Tình Trạng Ly Hôn ở Giới Trẻ Gia Tăng: Đâu Là Nguyên Nhân?
Có thể bạn quan tâm
Kết hôn và ly hôn là hai mặt của một hiện tượng trong đời sống gia đình. Nếu kết hôn là việc hình thành quan hệ hôn nhân giữa 2 người khác giới tính thì ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ đó về mặt pháp lý theo luật Hôn nhân và gia đình. Cho dù có thể một số trường hợp ly hôn là sự "giải thoát" cho những người trong cuộc khỏi sự tù túng trong đời sống hôn nhân thì hệ quả của ly hôn vẫn luôn là gánh nặng với cá nhân và xã hội.
Hình minh họa
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Tân Yên đang là vấn đề đáng báo động cả về số lượng các vụ ly hôn cũng như hậu quả tiêu cực của nó để lại. Nếu như năm 2005 Tòa án nhân dân huyện thụ lý giải quyết 111 vụ án hôn nhân và gia đình thì đến năm 2014 thụ lý giải quyết 313 vụ. Như vậy, chỉ sau 9 năm loại án này đã tăng một cách đột biến (tăng gần 282%). Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ chồng trong độ tuổi 20 - 30, trong đó có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1 - 5 năm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh các cặp đôi không còn con đường nào khác là "ly hôn"?
- Thứ nhất, vợ chồng kết hôn khi còn quá trẻ dẫn đến mâu thuẫn trong lối sống: Các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống gia đình chưa được chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết cần thiết về cách tổ chức cuộc sống cho gia đình mới, quản lý chi tiêu, chăm sóc và nuôi dạy con cái; nhận thức về tình yêu còn hời hợt, nông cạn, thường chỉ thiên về hình thức bề ngoài, yêu theo cảm tính... và rồi trong cuộc sống chung đụng ở gia đình, giữa họ bắt đầu hình thành các mâu thuẫn, đây là yếu tố cơ bản hình thành nguyên nhân "tính tình không hợp nhau" dẫn đến mâu thuẫn.
- Thứ hai, do điều kiện kinh tế gia đình: Các cặp vợ chồng sau khi lập gia đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho cuộc sống riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định, sinh con sớm nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, dẫn đến mâu thuẫn không thể tháo gỡ và kết cục là xin ly hôn.
- Thứ ba, do ngoại tình: Ngoại tình là nguyên nhân ly hôn đang có xu hướng tăng trong các năm qua. Đa số những gia đình có chồng hoặc vợ ngoại tình đều đi đến tan vỡ.
- Thứ tư là vấn đề bạo lực gia đình, cờ bạc, rượu chè: Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có nhiều, song nguyên nhân cơ bản là do lạm dụng rượu bia và các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật, kinh tế khó khăn...
- Thứ năm, do mâu thuẫn trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu:Mẹ chồng và nàng dâu vốn là hai người ở hai thế hệ khác nên sẽ rất khó để dung hòa trong cách sống, lối suy nghĩ, bất đồng quan điểm trong cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ… và một khi mâu thuẫn ngày càng nhiều, người chồng không thể hoá giải được những mâu thuẫn đó cũng sẽ dẫn đến việc ly hôn. Những cặp vợ chồng ly hôn vì nguyên nhân này thường là sống chung với bố mẹ chồng, sau khi kết hôn được vài năm.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới việc ly hôn như: Do sinh con một bề, vợ chồng không có sự cảm thông chia sẻ với nhau, thiếu sự bình đẳng giữa vợ và chồng, không có thời gian quan tâm đến nhau...
Hôn nhân đổ vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng.
Để hạn chế tình trạng ly hôn, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật hôn nhân và gia đình; đặc biệt chú trọng đến truyền thông, giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"...
Các bạn thanh niên trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình. Các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí của mình trong xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng, nhường nhịn nhau, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội./.
Nguyễn Thị Nghĩa - VKS Tân Yên
Từ khóa » Cảm Nhận Về Ly Hôn
-
Điều Kiện để Ly Hôn Và Suy Nghĩ Về Nỗi đau Của Những đứa Con Khi ...
-
"Ly Hôn" - Sóng Ngầm Của Hôn Nhân
-
Cảm Giác Sau Khi Ly Hôn Và Cách Vượt Qua Cho Bạn - Wiki Phununet
-
Những Suy Nghĩ Về Một Bài Viết... :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh
-
Ly Hôn đôi Khi Là Giải Pháp Tốt Nhất - Báo Lao Động
-
Tình Trạng Ly Hôn Gia Tăng - Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục
-
Ly Hôn để… Hạnh Phúc: Hãy Là Phụ Nữ Tích Cực Trước Khi Quyết định ...
-
Ly Hôn đâu Phải Là đường Cùng, đôi Lúc Là Hạnh Phúc
-
Vợ Quyết Tâm Ly Hôn Vì Không Cảm Nhận được Tình Thương Của Chồng.
-
Có Nên Vì Con Mà Chung Sống Với Chồng Thay Vì Ly Hôn?
-
Cảm Nhận Của Con Cái Khi Cha Mẹ Ly Hôn | Tư Vấn Tâm Lý - Tình Yêu
-
Hậu Ly Hôn Và Những Nỗi đau để Lại Cho Con Trẻ
-
Những Vấn đề đặt Ra đối Với Giá Trị Hôn Nhân
-
Phải Trả Lời được 5 Câu Hỏi Này Trước Khi Ly Hôn để Không Hối Tiếc