Tính Không Là Gì? “Sắc Sắc Không Không” Nghĩa Là Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
VẤN: Con nghe mọi người thường hay nói đạo Phật là ở tánh Không và tính Không? Vậy tánh Không là gì và tính Không là gì? Có người nói Phật giáo là “sắc sắc không không, không không sắc sắc”. Vậy câu này có nghĩa là gì và con nên tu như thế nào ạ?
ĐÁP
Tánh Không và tính Không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh Không” do người miền Nam thuyết giảng biên soạn còn “Tính Không” do người miền Bắc thuyết giảng biên soạn. Cả hai có ý nghĩa:
1. Nói đến tính chân như thực tướng của các pháp. Ví dụ: Người Phật tử không khởi tâm sát sanh, nên không khởi tâm giữ giới sát sanh, đó mới chính là giữ giới sát sanh.
2. Các pháp là hư huyễn, không thật có. Ví dụ nghe tiếng nhạc bên tai, cùng một lúc nghe tiếng kèn xe, cùng một lúc nghe tiếng nói của bố mẹ v.v... Khi tai nghe cái này thì cái kia diệt, nghe cái kia thì cái nầy phải diệt... nhưng cùng một lúc nghe các tiếng sanh diệt, diệt sanh liên tục đến với ta nên gọi các pháp là hư huyễn.
3. Các pháp vốn không tự tánh mà có: Như nói Phật thị hiện cứu đời là vì có chúng sanh trầm luân nên nói có Phật thị hiện; vả như không có chúng sanh trầm luân thì cũng không có Phật thị hiện cứu đời.
4. Các pháp vốn giả danh do đặt tên mà có: Ví dụ như “ban ngày” đối với “ban đêm”, “sáng” đối với “tối”, “tội” đối với “phước”, do mình đặt tên mà có. Các pháp ngày, đêm, sáng, tối, tội, phước tự nó không có.
5. Hư cấu bởi các duyên hợp mà có, nên không thật: như một tách trà ngon thơm, xuất phát từ người công nhân lấy đất làm cao lanh, người nắn, người vẽ vời, người nung thành 1 cái tách; người chế trà, người pha trà, rót trà... cộng lại thành “tách trà ngon thơm”. Tách trà thơm ngon do các duyên mà có, chứ tự nó không thật có.
Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “...Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị...”.
“Sắc sắc, không không”, nghĩa là cũng có đó rồicũng không đó, tuy có mà không. Trong quá trình pháp giới duyên khởi, thân tâm ta tuy có mà không; các pháp thế gian như gia đình, xã hội, giàu sang, quý phái, nghèo hèn, địa vị, danh vọng, quyền cao, tước trọng, tên tuổi, tiền bạc tuy có nhưng giả, không thật có, thế giới nầy hợp để rồi tan, ánh trăng vũ trụ có khi tròn khi khuyết v.v... Người tu hiểu được lý nầy thì không còn tham sân si. Ví dụ: Khi ta đang có niệm buồn (sắc), có người đến an ủi, tức là niệm vui đến, niệm buồn vụt tắt (không), buồn tuy có nhưng nó nào có thật đâu. Trong một niệm của ta có 4.900.000.000 lần sanh diệt (trích Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần), sinh là có, diệt là không,quá trình sinh diệt đó gọi là mộng huyễn, mộng ảo, giấc mộng, phù du, ảo giác, cuộc đời chẳng có chi bền chắc. Quán chiếu như thế thì cuộc đời của ta không còn bị tung hứng theo thế sự buồn vui nữa.
“Không không, sắc sắc”, các pháp vốn không (chânkhông), nhưng không phải là không có (diệu hữu). Tự tánh các pháp vốn không sanh không diệt (tự tính chơn như), các pháp có sanh thì có diệt và có diệt thì có sanh (mộng huyễn). Với nhãn quan này các bậc đại tổ sư như Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng đã từng chứng đắc.
Tâm Phật vốn chơn như nên nhìn các pháp bất sanh, bất diệt không còn gì phải có tu, có chứng, có đắc (chơn không). Tâm chúng sanh là tâm sanh diệt, nên khi tu hành thấy các pháp như mộng huyễn, bào ảnh, như lộ, như điện mà chứng đắc nên thấy có tu, có chứng, có đắc(diệu hữu). Quán chiếu như thế mà tu hành.
Câu hỏi: Nên Tu Pháp Môn Gì Khi Mới Bước Vào Cửa Phật?
