái (như ngài Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát).* Kiết tường tọa: gác bàn chân trái lên đùi phải (như ngài Phổ Hiền Bồ-tát). Tay: haibàn tay để ngửa, bàn tay phải đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng, để nhẹ trên haibàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam-muội Ấn).Lưng, tay, chân đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba bốn lần cho đượcung dung và phải giữ xương sống ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cáinhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.Ngồi đúng cách giúp máu huyết lưu thông điều hòa, không bị tê nhức, thân yên chắcgiúp tâm dễ an định.Hành giả vì lý do bệnh tật, có thể ngồi trên ghế một cách bình thường vẫn được, vìrằng niệm Phật mới là chánh, còn ngồi là phụ.Trong suốt thời gian tịnh tọa phải giữ câu Phật hiệu hiện tiền, nghĩa là niệm Phậtkhông xen tạp, không gián đoạn. Niệm tốt nhất vẫn là ý trì và mặc trì.---o0o--16- Hỏi: Kinh hành niệm Phật như thế nào?Đáp: Kinh hành phải đi theo chiều kim đồng hồ (từ phải sang trái). Kinh hành niệmPhật là vừa đi vừa niệm Phật. Niệm Phật là chánh, đi là phụ. Phải đi để thay đổi vị thếtránh mỏi mệt vì ngồi lâu, không phải đi diễn hành, tâm trụ nơi Phật hiệu chứ khôngphải trụ nơi bước chân.Kinh hành thân quá động, tâm khó an định lắm, nên thời gian dành cho kinh hành ngắnnhất.Suốt thời gian định khóa, bất luận là bao lâu, từ khi bắt đầu thắp nhang, đến khi kếtthúc bằng ba tiếng chuông, phải niệm Phật không cho xen tạp và không gián đoạn,nghĩa là ngoài Thánh hiệu A-di-đà, không có bất cứ cái gì khác như định nghĩa trên.---o0o--17- Hỏi: Lễ bái trì danh như thế nào?Đáp: Lễ bái niệm Phật cũng gọi là lễ bái trì danh. Lạy chậm rãi, khoan thai, đúng cách.Tốt nhất là lạy theo sự hướng dẫn của Pháp sư Đạo Chứng chỉ rõ trong sách “NiệmPhật chuyển hóa tế bào ung thư”.“Lễ Phật một lạy tội diệt Hằng sa”. Lạy càng nhiều càng tốt, nhưng hành giả chuyên tuthì phải ưu tiên giữ câu Phật hiệu hằng hiện tiền (luôn luôn, không xen tạp, khônggián đoạn). “Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng”.Tùy sức, không nên lạy một lần quá nhiều, sẽ bị mỏi mệt, dễ chán nản. Lạy vừa sứcmình, nhiều lần trong ngày vẫn tốt hơn.---o0o--18- Hỏi: Con đi làm ở xí nghiệp về còn phải lo việc nhà, quá bận rộn nên con khôngcó thì giờ để niệm Phật nhiều theo định khóa. Vậy con phải làm sao để được nhậptâm?Đáp: Mục đích của định khóa là giúp cho hành giả tránh lười biếng, giải đãi, tinh tấnhành trì mau thành tựu chí nguyện. Trường hợp liên hữu quá bận rộn thì nên:1- Áp dụng pháp “Thập-niệm” và tập niệm Phật thành thói quen như đã nêu trên câuđáp số mười hai (12A) và mười ba (13A).2- Thực hiện lời dạy của Hám-Sơn đại sư: “Mỗi ngày đem một câu A-di-dà Phật đặtngang ngực, niệm niệm chẳng quên, tâm tâm chẳng mê. Với hết thảy sự đời chẳngnghĩ ngợi gì đến. Chỉ lấy một câu Phật hiệu làm mạng sống chính mình. Cắn chặt hàmrăng quyết chẳng buông bỏ, thậm chí ăn uống, cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, một tiếngniệm Phật này, thời thời hiện tiền.Nếu gặp cảnh giới