TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỌC THEO VẬT LIỆU - KetcauPro

  • Theo mục 7.1.7 TCVN 10304:2014:
    • Tính toán cọc theo cường độ vật liệu cần tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành về kết cấu bê tông cốt thép.
    • Do đó, việc xác định sức chịu tải theo vật liệu của cọc có thể coi như việc xác định khả năng chịu lực của cột chịu nén đúng tâm có liên kết một đầu ngàm và một đầu khớp.

Mục lục

  • 1. Chiều dài tính toán của cọc
  • 2. Độ mảnh của cọc
  • 3. Sức chịu tải cọc theo vật liệu
1. Chiều dài tính toán của cọc
  • Chiều dài tính toán của cọc xác định theo công thức:

\dpi{120} l_{o1}=\upsilon l_{1}

  • Trong đó:
    • ν: Hệ số phụ thuộc liên kết 2 đầu cọc; ν = 0.7 (Liên kết ngàm-khớp)
    • \dpi{120} l_{1}: Chiều dài cọc từ đáy đài đến mặt ngàm trong đất. (mục 7.1.8)

\dpi{120} l_{1}=l_{o}+\frac{2}{\alpha _{\varepsilon }}

    • \dpi{120} l_{o}: Chiều dài đoạn cọc kể từ đáy đài cao tới cao độ san nền.
    • \dpi{120} \alpha _{\varepsilon } : (1/m) Hệ số biến dạng. Xác đinh theo phụ lục A

\dpi{120} \alpha _{\varepsilon }=\sqrt[5]{\frac{kb_{p}}{\gamma _{c}EI}}

    • k : (kN/m^4) Hệ số tỷ lệ, phụ thuộc vào loại đất bao quanh cọc. (Bảng A.1)
    • \dpi{120} \gamma _{c } : Hệ số điều kiện làm việc; cọc độc lập lấy bằng 3.
    • \dpi{120} b_{p} : (m) chiều rộng quy ước của cọc.
      • Cọc có đường kính ≥ 0.8m: \dpi{120} b_{p} = d+1
      • Cọc có đường kính <0.8m: \dpi{120} b_{p} = 1.5d+0.5
      • d: Đường kính (cọc tròn) hoặc cạnh cọc (cọc vuông, chữ nhật)
    • E: Môđun đàn hồi của vật liệu làm cọc.
    • I: Mômen quán tính của tiết diện ngang cọc.
  • Nếu hạ cọc khoan nhồi và cọc ống xuyên qua tầng đất và ngàm vào nền đá với tỷ số:

\frac{2}{\alpha _{\varepsilon }}> h  thì lấy l_{1}= l_{o}+h

    • h là chiều sâu hạ cọc tính từ:
      • mũi cọc tới mặt đất thiết kế đối với móng cọc đài cao (đài có đáy nằmcao hơn mặt đất).
      •  mũi cọc tới đáy đài đối với móng cọc đài thấp (đài có đáy tựa trên mặt đất hay nằm dưới mặt đất).
2. Độ mảnh của cọc
  • Độ mảnh của cọc được xác định như sau:

\dpi{120} \lambda =\frac{l_{o1}}{d}

3. Sức chịu tải cọc theo vật liệu
  • Sực chịu tải cọc theo vật liệu được xác định theo công thức:

\dpi{120} P_{v}=\varphi (\gamma _{cb}\gamma _{cb}^{'}R_{b}A_{b}+R_{s}A_{s})

  • Trong đó:
    • R_{b};A_{b} : Cường độ chịu nén của bê tông; diện tích tiết diện cọc.
    • R_{s};A_{s} : Cường độ chịu kéo của cốt thép; diện tích cốt thép.
    • φ: Hệ số uốn dọc
      • Với \lambda \leq 28:\varphi =1
      • Với 28< \lambda \leqslant 120:\varphi =1,028-0,0000288\lambda ^{2}-0,0016\lambda
    • \gamma _{cb}=0.85: Hệ số kể đến việc đổ bê tông trong khoảng không gian chật hẹp của hố và ống vách. (Mục 7.1.9)
    • \gamma _{cb}^{'} : Hệ số kể đến phương pháp thi công cọc. (Mục 7.1.9)

Từ khóa » Hệ Số Uốn Dọc Của Cọc