VẤN: Con là một người mới vừa bước chân vào cửa đạo và con cũng chưa quy y Tam Bảo. Từ nhỏ con chẳng biết do duyên gì mà mỗi khi có chuyện, con nghe lời bà, thường niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và thấy lòng thanh thản. Càng lớn con càng có cơ duyên và thích được đến chùa cũng như học hỏi về Phật pháp. Tuy nhiên, giữa mênh mông sách vở, kinh điển, con ôm vào đọc quá nhiều và con cảm thấy loạn động. Con không có thầy tổ chỉ dạy tu hành và cũng không biết là sẽ nên tu tập như thế nào? Con thích tụng kinh sám hối và thế là mỗi buổi tối mang kinh ra tụng. Vậy con nên bắt đầu từ đâu, tu hành như thế nào, làm gì, vì giờ đây con rất hoang mang sợ mình đi lạc lối.
ĐÁP
Chưa quy y Tam Bảo mà nghe hay biết niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát tức là căn lành lớn sâu rộng. Căn lành lớn là do nhiều duyên kết tập trong sự tu hành, tuy thân còn ở thế gian, nhưng duyên Phật pháp lúc nào cũng gần gũi, mọi việc đến với Phật tử đều là Phật pháp. Căn lành sâu, là vừa nghe giáo pháp Phật là khởi tâm tín niệm tôn kính, phát tâm tu tập, không nghi ngờ và không lui sụt bồ đề tâm.
Có duyên với tu Thiền thì tu Thiền, có duyên với Tịnh Độ thì tu Tịnh Độ, không có gì phải hoang mang. Tam tạng kinh điển là phương tiện thuyết giáo độ đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, không có Kinh Luật Luận thì chúng ta không có phương hướng tu tập. Tuy nhiên, khi phát tâm tu hành cần phải chọn một pháp môn thuận lợi nhất, tâm bất an thì tu Thiền, thân bất an thì tu Tịnh Độ. Tâm bất an thì
quán chiếu các pháp giai không, thân bất an thì quán niệm Phật cho thanh tịnh, đàng nào thì cũng là thuốc đặc chủng “a dà đà” phổ trị bệnh chúng sanh, không cao không thấp, không dở không hay, không phải không quấy... Phật tử nên tu tập như thế này cho đúng:
* NGHIÊN CỨU KINH SÁCH:
Nghiên tầm kinh điển thì cứ nghiên tầm, đến khi hạ thủ công phu thì nên chọn pháp tu cho phù hợp. Trường hợp của Phật tử do căn lành lớn và sâu với pháp niệm Phật, mỗi đêm nên phát tâm niệm Phật hay trì kinh bái sám.
* NIỆM PHẬT:
Mỗi đêm vào lúc 20 giờ hay 22 giờ đều có thời niệm Phật, mỗi thời niệm 20 phút. Liên hữu mặc áo tràng chỉnh tề, dâng hương, cúng nước cho Tam Bảo, khi vào chánh điện điểm 6 tiếng chuông (nếu có), xá Phật 3 xá, quay ra phía sau xá Hộ pháp Long thiên 3 xá, quay trở lại quỳ lạy Phật 3 lạy (nhớ quay lưng theo chiều kim đồng hồ), tiếp niệm bài:
Cúi đầu đảnh lễ Phật phương Tây
Đạo sư tiếp dẫn chúng sanh này
Con nay phát nguyện về Lạc quốc
Xin Phật thương con độ vãng sanh.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật (bắt đầu ngồi niệm Phật...)
Phật tử có thể ngồi bán già hay kiết già cũng được, thẳng lưng, hai bàn tay hiệp chưởng trước ngực, hai ngón tay cái chéo vào nhau (biểu tượng của tín tâm không lui sụt), đôi mắt ngó ngay chóp mũi (tức là mở 1/3). Khôngnên khép kín đôi mắt, vì khép kín thì hay ngủ gật, không nên mở to, vì mở to ý sẽ tán loạn...Lần tràng niệm Phật 20 phút – quỳ lên tiếp tục niệm Nam Mô Quan Thế Âm... - Nam Mô Đại Thế Chí...- Nam Mô Địa Tạng vương... - Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng... (mỗi câu 3 lần, niệm theo kinh Nhựt tụng của Phật tử).
Tụng bài hồi hướng – Tam Quy y (lạy 3 lạy rồi lui ra nghỉ ngơi)
Về sám hối thì mỗi nửa tháng mới có tụng kinh sám hối, có thể tụng kinh Sám hối hồng danh Phật, mỗi danh hiệu Phật lạy 1 lạy – đọc bài sám hối ở đầu kinh Pháp Hoa – hay đọc 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, mỗi nguyện lạy 1 lạy là đủ rồi.
Có người hỏi: Con niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát được không?
Xin trả lời: Niệm danh hiệu Quan Thế Âm hay các danh hiệu Bồ Tát khác cũng được, nhưng phải chí tâm chánh niệm là được rồi.
Hành giả tu niệm Phật, chí tâm chánh niệm thì thiên ma cũng không quấy phá được, huống gì người phàm phu châm biếm...