thuận, nghịch, vui, giận, phiền não, lúc tâm chẳng yên, bèn đemmột tiếng niệm Phật khởi lên, liền thấy phiền não ngay khi ấy bị tiêu diệt. Bởi niệmniệm phiền não là gốc sanh tử. Nay dùng niệm Phật tiêu diệt phiền não, chính là Phậtđộ nỗi khổ sanh tử. Nếu niệm Phật tiêu được phiền não, liền có thể ra khỏi sanh tử,không có pháp gì khác. Nếu niệm Phật đến khi làm chủ được phiền não, thì làm chủđược mộng mị. Nếu trong mộng đã kiểm soát được, thì trong khi bệnh khổ cũng làmchủ được. Nếu đã làm chủ được (bản thân) trong khi bệnh tật, thì lúc mạng lâm chung,liền biết chỗ sanh về.Sự này chẳng khó làm, chỉ cần làm với một niệm sanh tử, tâm khẩn thiết. Chỉ cần dựavào một mình tiếng niệm Phật, không có suy nghĩ gì khác. Lâu ngày thuần thục, tựnhiên được đại an lạc, được đại thọ dụng”.---o0o---19- Hỏi: Con chưa nhập tâm, tham dự nhiều đạo tràng niệm Phật bốn chữ, sáuchữ, âm điệu khác nhau có gì trở ngại không?Đáp: Trên kinh nghiệm thực tế mà nói, huân tập cách nào một cách chuyên nhứt sẽ dễnhập tâm hơn (xin đọc câu đáp 6A).---o0o--20- Hỏi: Con để máy niệm Phật suốt đêm ở phòng ngủ, có tội không Thầy?Đáp: Tinh tấn được vậy càng tốt, đáng khen, không tội lỗi gì cả.---o0o--21- Hỏi: Thường ngày vào định khóa niệm Phật rất hứng thú, nhưng thỉnh thoảnglại cảm thấy niệm Phật một cách lạt lẽo không vô, vậy là sao?Đáp: Trường hợp này nên tự xét coi có phải do:1- Bản tánh biếng nhác, giải đãi khởi dậy, vậy thì hãy cố gắng tinh tấn hơn.2- Sinh lý (thân thể), quá mỏi mệt vì công việc hàng ngày, hoặc tâm lý (tinh thần) bấtan, vì đang lo nghĩ, tính toán, lo sợ một việc gì đó. Vậy thì không nên ép xác, mà nghỉxả hơi cho khỏe khoắn và thanh thản. Sau đó mới tiếp tục hành trì.---o0o--22- Hỏi: Con vừa giải phẫu, quì đứng không được, vậy con ngồi lễ Phật đượckhông, thưa Thầy?Đáp: Được, liên hữu ngồi trước bàn thờ Phật, đem hết lòng thành kính nhìn Phật, lễPhật, nhớ giữ câu Phật hiệu luôn hiện tiền, không để bị gián đoạn.---o0o--23- Hỏi: Con vừa giải phẫu ngồi, quì, đứng không được, chỉ nằm thôi. Con nhớPhật, con niệm Phật mà còn muốn lạy Phật nữa, vậy con phải làm sao, thưa Thầy?Đáp: Xin có mấy điều như sau:a. Tốt lắm, sức khoẻ liên hữu yếu như thế, mà liên hữu nhớ Phật, niệm Phật còn muốnlễ Phật, thật hiếm có, trăm ngàn người chưa có một. Đây là guơng tốt cho hàng Phật tửchúng ta. Tôi thành kính ngợi khen, tán thán đạo tâm của liên hữu, đồng thời nguyệncầu Đức Từ Phụ A-di-đà cùng chư Phật mười phương gia hộ cho liên hữu sớm hồiphục sức khỏe để tinh tấn niệm Phật, vãng sanh Cực Lạc, thành Phật, độ chúng sanhtheo đúng chí nguyện.b. Liên hữu có thể nằm, mắt nhìn Phật, đem hết lòng thành, tưởng như đang lễ Phật, làđược rồi. Đó gọi là dùng tâm lễ Phật, nhớ giữ câu Phật hiệu luôn hiện tiền không bịgián đoạn.---o0o--24- Hỏi: Hôn trầm là gì, phải đối trị cách nào?Đáp: Hôn trầm là tâm mờ mịt như buồn ngủ. Hôn trầm có hai loại:a. Tâm thức tự nhiên lờ mờ, tuy còn biết niệm Phật, nhưng không sáng tỉnh, thỉnhthoảng đầu bị gục. Đây là loại hôn trầm do khí hỏa hư trong người thăng lên, lấn áptinh thần.b. Tâm có vẻ mỏi mệt, khởi niệm gượng gạo, thỉnh thoảng bị ngáp hơi, ngồi lâu muốnngủ. Trạng thái này diễn biến càng lúc càng nhiều. Đây là loại hôn trầm do thiếu hănghái và thiếu tinh tấn.