Tính Nhân Dân Và Tính Dân Tộc Là Gì - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam.Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung vận mệnh lịch sử, từ lâu đời đã sớm có ý thức gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia dân tộc bền vững và thống nhất.
Nội dung chính Show- 1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
- 2. Biểu hiện của tính dân tộc
- 3. Tính dân tộc và Đại đoàn kết dân tộc?
- 4. Vài nét về tính dân tộc trong văn học Việt Nam
- Video liên quan
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, xem đó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành phải phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cả dân tộc; là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chính sách đại đoàn kết và bình đẳng dân tộc, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tất cả các dân tộc.
Hiến pháp năm 2013 – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta đã hiến định sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Theo đó, tại Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc được khẳng định trong thực tiễn; quyền và nghĩa vụ công dân cũng như đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo, không ngừng được nâng lên.
Bên cạnh Điều 5 Hiến pháp 2013 được xác định là định hướng cho, chính sách dân tộc, lĩnh vực dân tộc; công tác dân tộc còn được quy định cụ thể trong các điều luật khác của Hiến pháp 2013, cụ thể như: Tại Điều 42 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”; Điều 58 quy định:“…Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số....”; Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”; Điều 61: “…Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn…”. Điều 75 Hiến pháp 2013 quy định: “…Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc…”.
Như vậy, có thể nói việc tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và tham gia bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc trong Hiến pháp 2013 có ý nghĩa chính trị sâu sắc vì sự khẳng định đó rất thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số hân hoan đón nhận với niềm tự hào và càng thấy được trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, góp phần động viên toàn dân thực hiện Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp.
Để thể hiện tinh thần của Hiến pháp 2013 về công tác dân tộc, nhiều văn bản Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Di sản văn hóa… đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 và đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc.
Chẳng hạn, trong Bộ Luật Dân sự hiện hành, một trong những nguyên tắc của Luật Dân sự là nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tại Điều 7 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Hay tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền xác định, xác định lại dân tộc: “Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ…”. Luật Di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh chính sách dân tộc, Điều 17 Luật này khẳng định: “Nhà nước tôn trọng, khuyến khích các dân tộc thiểu số giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 133 Hiến pháp 2013 quy định: "Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà án". Bộ Luật Tố tụng hình sự đã cụ thể hóa quy định trên của Luật Hiến pháp và là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Theo đó, tại Điều 29 Bộ Luật tố tụng hình sự đã quy định "Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch".
Mặc dù mọi hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bằng tiếng Việt, nhưng để bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số thì cả Hiến pháp và Bộ Luật tố tụng hình sự đều cho phép người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng không biết tiếng Việt được tham gia vào các hoạt động tố tụng và phát biểu trong phiên toà bằng tiếng dân tộc của mình thông qua phiên dịch. Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự cũng chính là thực hiện những quy định bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và Toà án. Bởi lẽ, việc để người dân tộc thiểu số, được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình tham gia tố tụng hình sự chính là điều kiện để họ có thể biểu đạt được hết những suy nghĩ, biện minh cho hành vi vi phạm của mình và cũng là điều kiện để cơ quan và người tiến hành tố tụng có căn cứ xác định được sự thật khách quan của vụ án, từ đó áp dụng pháp luật một cách chính xác nhất trong việc giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Đặc biệt, tại Điều 116 Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định Tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, Điểm b khoản 1 Điều này quy định “Người nào có hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”. Việc quy định tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật Hình sự Việt Nam đã thể hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa còn là công cụ quan trọng đấu tranh với những biểu hiện phân biệt, kỳ thị dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Tóm lại, đại đoàn kết dân tộc là tất yếu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài giành độc lập dân tộc đầy hy sinh, gian khổ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước ban hành phải điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các dân tộc Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa và truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không mâu thuẫn với lợi ích chung của toàn dân tộc, đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc./.
ThS. Huỳnh Cầm – Giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật
Câu hỏi: Tính dân tộc là gì?
Trả lời:
Tính dân tộc là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khắng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềTính dân tộcđể làm rõ câu hỏi trên nhé!
1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.Tính cách dân tộc là “những nét phẩm chất lặp đi lặp lại tạo thành bộ mặt tinh thần của dân tộc”.
Tính dân tộc là một phẩm chất bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc có cách sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành.
