Tính Thể Tích Khí N2 Và H2 (đktc) Cần để điều Chế được 34g NH3 Nếu ...

Loga.vn
  • Khóa học
  • Trắc nghiệm
  • Bài viết
  • Hỏi đáp
  • Giải BT
  • Tài liệu
  • Games
  • Đăng nhập / Đăng ký
Loga.vn
  • Khóa học
  • Đề thi
  • Phòng thi trực tuyến
  • Đề tạo tự động
  • Bài viết
  • Câu hỏi
  • Hỏi đáp
  • Giải bài tập
  • Tài liệu
  • Games
  • Nạp thẻ
  • Đăng nhập / Đăng ký
user-avatar cohoclen11 5 năm trước

Tính thể tích khí N2 và H2 (đktc) cần để điều chế được 34g NH3 nếu hiệu suất phản ứng là 25%

Loga Hóa Học lớp 12 0 lượt thích 12863 xem 1 trả lời Thích Trả lời Chia sẻ user-avatar hyanhgiang

nNH3 = 2

N2 + 3H2 —> 2NH3

1……….3………….2

nH2 = 1/25% = 4 mol —> V = 89,6 lít

nN2 = 3/25% = 12 mol —> V = 268,8 lít

Vote (0) Phản hồi (0) 5 năm trước user-avatar Xem hướng dẫn giải user-avatar

Các câu hỏi liên quan

Một loại phân đạm ure có độ dinh dưỡng 46,00%. Giả sử tạp chất trong phân chủ yếu là (NH4)2CO3. Phần trăm về khối lượng của ure trong phân đạm này là bao nhiêu?

Hòa tan 1,97 gam hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 1,008 lit khí ở đktc và dung dịch A. Chia A thành 2 phần không bằng nhau.

Phần 1 cho kết tủa hoàn toàn với 1 lượng vừa đủ dung dịch xút, cần 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 0,562 gam chất rắn.

Phần 2 cho phản ứng với NaOH dư rồi tiến hành giống như phần 1 thì thu được chất rắn có khối lượng a gam. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp và giá trị của a.

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng vừa hết 350 ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước. Tính m?

Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lit H2 (đktc). Mặc khác nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, đun nóng thu được 17,27 gam hỗn hợp chất rắn Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X.

Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất tan. Cô cạn dung dịch, thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.

(a) Tìm nồng độ CM của dung dịch X, nồng độ C% của dung dịch Y và công thức của Z.

(b) Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.

Hỗn hợp X gồm các amin no và các hiđrocacbon không no (hiđro chiếm 3/29 khối lượng X, các chất trong X đều mạch hở). Lấy lượng hiđrocacbon có trong 12,76 gam X tác dụng với nước Br2 thì thấy có 76,8 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy a mol X cần dùng 11,76 lít O2 (đktc), thu được CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và N2 là 17,24 gam. Giá trị của a là:

A. 0,08 B. 0,12 C. 0,16 D. 0,2

Cho 18,5 gam hỗn hợp Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml HNO3 thu được 2,24 lít NO duy nhất và dung dịch Z còn lại là 1,46 gam kim loại. a) Tính CM của dung dịch HNO3. b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Z.

Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 a (mol/l) và Na2CO3 0,5a (mol/l), thu được kết tủa X và 400 ml dung dịch Y chứa các muối. Cho từ từ dung dịch HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch Y đến khi bắt đầu thấy khí thoát ra thì đã dùng 200 ml. Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch HCl 0,45M, thu được x mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

A. 0,045 B. 0,093 C. 0,083 D. 0,063

Nguyên tử kẽm có bán kính là r = 1,35.10^−10m, có khối lượng nguyên tử là 65u. a) Tìm khối lượng riêng của nguyên tử kẽm. b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r=2.10^−15m. Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.

Trộn 200 ml dung dịch X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dung dịch Y chứa đồng thời Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dung dịch thu được. (coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).

Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến
2018 © Loga - Không Ngừng Sáng Tạo - Bùng Cháy Đam Mê Loga Team

Từ khóa » Cách Tính Khối Lượng Nh3