Đối trị: hãy thay đổi vị thế, phương cách, hoặc tốc độ như:-Đang tịnh tọa thì đổi kinh hành hay lễ Phật (đổi vị thế).-Đang niệm thầm thì đổi niệm ra tiếng (đổi phương cách).-Đang niệm thầm hay niệm ra tiếng, nếu không muốn đổi vị thế, và phương cách thìgia tăng tốc độ (niệm nhanh hơn trước, đổi tốc độ).Nam Mô A Di Đà Phật.---o0o--25- Hỏi: Con vọng niệm quá nhiều làm sao diệt trừ, thưa Thầy?Đáp: Vọng niệm do vọng tâm sanh, vọng tâm từ chân tâm biến hiện. Vậy muốn diệtvọng niệm là phải diệt chân tâm, mà chân tâm thường hằng bất biến, bất sanh bất diệtthì làm sao diệt được? Cho nên phải nói là chế phục, hay chuyển hóa mới đúng.Liên tông Thập nhị Tổ dạy: “Chỉ có chư Phật mới vô niệm còn từ Đẳng giác Bồ-tát trởxuống đều hữu niệm”. “Hữu niệm” nghĩa là còn vọng niệm, nhưng vọng niệm của quíNgài vi tế. Phàm phu chúng mình thì vọng niệm thô, và minh xác rằng không một aitránh khỏi (vọng niệm).Liên tông Bát Tổ Liên Trì đại sư dạy: “Vọng niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc”. Vậymuốn hết bệnh phải uống thuốc, muốn trừ vọng niệm phải niệm Phật.Chư Tổ đều nói: “Niệm một câu Phật hiệu, dẹp trừ muôn vọng niệm”.Chư cổ đức cũng dạy: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Nghĩa là phàm phuchúng ta niệm khởi là chuyện dĩ nhiên (không một ai tránh khỏi như đã nói trên), thìcó gì đâu mà phải lo sợ (không cần quan tâm đến nó nữa). Điều đáng lo sợ là chúng tagiác chậm (quên, không nhớ, không niệm Phật) mà thôi.Tóm lại, vọng niệm tự khởi không gì đáng lo sợ (không quan tâm, để ý tới nó nữa),một mực niệm Phật là xong (vọng niệm tự dứt, vì tâm vô nhị dụng). Niệm Phật càngsâu (nhiều) vọng niệm tự thưa bớt dần. Niệm Phật đến Lý nhứt tâm bất loạn thì vọngniệm thô không còn khởi dậy được nữa.---o0o--26- Hỏi: Thầy nói vậy, nhưng ngay lúc miệng con đang niệm Phật, vọng niệm vẫnkhởi dậy?Đáp: Đây là bệnh chung của hành giả Tịnh-độ. Miệng niệm Phật lâu ngày thành thóiquen, miệng cứ niệm Phật (theo thói quen) mà tâm ý tự do rong ruổi đông tây, khôngcó niệm Phật, nên vọng niệm mới khởi dậy.Trường hợp này gọi là hữu khẩu vô tâm. Tổ Đức Nhuận nói: “Niệm Phật như vậy (hữukhẩu vô tâm) thét cho bể cuống họng cũng vô ích”. Bởi vậy cho nên lắm người niệmPhật đến nay đã mấy chục năm rồi mà vẫn trơ trơ, không thấy có lợi ích gì cả, đôi khicòn tăng thêm phiền não. Hoà-thượng Trí Tịnh dạy: “Niệm Phật phải niệm rành rẽ, rõràng. Rành rẽ tức là từng tiếng, từng câukhông có lộn lạo. Rõ ràng nghĩa là hễ niệm Nam là rõ tiếng Nam, Mô rõ tiếng Mô, Arõ tiếng A, cho đến Phật thì rõ tiếng Phật không có trại giọng (không thêm, không bớtdấu sắc, dấu huyền gì cả). Tiếng niệm Phật cùng với cái tâm của mình phải hiệp khắnnhau.Nghĩa là cái tâm phải duyên theo tiếng, cái tiếng phải nằm trong cái tâm. Tâm tiếngphải là một. Hay nói tiếng ở đâu tâm phải ở đó. Tiếng niệm Phật, tâm phải ở câu Phậthiệu. Được vậy khi niệm Phật nhất định không có vọng niệm. Vì tâm vô nhị dụng (tâmmột lúc không thể làm hai việc). Tâm đang niệm Phật thì đâu có thể niệm gì khác.