* TRÌ KINH BÁI SÁM:
Đã là liên hữu thì khi phát tâm tụng kinh Đại Thừa, như kinh Pháp Hoa, kinh Đại Niết Bàn, kinh Ma Ha Bát Nhã... cần phải khai khóa lễ cho nghiêm túc, nhưng khai kinh vào những thời điểm mùa tuyết rơi, mùa mưa thì mới
tụng kinh liên tục cho đến khi huờn kinh, hồi hướng công đức được. Kkhông nên khai khóa lễ vào các mùa lễ hội, sinh hoạt xã hi rộ lên đồng đều vì lúc bấy giờ các gia đình Phật tử phải giao lưu làm việc với xã hội, không tụng kinh đều đặn được.
* LẠY PHẬT:
Phật tử không có phương tiện thời gian tụng kinh, niệm Phật thì lạy Phật, mỗi đêm nên phát tâm đọc 12 danh hiệu Phật A Di Đà (trong kinh Nhựt tụng, sau phẩm kinh A Di Đà), mỗi câu lạy 1 lạy, bao nhiêu đấy thôicũng là cách tu tập đúng.
Đối với người đi làm thì mỗi buổi sáng trước khi ra đường nên đến trước bàn Phật niệm mười câu danh hiệu Phật (mỗi hơi không biết bao nhiêu niệm, nhưng cũng gọi là 1 câu danh hiệu Phật).
Câu hỏi: Phật Tử Quy Y Tam Bảo Có Được Lạy Thờ Quỷ Thần, Thổ Địa, Ông Táo, Thần Tài, Ngọc Hoàng Không?
VẤN: Kính thưa sư, con đọc trong kinh có quy tắc: Đã quy y Tam Bảo thì không được quỳ lạy quỷ thần, gốc cây, bờ sông, ông Táo, ông Địa, miễu, đình. Con cảm thấy hoang mang vì trước nay ông bà và gia đình con đều có thờ và lạy: Miễu Bà, ông Táo, ông Địa, ông Quan Thánh, mẹ sanh mẹ độ, Đình, bàn thiên, bàn thờ ngài Ngọc Hoàng, Cửu Huyền Thất Tổ ...
Quy tắc đó chỉ bắt buộc đối với người xuất gia hay cả tại gia cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt? Nếu ông bà cha mẹ con đã thờ nhiều đời nhiều năm như thế, con không thể thay đổi, thì đối với những vị này, con vẫn thắp nhang và xá có được không? Và như con thấy không chỉ đình, miễu mà trong chùa cũng có để các tượng thần tượng thánh để mọi người chiêm bái lễ lạy thì với những Phật tử kiến thức còn hạn hẹp như con làm sao phận biệt được vị nào được lễ lạy, vị nào không? Đối với vấn đề này con cần làm thế nào cho đúng, xin Sư hoan hỷ chỉ dạy giúp con. Con chân thành cảm ơn Sư.
ĐÁP
Nói về tín ngưỡng, trước nhất chúng ta tìm hiểu về tín ngưỡng: Là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ: tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
Làm người sống trên hành tinh trái đất, tuy được hưởng phú quý vinh hoa, nhưng vẫn không tự tin về sự hỗ tương trong cộng đồng con người. Vì sự hỗ tương trong cộng đồng đa phần chú trọng về vật chất, hư danh, tiền bạc, địa vị, chức quyền, hơn thua, phải quấy, rồi sự già sự chết đã đến, không còn kịp thời giải quyết cho vấn đề tâm linh.
Do vậy, ngoài sự tìm kiếm về vật chất để phụng sự cho
Từ khóa » Cuộc đời Sắc Sắc Không Không Là Gì
-
Sắc Sắc Không Không - VnExpress Giải Trí
-
Sắc Sắc Không Không Nghĩa Là Gì? - Phật Giáo
-
Sắc Sắc Không Không Có Nghĩa Là Gì? - Gia Đình Mới
-
Cuộc đời Sắc Sắc Không Không, Trăm Năm Còn Lại Tấm Lòng Mà Thôi.
-
Cuộc đời Sắc Sắc Không Không Nghĩa Là Gì - Học Tốt
-
Sắc Sắc Không Không Theo Giáo Lý Nhà Phật - Sống Đẹp
-
Cuộc đời Sắc Sắc Không Không Thôi Thì... - Du Lịch Sóng Xanh
-
Sắc Sắc Không Không Là Gì - Blog Anh Hùng
-
CUỘC ĐỜI SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG - Bài Viết Của Cư Sĩ Minh Mẫn
-
Sắc Không, Không Sắc - Bạch Hạc
-
Tản Mạn Chuyện Sắc Không | Giác Ngộ Online
-
“Sắc Sắc, Không Không” - Binh Phuoc, Tin Tuc Binh ... - Báo Bình Phước
-
Cuộc Đời Sắc Sắc Không Không Không, Sắc Sắc Không Không
-
Bài 20 – Sắc Sắc Không Không Trong đạo Phật - Chay Mộc