2. Biểu hiện của tính dân tộc
a. Trong nội dung
- Ca ngợi truyền thống dân tộc, đặc điểm của tâm hồn, cốt cách của dân tộc.
- Bức tranh thiên nhiên các dân tộc, các địa danh.
- Ca ngợi những người con ưu tú của dân tộc.
- Đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc.
b. Trong nghệ thuật
- Thể thơ lục bát thuần thúy của dân tộc.
- Biện pháp tu từ quen thuộc.
- Câu từ quen thuộc.
- Giọng điệu quen thuộc.
3. Tính dân tộc và Đại đoàn kết dân tộc?
Dân tộc là gìvà đại đoàn kết dân tộc là những yếu tố làm nên sự thành công của cách mạng, và cho đến tận ngày hôm nay thì đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân vẫn luôn đúng.
Chúng ta đều là 54 anh em dân tộc, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, khi đất nước có vấn đề phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ sự hòa bình nước nhà.
4. Vài nét về tính dân tộc trong văn học Việt Nam
Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác đều là sản phẩm tinh thần của một cá nhân nghệ sĩ. Mà cá nhân người nghệ sĩ đó lại thuộc về một cộng đồng, một dân tộc nhất định. Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều mang dấu ấn riêng về văn hóa, phong tục tập quán hay tâm lí, tính cách đặc trưng của dân tộc mình. Vậy tính dân tộc có thể được xem như là một thuộc tính xã hội của văn học, là một “ thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo” ( Bielinxki)
Tính dân tộc có thể được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ chính trị trải qua một thời kì lịch sử lâu dài. Tính dân tộc không bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể hiện của tác phẩm. Nhà văn không phải cứ chăm chú miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên hay kể về những tên đất, tên làng gắn liền với dân tộc mình đang sinh sống thì tác phẩm mới có tính dân tộc. Đọc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng ta thấy trong tác phẩm xuất hiện nhiều địa danh, nhân vật, kể cả cốt truyện đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong những trang Kiều.
Rõ ràng một tác phẩm có tính dân tộc là tác phẩm thể hiện được “tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời” (1, 103).Tính cách dân tộc là “những nét phẩm chất lặp đi lặp lại tạo thành bộ mặt tinh thần của dân tộc” (1, 104). Chẳng hạn, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều có chung một nét tính cách phổ biến là chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu thương và thủy chung, son sắt. Tính cách đó đã hình thành từ thời xa xưa, được lưu giữ qua truyền thuyết, truyền tụng trong nhiều bài ca dao và truyện kể khác.
Đến thời kì văn học trung đại ta bắt gặp tính cách ấy trong hình tượng nàng Kiều – một người con gái rất mực xinh đẹp, tài hoa. Mặc dù đang sống trong cảnh “ êm đềm trướng rũ màn che” nhưng khi gia đình gặp cơn nguy biến, Kiều sẵn lòng hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ của mình với Kim Trọng, hi sinh cả bản thân mình để bán mình cứu cha “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Mười lăm năm lưu lạc với biết bao đau đớn, ê chề, tủi nhục cũng không làm phai nhạt đi những nét tính cách, phẩm chất đáng quí của nàng mà ngược lại chính hoàn cảnh éo le càng làm nổi bật thêm vẻ đẹp tâm hồn đó . Tác giả khắc hoạ một nàng Kiều đầy đủ nhất với tấm lòng trong trắng, thủy chung, giàu đức hi sinh và luôn dành hết nỗi lo lắng, nhớ thương cho những người mà Kiều thương yêu:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm ngàn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hoè đôi chút thơ ngây.
Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai ?
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay?
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Ở đây, ta thấy một nàng Kiều có ý thức thật sự về thân phận, đó là con người dịu dàng mà cương quyết, sẵn sàng hi sinh phẩm giá, mạng sống của mình cho những người thương, cho lẽ phải và lòng tự trọng.
Tính cách ấy của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện cao đẹp nhất trong thời kì văn học hiện đại với hình ảnh chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức, một người phụ nữ “ chỉ sung sướng bằng sự sung sướng của mẹ, cha anh em đồng chí và khi có con chị dành cho con tất cả những gì mình có”, hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phongsẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình cho dân tộc, cho nhân dân:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
(Gửi em cô thanh niên xung phong- Phạm Tiến Duật)
Phải chăng những tính cách, phẩm chất đó là điển hình cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tổng hòa những tính cách tiêu biểu mang đậm cốt cách, truyền thống của con người Việt, dân tộc Việt ?