---o0o--27- Hỏi: Con đã thực hành như vậy mà vọng niệm vẫn khởi lên liên tục, con cốgắng lắm nhưng đè nó không được. Vậy phải làm sao, thưa Thầy?Đáp: Chư Tổ cũng dạy: “vọng niệm là nghiệp”. Vậy liên hữu cần thực hành haiphương cách sau:a. Hằng ngày thường lễ Phật A-di-đà (Di đà sám) để sám trừ nghiệp chướng.b. Thực hành pháp “Sổ châu trì danh”. Phương pháp này còn gọi là lần chuỗi niệmPhật. Tay lần một hạt chuỗi, miệng niệm một câu danh hiệu Phật. Sau quen rồi, miệngniệm hai, ba câu tăng dần lên cho đến mười câu lần một hạt chuỗi. Cách này giúp cộttâm ý vào hạt chuỗi, tâm ý lo nhớ lần chuỗi, nên không khởi vọng niệm. Cách này cầnghi số mỗi thời, mỗi ngày bao nhiêu câu. Lấy con số này làm định mức để mỗi thời,mỗi ngày phải cố gắng niệm cho đủ định số, tránh được bệnh lười biếng giải đãi.Nhưng cần nhớ rằng, đừng vì muốn đủ số mà hấp tấp vội vàng, niệm lấy có, niệm chođủ số, mà cần phải niệm rành rẽ, rõ ràng như đã nói trước đây. Người xưa nói: “Đa hưbất như thiểu thật”, nghĩa là nhiều mà hư rỗng, không bằng ít mà chắc thật. Cách nàyđược Liên tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư tán thán là hiệu quả cao, nếu niệm đúng cách,đúng mức, cùng cực sẽ được “nhập tâm”.---o0o--28- Hỏi: Con lần chuỗi niệm Phật cả chục năm rồi, thế mà vọng niệm vẫn tuôn tràokhông dứt, là sao thưa Thầy?Đáp: Vì không khéo nhiếp tâm, miệng niệm Phật, tay lần chuỗi lâu ngày thành thóiquen, không cần dụng ý nữa, nên ý tự do phóng túng, rong ruổi đông tây. Vọng niệmthừa cơ hội này khởi dậy.Vậy, nên hành pháp “Thập-niệm ký-số”, pháp này giúp nhiếp tâm cao hơn. Liên tôngThập tam Tổ Ấn Quang đại sư đã dạy trong quyển “Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục”như sau: “Niệm từng câu, đếm số từng câu từ một đến mười. Xong, đếm lại từ một…”.Ví dụ: A-di-đà Phật một, A-di-đà Phật hai, A-di-đà Phật ba…(đếm đến mười rồi trở lạiđếm một, hai, ba…). Trường hợp đếm nửa chừng bị lầm lẫn số, nếu chưa đến mười thìbỏ, khởi đếm lại từ đầu.---o0o--29- Hỏi: Con thực hành pháp Thập niệm ký số, ban đầu có kết quả tốt, thời giansau vọng niệm vẫn dậy khởi, nhưng ít hơn trước. Vậy là sao thưa Thầy?Đáp: Ban đầu liên hữu chú ý, cột tâm ý vào danh hiệu Phật và cố nhớ để đếm khôngcho lộn số. Được vậy, vọng niệm không khởi lên được (Tâm vô nhị dụng). Nhưng khitập lâu thành thói quen (tập khí) miệng tự động niệm và đếm số, không cần chú tâm,tâm lại rong ruổi, khởi vọng niệm nữa. Còn có cách thứ hai, đếm số từ một đến mườirồi đếm ngược lại từ mười đến một. Đếm nửa chừng lộn số thì phải bỏ, đếm lại từ đầu.---o0o--30- Hỏi: Hành pháp Thập niệm ký số, đếm xuôi rồi đếm ngược nói trên có kết quảtốt, nhưng thời gian sau vọng niệm vẫn dậy khởi là sao, thưa Thầy?Đáp: Vì ban đầu nhiếp tâm được nên không vọng niệm. Sau thành thói quen (tập khí)như nói lần trước, miệng tự động niệm và đếm số xuôi ngược, không cần chú tâm nữa,nên tâm rong ruổi khắp nơi, vọng niệm dậy khởi. Có cách thứ ba: mở máy niệm Phật,nhịp độ vừa phải không quá chậm, lắng lòng nghe và niệm theo từng chữ, từng câu,một cách rành rẽ, rõ ràng, sẽ dứt bặt vọng niệm.---o0o--31- Hỏi: Cách thứ ba rất tốt nhưng rất tiếc là chỉ niệm được chừng bốn mươi phúthoặc sáu mươi phút là mõi mệt. Khi đó niệm theo không nổi thì vọng niệm lại táikhởi dậy. Vậy con phải làm sao, thưa Thầy?Đáp: Có cách thứ tư, tự làm hay nhờ bạn làm giúp, hoặc tôi sẽ làm cho một CDthường hoặc CD-MP3 giọng niệm của liên hữu. Niệm một câu ngưng một chút, niệmcâu thứ hai ngưng một chút, tiếp niệm câu thứ ba…. nghĩa là niệm không liên tục cógián đoạn. Mở máy, bình tĩnh, lắng lòng nghe máy niệm. Máy ngưng niệm, mìnhniệm, khi máy niệm mình lắng lòng nghe. Luân phiên niệm như vậy mình đủ sức niệmhai, ba, bốn, năm giờ liên tục mà không mệt mỏi.Ban đầu máy niệm một câu, mình niệm một câu, sau quen dần, máy niệm một câu,mình niệm hai, ba câu. Tập niệm từ thấp lên cao dần dần như sau: ban đầu mình niệmlớn tiếng (cao thanh trì), khi quen, chuyển niệm nhỏ tiếng (đê thanh trì), khá quenchuyển niệm thầm có nhép môi (kim cang trì), xong tiến lên niệm thầm không nhépmôi (mặc trì), cuối cùng tiến đến niệm bằng ý (ý trì).Nên viết lớn, đậm nét bốn chữ A Di Đà Phật (hoặc sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật)trên tờ giấy như sau:A DI ĐÀPHẬTĐể Thánh hiệu này trước mặt (vừa tầm mắt), mắt nhìn bốn chữ A Di Đà Phật trongsuốt thời gian nghe máy niệm và mình niệm, mục đích là nhiếp nhãn căn (nhìn thánhhiệu để không nhìn cái gì khác, đơn giản vậy thôi). Không cần phải tập trung tư tưởngđể chú ý quán sát bốn chữ này (nếu chú ý quan sát là lạc vào quán tưởng rồi).Lưu ý: Tiếng máy niệm và tiếng mình niệm phải liên tục như giòng nước chảy, khôngcó kẽ hở (vì có kẽ hở thì vọng niệm sẽ dậy khởi).Không bắt buộc phải ngồi trước bàn thờ Phật, phải ngồi kiết già hay bán già, mà nênngồi thoải mái trên ghế, để có thể ngồi năm giờ liền không mệt mỏi.Mặt khác, ban đêm ngủ, hoặc đang làm việc gì khác, (ngoài thời khóa) nên để máyniệm Phật suốt thời gian. Trường hợp này tiếng niệm Phật (của máy) phải liên tục,không gián đoạn.Thực hiện được như vậy, thân, khẩu, ý niệm Phật năm giờ liên tục mà không có vọngniệm, là đắc “chỉ” của Thiền, là đắc “tịnh” của Tịnh Độ, huân tập nhiều lần như vậy,thì làm sao mà không nhập tâm được chứ?Tám vị nhập Phật thất tại tu viện Tịnh Luật áp dụng cách niệm Phật này mà đượcnhập tâm trong vòng bảy ngày hành trì (nêu trong câu đáp 6A).Cách niệm Phật theo máy.Hát cd niệm Phật có gián đoạn và thực tập như sau:1- Bình tĩnh, lắng lòng nghe máy hát (niệm) một câu, máy ngưng, mình niệm một câu;máy hát câu kế tiếp, máy ngưng, mình niệm một câu nữa. Máy và mình luân phiênniệm như vậy thời gian ngắn vài ba phút hay dài hơn tùy người.2- Khi niệm như vậy quen rồi, thì khi nghe máy hát (niệm) đến chữ đà thì mình bắtđầu niệm A-di-đà Phật. Như vậy để khi máy hát chữ Phật là mình đã niệm chữ A, mụcđích là hai chữ Phật và chữ A nối liền nhau không có kẽ hở.3- Mình niệm sao cho chữ Phật của mình cũng nối liền với chữ A của máy, nghĩa làcũng không có kẽ hở.Chú ý: khi niệm quen rồi, mình linh động niệm ngắn hơn hay dài hơn bình thường mộtchút