Tính dân tộc còn thể hiện ở cái nhìn dân tộc đối với thế giới xung quanh, là biểu hiện đầy đủ nhất những cảm nhận của nhà văn, nhà thơ trước không gian, thời gian và các mối quan hệ giữa con người với con người. Đọc thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Khuyến ta nhận ra điệu hồn dân tộc thể hiện qua những trăn trở, nghĩ suy về nhân tình thế thái hay đơn giản chỉ là những rung động, xúc cảm của các nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên. Nguyễn Trãi –một quan đại thần thời nhà Lê đã có lúc từ bỏ chốn quan trường với những bon chen, đố kỵ, để tìm về núi Côn Sơn ở ẩn, sống chan hoà với thiên nhiên cảnh vật:
Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,
Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
(Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi)
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mang tâm trạng thoải mái, thanh thản khi được sống một cuộc đời bình dị, thanh nhàntrong thế giới tự nhiên:
" Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăngiá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Còn với Nguyễn Khuyến, ngườiđược mệnh danh là “ nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” thì bước vào thơ ông ta có cảm tưởng như bước vào một thế giới riêng biệt, thế giới bên trong luỹ tre làng, tách hẳn với thế giới bên ngoài. Trong cái thế giới đó là khung cảnh làng quê với bờ tre bụi trúc, cảnh nước lụt đồng chiêm, bầu trời thu xanh ngắt, ao thu lạnh lẽo, lưng dậu phất phơ màu khói ….. tất cả đều thân thương và nhuốm màu sắc thôn quê Việt Nam. Rõ ràng sự cảm nhận, cái nhìn đối với thế giới xung quanh của các nhà thơ trung đại là biểu hiện đặc trưng cho tính dân tộc của những con người sinh sống ở một nước nông nghiệp trong một chế độ phong kiến kéo dài hàng thế kỉ. Các nhà thơ trung đại suy nghĩ, cảm nhận và chiêm nghiệm về cuộc đời, con người qua cảnh sắc thiên nhiên xung quanh và thiên nhiên là nơi gửi gắm tâm tình, tình cảm, thậm chí thiên nhiên còn trở thành thước đo cho vẻ đẹp của con người.
Bàn về tính dân tộc trong văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu người Nga A.Tôn xtoi đã từng nhận định "Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hương đất đai, trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dường như có hai lần ý nghĩa nghệ thuật… " Quan điểm đó rất đúng bởi vì tác phẩm văn học nghệ thuậtlà sản phẩm riêng của cá nhân nghệ sĩ, nhưng đằng sau mỗi người nghệ sĩ bao giờ cũng mang bóng dáng của dân tộc, giai cấp mà họ đang sống. Vậy nên tinh thần dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo được bảo tồn lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Từ khóa » Tính Dân Tọc Là Gì
-
Tính Dân Tộc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Dân Tộc Trong Văn Học Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
1. Tính Dân Tộc Trong Văn Học Là Gì? - TopLoigiai
-
Tính Dân Tộc Là Gì? Đại đoàn Kết Dân Tộc Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tính Dân Tộc Trong Lịch Sử Là Gì - Xây Nhà
-
Tính Dân Tộc Trong Văn Học
-
Từ điển Tiếng Việt "tính Dân Tộc" - Là Gì?
-
Tính Dân Tộc Là Gì – Wikipedia Tiếng Việt - Khóa Học đấu Thầu
-
[PDF] Tính Dân Tộc Và Tính Hiện đại Trong Văn Học Nghệ Thuật Thời Kỳ đổi Mới
-
Dân Tộc Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Dân Tộc ở Việt Nam
-
Tính Dân Tộc Trong Văn Học - Tạp Chí Cửa Việt
-
Tính Dân Tộc – Wikipedia Tiếng Việt - Blog Hỏi Đáp
-
Tính Dân Tộc Của Nền Văn Hóa được Thể Hiện Như Thế Nào - Hỏi Đáp
-
Dân Tộc Tính :: Suy Ngẫm & Tự Vấn