để câu Phật hiệu mà mình niệm không có kẽ hở đầu và cuối câu.4- Các câu Niệm Phật của mình và máy nối liền nhau không có kẽ hở thì vọng niệmkhông khởi dậy được (Tâm vô nhị dụng nghĩa là Tâm một lúc không thể làm hai việc.Tâm bận niệm Phật thì tuyệt đối không có niệm gì khác, không có vọng niệm). Nhờvậy nên có thể niệm năm giờ liên tục, mà không có một vọng niệm nào cả. Đây là yếutố đưa đến Nhập tâm.5- Khi máy và mình niệm Phật, lỗ tai lắng nghe, miệng niệm hoặc ý niệm (ý trì), ýtheo dõi tiếng niệm này. Đây là nhiếp nhĩ căn, thiệt căn và ý căn.6- Khi máy niệm và mình niệm, mắt nhìn vào bốn chữ A Di Đà Phật để trước mặt, đâylà nhiếp nhãn căn vào Phật hiệu. (Nhớ là nhìn chứ không phải quán).7- Thân ngồi ngay ngắn chỉnh tề đây là nhiếp thân căn vào cảnh giới Phật.8- Mũi ngữi mùi hương cúng Phật đây là nhiếp tỷ căn vào cảnh giới Phật.9- Thực hiện được như vậy là đã nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm nối tiếp, theo đúnglời chỉ dạy trong Kinh Lăng Nghiêm, thì làm sao mà không nhập tâm được chứ?10- Hành giả nên đọc kỹ, cố gắng tập sẽ quen dần, có gì không rõ hãy điện thoại chotôi, để được góp ý thêm.Quyết định phải thành tựu Tịnh nghiệp,Vãng sanh Cực Lạc,Thành Phật, Độ chúng sanh.---o0o---
Tài liệu liên quan
- Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp
- 166
- 461
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (2)
- 7
- 332
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (3)
- 7
- 296
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (4)
- 7
- 239
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (5)
- 7
- 297
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (6)
- 7
- 258
- 0
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (7)
- 6
- 368
- 1
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (8)
- 6
- 344
- 1
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (9)
- 6
- 336
- 1
- ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính phần thực hành kèm đáp án mã (10)
- 6
- 295
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.02 MB - 163 trang) - TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP - Thích Minh Tuệ Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tịnh độ Thực Hành Vấn đáp
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thư Viện Hoa Sen
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Chuyên Đề
-
(PHẦN 1/5) TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP, CÂU HỎI - YouTube
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Tu Viện Quảng Đức
-
Tịnh độ Thực Hành Vấn đáp - Rộng Mở Tâm Hồn
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ, 166 Trang
-
TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP By Thu Vien Hoa Sen - Issuu
-
Phật Học Vấn đáp - Phần Một - Tịnh độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam
-
Tịnh đỘ Thực Hành VấN ĐÁp Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn ...
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Sách Nói - Pháp Thí Hội
-
Vấn Đáp Tịnh Độ 29 - Diễn Đàn Phật Pháp
-
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ - Kinh Phật